Tin tức

C’est Si Bon là một phim hoài niệm thất bại

16/03/2015

Gần đây, xu hướng hoài niệm thống trị toàn cảnh giải trí từ điện ảnh đến truyền hình và âm nhạc Hàn Quốc.

Song, chuyện lại khác đối với C’est Si Bon do Kim Hyun Seok đạo diễn. Phim làm sống lại nhà hát huyền thoại cùng tên từ những năm 70 và các ca sĩ trình bày những bài dân ca theo phong cách acoustic tại đó lúc bấy giờ.

Kể từ khi phát hành ngày 5/2 ở Hàn Quốc, phim có thể hiện nhạt nhòa, chỉ bán được 1,6 triệu vé, thu về 10 tỉ won (8 triệu USD) và ở vị trí thứ sáu phòng vé.

Được biết phim sẽ hòa vốn khi có ba triệu lượt xem, song mới chỉ đạt nửa mục tiêu sau ba tuần công chiếu.

Nhưng tại sao C’est Si Bon thất bại trong việc lợi dụng xu hướng hoài cổ trong khi Ode To My FatherGangnam Blues là những phim đình đám năm 2014? Ngay cả các bài nhạc pop những năm 1990 cũng là một phần của cơn sốt này do đoạn Saturday, Saturday, Singers từ chương trình Infinite Challenge của MBC.

Thậm chí trước đó, những phim như Architecture 101Sunny đưa khán giả trở về những năm 1990 đã có thể thu hút sự quan tâm của giới trẻ lẫn những người lớn tuổi, đạt doanh số phòng vé có thể xem là thành công.

Giới phê bình nói rằng việc thiếu sót trong cốt truyện C’est Si Bon là yếu tố then chốt làm khán giả chùn bước khi muốn xem phim.

Họ nói rằng mặc dù sự hoài niệm có thể hấp dẫn và tạo nên mối quan tâm ngay đầu phim, đây không thể là động lực chính của bộ phim.

“Khái niệm ban đầu quan trọng, song cốt truyện mới là then chốt,” nhà phê bình văn hóa Ha Jae Keun nói.

“Nếu cốt truyện yếu, ý tưởng hấp dẫn ban đầu bị mất và phim dường như là nhạt,” anh nói thêm, giải thích rằng đó là lý do tại sao phim mở màn ở vị trí đầu nhờ ý tưởng hay, nhưng thất bại trong việc giữ được sức hút qua những lời truyền tai.

Phim có những nhân vật dựa trên người thật, như Song Chang Sik và Yoon Hyung Joo, nổi tiếng là cặp hát dân ca nổi tiếng Twin Folio, nhưng phim chủ yếu xoay quanh chuyện tình của hai nhân vật chính hư cấu, Geun Tae và Ja Young, do Jung Woo và Han Hyo Joo đóng.

Nhà phê bình phim Kang Yoo Jung nói rằng sự lãng mạn không đủ lôi kéo khán giả.

“Khán giả đang xem cuộc tình giữa hai nhân vật. Nhưng không có gì khác hơn nữa,” Kang Yoo Jung nói. “Không có những dòng thoại phức tạp đầy cảm xúc. Khán giả muốn nhiều hơn thế.”

Kang Yoo Jung cho biết thêm khía cạnh hoài cổ là thừa mứa và có vẻ như được sắp đặt quá kỹ, gây trở ngại cho mạch tự nhiên của câu chuyện.

Âm nhạc, được trông đợi là một trong những đặc trưng hay nhất của phim, cũng không được đề cao.

Quả thật những bài hát đình đám của Twin Folio như Wedding Cake and White Handkerchief có thể nghe hay. Song ca sĩ của C’est Si Bon, kể cả Twin Folio, đã làm xôn xao năm 2011 khi họ tái xuất hiện sau một thời gian dài vắng bóng và những bài hát của họ ‘lây lan’ trực tuyến kể từ đó. Vì thế khi âm nhạc của họ một lần nữa được sử dụng làm nhạc chính trong phim, công chúng không còn tò mò nữa.

“Khán giả trông đợi nhiều hơn là các bài hát. Nhưng không có gì nữa. Những bài hát và những gì về C’est Si Bon đã bị khai thác hết,” Kang Yoo Jung nói.

Vì thế, khó mà biết khán giả được nhắm đến là ai.

“Phim là về tình yêu, hầu như thu hút khán giả độ tuổi đôi mươi hoặc ba mươi. Song phim trở về 40 năm trước, nghĩa là những khán giả yêu thích những bài hát hay ngày xưa giờ đã khoảng 60 và 70 tuổi. Nhưng những người này có đến rạp để xem phim tình cảm không? Điều này không khớp nhau,” Ha Jae Keun giải thích.

C’est Si Bon ra rạp ở Việt Nam từ ngày 20/3/2015 với tựa Nàng thơ của ngày hôm qua.

Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: JoongAng Daily