Không hề nói quá, 2014 là một năm đầy sự kiện đối với nền công nghiệp
giải trí Hàn Quốc, trong đó có những bất ngờ và không lường trước về kỷ
lục phòng vé.
• My Love From the Star làm điên đảo ở cả Trung Quốc và Hàn QuốcNữ diễn viên Jun Ji Hyun, từng vào vai cô nàng ngổ ngáo trong bộ phim điện ảnh
My Sassy Girl cùng nam diễn viên Kim Soo Hyun, được biết đến với vai nhà vua trong bộ phim truyền hình
Moon Embracing the Sun đóng cặp trong phim dài tập
My Love From the Star, đem lại sự ăn ý thu hút làm khán giả ở Trung Quốc nghiện không kém gì ở Hàn Quốc.
Bộ
phim của đài SBS này kết thúc hồi tháng 2, khiến người hâm mộ Trung
Quốc du nhập những trào lưu Hàn Quốc như thưởng thức chimaek (bia nhắm
gà rán) sau khi xem nhân vật nhấm nháp trong phim.
Những trang phục được Jun Ji Hyun mặc trong phim cũng bán rất chạy cả ở Hàn Quốc và Trung Quốc.
Với
việc Jun Ji Hyun vào vai một ngôi sao hàng đầu, tủ đồ trên màn ảnh của
cô đầy những thương hiệu cao cấp. Cô được tạo dáng với bề ngoài vô cùng
hào nhoáng khi nhân vật của cô tham gia những sự kiện công chúng và
khoác lên mình diện mạo bình thường trái ngược hẳn khi ở nhà với gia
đình.
Cả hai cực của chuỗi phong cách thời trang này đều hấp dẫn những người
hâm mộ nữ giới. Thực ra, nhiều thứ được cô mặc – chẳng hạn như một chiếc
áo khoác dài – thường xuyên cháy hàng.
Khán giả Trung Quốc cũng
học được nhiều từ vựng tiếng Hàn sau khi xem phim. Những người hâm mộ
bắt đầu sử dụng những từ như “sshi”, nghĩa là “mister” trong tiếng Anh
thay vì sử dụng từ tương ứng trong tiếng Trung.
Trong phim, Jun
Ji Hyun gọi nhân vật của Kim Soo Hyun là “Do Min Jun-sshi” – cách lịch
sự để gọi ai đó trong tiếng Hàn. Thay vì dịch cụm kính ngữ này thành “Do
Min Jun Sshiansheng”, nghĩa là “Do Min Jun tiên sinh” trong tiếng Hoa,
người hâm mộ Trung Quốc sử dụng luôn cụm từ “Do Min Jun-sshi”
Thậm
chí Đại học Incheon, nơi Jun Ji Hyun gặp Kim Soo Hyun với tư cách giảng
viên của cô, đã trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng.
Khách du
lịch Trung Quốc đã liên tục ghé thăm Bảo tàng Incheon, Làng cổ Hàn Quốc
và hồ Jangam ở Gukmang-bong, Gyeonggi, sau khi những địa điểm này xuất
hiện trong phim.
• The Admiral: Roaring Currents thành công lớn tại phòng vé
Phòng vé Hàn Quốc 2014 đã có nhiều kỷ lục mới với
The Admiral: Roaring Currents.
Bộ
phim điện ảnh cổ trang thành công thu hút 10 triệu lượt xem trong 12
ngày – nhanh hơn tất cả chín phim Hàn Quốc khác cũng cán mốc 10 triệu
vé.
Bộ phim cũng đạt được kỷ lục này nhanh hơn chín ngày so với
The Host (2006), bộ phim giữ kỷ lục trước đó.
The Admiral: Roaring Currents
dựa trên chuyện về Đô đốc Yi Sun Sin thời Joseon (1392–1910), người
lãnh đạo nước Hàn đi tới chiến thắng hải quân huyền thoại trong Trận
Myeongnyang năm 1597.
Yi Sun Sin đã sử dụng 12 thuyền chiến đánh bại hạm đội 300 thuyền của Nhật Bản.
Sau một khởi đầu tốt đẹp với doanh thu mở màn lớn nhất vào ngày 30/7 và lượng khán giả hơn 680.000,
The Admiral cũng phá vỡ kỷ lục lượng khán giả tích lũy nhiều nhất – hơn 17 triệu.
Đại cảnh chiến đấu trong phim
Bộ phim với nhiều kỷ lục này là tia hy vọng cho ngành công nghiệp điện
ảnh nội địa, vốn đang gặp nhiều khó khăn. Nhiều người đã chào đón sự
thành công của một bộ phim nội địa và giữ hy vọng rằng sẽ có nhiều phim
nối tiếp thành công này.
