Phần chỉ đạo đó thể hiện tông màu của
The Colors Within, ra mắt Liên hoan phim hoạt hình quốc tế Annecy hồi tháng 6 và được phát hành ở Việt Nam từ ngày 22 tháng 11 với tựa
Sắc màu của cảm xúc.
Cô gái trẻ Totsuko tràn đầy lạc quan học trường nội trú Công giáo
|
“Tôi muốn loại bỏ những màu sắc khiến người xem cảm thấy khó chịu hoặc sợ hãi,” Yamada — danh mục phim gồm
A Silent Voice (2016) và
Liz and the Blue Bird (2018) và phim bộ
The Heike Story (2022) — chia sẻ với
Japan Times trong một phỏng vấn trước khi phim được phát hành rộng khắp Nhật Bản hồi cuối tháng 8.
“Chúng
tôi rất chú trọng tông màu sáng, nhẹ nhàng. Tất nhiên, mỗi màu sắc đẹp
mỗi vẻ, nhưng hoạt hình là loại hình phát triển theo thời gian, và trải
nghiệm tích lũy đó là tất cả khi nói đến sức hấp dẫn của bộ phim này, vì
vậy tôi muốn ấn tượng cuối cùng của người xem là không thấy có gì đáng
sợ.”
Nhân vật chính của
The Colors Within là Totsuko
(Sayu Suzukawa lồng tiếng), một cô gái trẻ tràn đầy lạc quan học trường
nội trú Công giáo và nhìn thế giới theo cách độc đáo: Mọi người cô nhìn
thấy đều tỏa ra màu sắc riêng biệt đại diện cho tính cách của họ.
Totsuko bị mê hoặc trước màu xanh lam rực rỡ của bạn học Kimi (Akari
Takaishi) và cuối cùng, cả hai quyết định thành lập ban nhạc rock với
Rui (Taisei Kido), chàng trai trẻ trầm tính sống cùng thị trấn.
Totsuko bị mê hoặc trước màu xanh lam rực rỡ của bạn học Kimi
|
The Colors Within gia nhập vào hàng ngũ số lượng lớn phim lẻ và
phim bộ do Yamada chỉ đạo xoay quanh âm nhạc và nhạc sĩ, từ phim đầu
tay do cô đạo diễn, phim bộ
K-On! năm 2009, đến
Garden of Remembrance,
phim ngắn dài 18 phút, trong một chút may mắn (hoặc tiếp thị khéo léo),
cũng đang được phát hành trên các nền tảng phát trực tuyến ở Nhật Bản.
Tại sao cô cứ quay lại với chủ đề này?
“Âm nhạc cho phép con
người giao tiếp mà không cần lời nói,” đạo diễn cho biết. “Âm nhạc cho
bạn cách chia sẻ cảm xúc của mình. Âm nhạc vượt qua mọi biên giới. Thông
qua âm thanh, thông qua âm nhạc, bạn có thể chia sẻ điều bạn thích.”
Cô
nói tiếp, khám phá đưa đến dự án này là “có sự tương đồng nào đó trong
việc hiểu được âm nhạc và màu sắc. Cả hai đều có thể được chấp nhận và
diễn giải không cần lời nói, và tôi muốn chia sẻ cảm giác đó trên màn
ảnh.”
Cả hai quyết định thành lập ban nhạc rock với Rui, chàng trai trẻ trầm tính sống cùng thị trấn
|
The Colors Within, được làm tại studio Science Saru (
Inu-Oh), đánh dấu lần đầu tiên Yamada sáng tạo từ đầu một phim không dựa trên manga hay tiểu thuyết hiện có.
“Tôi
phải lùi lại và nhìn nhận một cách khách quan câu chuyện do cái người
có tên ‘Naoko Yamada’ này sáng tạo ra,” đạo diễn nói. “Khác với những gì
tôi thường làm và khá khó khăn, nhưng sự khách quan đó là điều cần
thiết để tạo nên một bộ phim có chỗ đứng riêng.”
Biên kịch Reiko Yoshida đã giúp Yamada trong hành trình đó. Hai người đã làm việc cùng nhau kể từ
K-On!.
