Hai phim 3D được ra mắt cùng một lúc, cả hai đều thất bại ở phóng vé. Liệu Fright Night (phát hành ở Việt Nam với tựa đề Bóng đêm kinh hoàng) và Conan the Barbarian chỉ là các trường hợp cá biệt hay phải chăng khán giả đã chán các phiên bản làm lại và phim 3D?
Nếu bạn quan tâm đến ngành điện ảnh, chắc hẳn bạn không bỏ qua được
những xu hướng đang thay đổi về việc xem phim trong giới điện ảnh gần
đây. Thật ra cũng khó hiểu được cuối cùng khán giả thực sự muốn gì vì
quan điểm của đám đông bao giờ cũng khó đoán và hay thay đổi.
Vì
thế cũng thật dễ để tỏ ra đa nghi khi nhiều người hâm mộ điện ảnh
phàn nàn về những xu hướng hiện tại – dù họ có đưa ra lý do chính đáng
hay không, vì nhiều khi có nhiều người cũng chỉ đang nhắc vẹt những quan
điểm có vẻ là đang thịnh hành mà không biết họ đang nói gì. Một ví dụ
là hiện giờ, có vẻ “phiên bản làm lại” đã trở thành một khái niệm khá
đáng khinh bỉ trong cộng đồng người xem phim.
Việc các kịch
bản được làm lại không phải là khái niệm cũ (Siskel và Ebert đã từng
phàn nàn về chúng từ những năm 1976) nhưng trong một nền kinh tế toàn
cầu đã trở thành một chiến trường đầy sự bất ổn, Hollywood lại muốn có
được một chút ổn định và chắc chắn trong bối cảnh hỗn loạn bằng cách làm
những phim người xem đã biết đến và đã thành thương hiệu. Lý thuyết của
họ là sự hoài niệm của người hâm mộ sẽ là công cụ tiếp thị tốt nhât cho
bộ phim, dù có vẻ lý thuyết này ngày càng bị thách thức.
Cảnh trong Fright Night
“Phiên bản làm lại” giờ được coi như mà một điều dơ bẩn. Nhiều khi cụm
từ này cũng được dùng không đúng chỗ nhưng thái độ đằng sau câu chữ
nhiều khi lại đáng chú ý hơn. The Girl With The Dragon Tattoo
của David Fincher suốt ngày bị than phiền là “phiên bản làm lại của Mỹ”
nhưng trên thực tế nó không hề là bản làm lại của bộ phim Thụy Điển của
Niels Arden Oplev, mà là một phiên bản chuyển thể hoàn toàn riêng biệt cuốn tiểu thuyết của Steig Larsson. Dù cách tiếp cận của Fincher có vẻ có
nhiều tiềm năng nhưng bộ phim đã bắt đầu mang tiếng xấu chỉ vì nhiều
người cho rằng nó chỉ là “một phiên bản làm lại ngu ngốc khác của
Hollywood”.
Một khái niệm đáng khinh bỉ khác hiện giờ là
“3D”. Đạo diễn James Cameron đã đào khái niệm hình ảnh này ra khỏi nơi
tối tăm của trí óc con người với bộ phim mang tính cách mạng, Avatar.
Ông đã hy vọng (trong một thời gian) là trình độ ông đạt được trong
việc sử dụng hình ảnh sẽ tạo một tiêu chuẩn mới cho các nhà làm phim
Hollywood. Cái chúng ta có được là sự trở lại của những trò phô trương
3D vớ vẩn, như Clash of the Titans, Alice In Wonderland, Green Lantern, với chỉ vài trường hợp ngoại lệ đáng khen, như Transformers 3, Final Destination 5 và chưa có bộ phim nào được cho là một trải nghiệm 3D hoàn hảo 100%.
Có
một vấn đề với các xu hướng thị trường: thật khó biết được khi nào
những người theo xu hướng này thực sự hiểu biết về vấn đề hay chỉ đi
theo đám đông vì đó là vấn đề tiêu biểu trong ngày cần phàn nàn. Dù
nhiều người sẽ nhao nhao phản đối khi bất cứ ai nhắc tới “bản làm lại”
hay “3D” khi nói về phim ảnh, thật khó để biết cuối cùng khán giả sẽ
tránh xa những phim gì và đón nhận những phim gì. Đây sẽ là vấn đề cho
các phim sắp tới như Romancing The Stone, Short Circuit, Dirty
Dancing, Shark Night 3D, Underworld: Awakening 3D, A Very Harold &
Kumar 3D Christmas. Điều lạ lùng là có chê bai, phàn nàn đến mấy
thì những phim kiểu này cuối cùng cũng vấn kiếm được một số tiền lớn đến
muốn cảm thấy kinh tởm (đây gọi là “Hiện tượng đối nghịch
Transformers”).
Nhưng gần đây có hai bộ phim làm lại theo dạng 3D – Fright Night và Conan The Barbarian – có lợi thế là là phim lớn duy nhất trong thời điểm ra mắt và cả hai phim này đã thất bại thảm hại.
Đừng hiểu nhầm, chẳng ai cho rằng cả hai phim này sẽ có được mức doanh thu bom tấn. Fright Night
là bản làm lại của một bộ phim cũng chẳng thành công gì khi ra mắt lần
đầu vào thập kỷ 80 và thường được người ta thuê về xem vào ngày thứ bảy
trời mưa, trong khi Conan The Barbarian phiên bản gốc có doanh
thu tạm được nhưng cũng chỉ được biết đến sau khi Arnold Schwarzenegger
nổi danh. Cả hai không có nhiều sự ảo tưởng về doanh thu lớn để đạt
được. Nhưng hiện giờ cả hai phiên bản làm lại đều có doanh thu đáng xấu
hổ: 8 triệu đôla cho Fright Night (với ngân sách 30 triệu), và Conan thì thu về 16 triệu đôla (với một ngân sách làm phim ngớ ngẩn là 90 triệu). Nói chung: Cả hai phim đều lỗ nặng.
Câu
hỏi hiện giờ là phải chăng khán giả thực sự đang nói lên quan điểm
thật? Phải chăng chúng ta thật sự đang chán những trò đùa 3D ngớ ngẩn và
những phiên bản làm lại nửa vời và đang chứng tỏ sự chán chường đó bằng
cách không mở ví mua vé nữa? Nhiều nhân vật ở Hollywood cũng đã nói
nhiều về vấn đề này, và bạn có thể tự phân tích doanh thu phòng vé để
có kết luận của riêng mình.
Có thể vấn đề là chủ đề phim (ma cà rồng trong Fright Night
là một chủ đề đã mệt nhoài trong những năm gần đây) hay sự thiếu hiệu
quả tiếp thị (cả hai phim chẳng có phim nào có đoạn giới thiệu hấp dẫn).
Nhưng cũng có thể thật sự là khán giả đã chán xem lại những bộ phim đã
xem từ trước (và còn nhớ nhung). Cũng có thể chúng ta chán với việc phải
trả nhiều tiền hơn cho một màn khoe mẽ của 3D không hiệu quả.
Dịch: ©Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Screen Rant