Sự thành công đó cũng khuấy động lên
những hoạt động văn hóa khác. Với việc bộ phim dựa trên câu chuyện có
thật về vị tướng vị đại và trận chiến ở Nam Jeolla, nhật ký của Yi Sun
Sin, được biết đến với cái tên
Nanjung Ilgi đã gây nên cơn sốt tại các hiệu sách.
Nam diễn viên Choi Min Sik, thể hiện vai vị tướng, cho biết anh dựa vào quyển nhật ký này để hiểu rõ hơn nhân vật.
Các
trường học cũng nắm lấy cơ hội để dạy học sinh nhiều hơn về lịch sử Hàn
Quốc bằng việc đưa các em đi thăm Nam Jeolla nơi trận chiến thực sự đã
diễn ra.
Nhiều hãng lữ hành đã giới thiệu gói du lịch tới địa điểm này.
Bộ
phim cũng có tác động tới văn hóa công ty. Nhiều nhà quản lý cố gắng
đạt được những kỹ năng lãnh đạo qua việc học hỏi từ điều mà Đô đốc Yi
Sun Sin đã làm.
• Avengers ghi hình ở Seoul làm người này hồi hộp, người khác tức tối
Đoàn làm phim bom tấn Hollywood The Avengers: Age of Ultron trên cầu Mapo, Seoul,
nơi tất cả các làn xe đều được phong tỏa để quay phim [Ảnh: Park Hae-mook/The Korea Herald]
Khi có tin Seoul sẽ xuất hiện trong vai trò cảnh nền trong một phần của
The Avengers: Age of Ultron của Marvel Studio và Disney, những người hâm mộ phát cuồng luôn.
Chính
quyền thành phố đã bế nhiều tuyến phố trên địa bàn một số quận tấp nập
nhất của Seoul trong hơn 10 ngày từ 14/4 để quay phần tiếp theo
The Avengers, dự định ra mắt năm sau.
Tuy
nhiên, quản lý giao thông chưa có tiền lệ này làm nổ ra nhiều tranh
luận về việc liệu kết quả liệu có đáng không. Một số cho rằng sẽ gây bất
tiện rất lớn với nhiều người trong khi những người khác cảm thấy lạc
quan về tác động đưa nhiều phim chuỗi khác tới Hàn Quốc để quay, điều
này sẽ tác động tích cực tới du lịch. Marvel hứa hẹn sẽ đưa Hàn Quốc lên
phim là “một đất nước công nghệ cao, hiện đại.”
• Thảm họa chìm phà Sewol dẫn đến hủy một loạt sự kiện giải trí
Cảnh trong phim tài liệu The Truth Shall Not Sink With Sewol
Thảm kịch chìm phà Sewol ngày 16/4, làm hơn 300 người chết, dẫn đến
nhiều sự kiện được dự định trong ngành công nghiệp văn hóa phải dừng
lại.
Một số lễ hội vùng miền được lên lịch để ăn mừng mùa xuân hoặc bị hủy hoặc tiếp tục với sự quảng bá giới hạn.
Ca sĩ Park Jung Hyun, tức Lena Park, lùi lịch ra mắt album mới nhất
Syncrofusion đến tháng 6.
Nhiều
nhà đài quyết định không phát sóng các chương trình hài trong nhiều
tuần để thể hiện sự chia buồn gửi tới những người thân và bạn bè các nạn
nhân.
Một buổi họp báo cho bộ phim điện ảnh
King’s Wrath với nam diễn viên Hyun Bin đã được thay thế bằng việc chiếu video thông thường còn sự kiện họp báo cho bộ phim điện ảnh
The Target đã hủy phần chiếu phim và phỏng vấn.
• Làn sóng băng giá của Frozen càn quét bán đảo Hàn Quốc
Elsa, nàng công chúa hoạt hình trong bộ phim
Frozen của Disney, làm tan chảy trái tim của rất nhiều trẻ em – và cả người lớn - ở Hàn Quốc.
Bộ phim ra mắt trên bán đảo này hồi tháng 1 và vẫn được ưa chuộng.
Bộ phim thu hút hơn 10 triệu người xem rạp, trở thành bộ phim nước ngoài nổi tiếng thứ hai được phát hành ở Hàn Quốc sau
Avatar (2009).
Trong
khi trẻ em la hét đòi búp bê Elsa, hay làm tóc tết về một bên như nhân
vật này, người lớn lại ghiền ca khúc chính trong phim,
Let It Go.
Nhiều ca sĩ Hàn đã hát lại ca khúc và một số người nghiệp dư còn thu hút sự chú ý khi tung phiên bản của mình lên mạng.
• Phim về cuộc sống công sở đánh đúng tâm lý giới văn phòng
Nhiều lao động văn phòng ở Hàn Quốc tìm thấy niềm an ủi trong bộ phim
Misaeng
của tvN, kể về những nhân viên hư cấu gặp khó khăn để thích ứng với
cuộc sống công sở, hòa lẫn với bạn đồng nghiệp và sếp cũng như leo nấc
thang sự nghiệp.
Nhiều nhà phê bình đã nhận xét về bộ phim, lên
sóng từ ngày 17/10, rằng phim đã làm những người bình thường ngẫm nghĩ
về cách họ hành xử trong vai trò đồng nghiệp, sếp hay cấp dưới.
Misaeng
cũng chứng minh rằng một bộ phim có thể trở nên nổi tiếng mà không cần
tạo ra một chuyện tình lãng mạng giữa hai nhân vật chính – cách mà gần
như tất cả các bộ phim Hàn đều có – dẫn đến những người nội bộ trong
ngành dự đoán nhiều tình tiết thay thế sẽ được sử dụng trong những bộ
phim tương lai.
• Hợp tác chặt chẽ hơn với Trung Quốc2014
là năm cột mốc cho mối quan hệ cộng sinh ngày càng gia tăng giữa hai
nền công nghiệp điện ảnh Hàn-Trung. Bộ trưởng văn hóa của hai quốc gia
đã ký thỏa thuận đối xử với các xuất phẩm đồng sản xuất như là phim nội
địa, từ đó bảo đảm những phim này được trình chiếu ở các rạp của hai
nước.
20, Once Again - phim do CJ E&M của Hàn Quốc hợp tác sản xuất với Beijing Century Media
Hiệp định hợp tác sản xuất tạo điều kiện cho nền điện ảnh của hai nước
phát triển khăn khít hơn bao giờ hết. Người khổng lồ dịch vụ xem phim
trên mạng của Trung Quốc Youku Tudou làm đối tác với Liên hoan phim
Busan, còn iQiyi, một nhà cung cấp dịch vụ xem phim trực tuyến lớn khác
của Trung Quốc, là một trong những khách hàng lớn nhất tại Hội chợ phim
châu Á của Busan.
Tương tự, tập đoàn Wanda Trung Quốc ký hợp đồng
với thành phố Busan và CJ CGV của Hàn Quốc, còn các hãng khác của Trung
Quốc trở thành cổ đông chính trong các công ty của Hàn. Các hãng giải
trí và nhà làm phim Hàn Quốc cũng công bố những kế hoạch thâm nhập thị
trường sinh lợi Trung Qốc.
• Phim và 'format' chương trình truyền hình của Hàn tiến ra thế giớiGiữa
lúc phim ảnh và chương trình truyền hình Hàn Quốc lên ngôi ở nước
ngoài, 2014 chứng kiến sự gia tăng số lượng các tựa phim / chương trình
được bán và được làm lại ở nước ngoài.
Bộ phim truyền hình hiện tượng
My Love From Another Star sẽ được làm lại ở Mỹ, trong khi đó phim ly kỳ
Hide and Seek sẽ có phiên bản làm lại của Trung Quốc.
Daniel Dae Kim sản xuất phiên bản chuyển thể bộ phim truyền hình
đề tài y học của Hàn Quốc Good Doctor cho đài truyền hình Mỹ CBS
Trong khi các chương trình tạp kỹ Hàn Quốc đang được chuyển thể ngày càng nhiều ở Mỹ (
Grandpas Over Flowers) và Trung Quốc (
Let's Get Together Ding Dong Daeng ), nam diễn viên chuyển sang làm nhà sản xuất Daniel Dae Kim công bố kế hoạch mua phim và 'format' chương trình truyền hình Hàn.
• Thị phần phim Hollywood tiến lên gần ngang ngửa với phim HànThị
phần phim Mỹ năm 2014 đạt 47,8% vào ngày 20/12/2014, gần bắt kịp với
48% do phim Hàn chiếm giữ. Từ 2012-2013, phim Hollywood chiếm khoảng 36%
còn phim Hàn áp đảo với 58%.
Tốp 10 phim có thành tích phòng vé ở Hàn Quốc tốt nhất năm 2014
(Đơn vị tính: triệu đôla)
1. The Admiral: Roaring Currents (127)
2. Frozen (77 )
3. Interstellar (71,4 tính đến ngày 19/12)
4. The Pirates (60,25)
5. Miss Granny (56,93)
6. Transformers: Age of Extinction (40)
7. The Attorney (38; doanh thu tổng cộng của năm 2013 là 75,25)
8. Edge of Tomorrow (35,15)
9. Kundo: Age of the Rampant (33,58)
10. The Amazing Spider-Man 2 (31,46) |
Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: JoongAng Daily, The Hollywood Reporter