“Tôi
cho cô ấy một số từ và cụm từ khóa, và cô ấy thêu dệt thành một câu
chuyện hoàn chỉnh,” Yamada nói. “Nói đến việc biến ý tưởng thành văn
chương, tôi phó thác cho cô ấy, và nói đến việc biến văn chương thành
hoạt hình, cô ấy phó thác cho tôi. Mối quan hệ là hoàn toàn tin tưởng
lẫn nhau.”
Ba thành viên của ban nhạc đối mặt với những thách thức cuộc sống tuổi mới lớn
|
Theo câu chuyện của Yamada và Yoshida tiến triển, chúng ta thấy ba thành
viên của ban nhạc đối mặt với những thách thức cuộc sống tuổi mới lớn.
Totsuko lo rằng việc nhìn thấy màu sắc của mọi người khiến cô trở nên kỳ
quái. Kimi đấu tranh để nói với bà của mình (Keiko Toda) rằng cô đã
quyết định không đi học nữa. Rui bị giằng xé giữa việc học trở thành bác
sĩ để tiếp quản phòng khám gia đình với niềm đam mê âm nhạc. Nhưng
The Colors Within diễn biến êm ả: Không có kẻ xấu, không có đấu đá, không có khoảnh khắc kịch tính lớn.
“Khi
định hình một câu chuyện, có người sẽ mong đợi những thăng trầm như
vậy, nhưng trong trường hợp đó, có cảm giác ‘dựng chuyện’”, Yamada nói.
“Tôi muốn tránh chuyện đó. Tôi muốn miêu tả cẩn thận những điều rất bình
thường, những điều gần gũi với chúng ta hàng ngày. Thay vì những gập
ghềnh trên bề mặt, tôi muốn đào sâu hơn những khoảnh khắc đời thường.”
Thật
khác thường — và mới mẻ — cho một bộ phim về ban nhạc tuổi teen, cảnh
ban nhạc giằng xé và quyết định tan rã không bao giờ xảy ra. Ba nhân vật
chính có sự khác biệt, nhưng thay vì dẫn đến xung đột, những khác biệt
đó khiến họ trở nên ba người như một mạnh mẽ hơn.
The Colors Within diễn biến êm ả: Không có kẻ xấu, không có đấu đá, không có khoảnh khắc kịch tính lớn
|
“Tôi muốn miêu tả sức mạnh đến từ việc chấp nhận những điều có ở người
khác mà bản thân bạn không có,” Yamada nói. “Đối với tôi, khi làm phim
thì điều quan trọng nhất, yếu tố cốt lõi, chính là tình yêu.”
Có
thể thấy cảnh minh họa cho chủ đề của Yamada về tình yêu và sự chấp nhận
trong trailer phim. Đó là khoảnh khắc Totsuko đột ngột ngượng ngùng đề
xuất với Kimi và Rui rằng họ nên lập một ban nhạc. Khi cô hoảng sợ và
bắt đầu xin lỗi, cô lại được giải cứu trong bất ngờ, vì Kimi trả lời,
“Được, nghe có vẻ vui đấy.”
“Cảm giác được chấp nhận thật vui
sướng,” Yamada nói. “Totsuko có thể tự nhiên mở lòng mình với mọi người —
hay đúng hơn, cô đã tìm thấy những người giúp cô mở lòng. Trong tình
huống đề xuất như vậy, bạn có xu hướng tưởng tượng kết quả sẽ không hay
rồi. Vì vậy, không còn gì vui hơn khi nhận được câu trả lời ‘đồng ý’
đó.”
Cảm giác được chấp nhận thật vui sướng. Totsuko có thể tự nhiên mở
lòng mình với mọi người — hay đúng hơn, cô đã tìm thấy những người giúp
cô mở lòng
|
Các nhân vật chính trẻ tuổi của
The Colors Within dường như có
mâu thuẫn với công nghệ: Máy tính xách tay và ứng dụng cho phép họ dễ
dàng sáng tác và ghi âm âm nhạc, nhưng họ vẫn giữ một chân trong thế
giới thực. Ví dụ, Rui sử dụng điện thoại nắp gập và bộ ba tập dượt trong
một nhà thờ cũ kỹ ẩm mốc với dịch vụ di động liên tục ngắt quãng.
“Cuộc
sống đang trở nên tiện lợi hơn và bạn có thể làm nhiều việc mà không
cần động tay thực sự. Bạn có thể sáng tạo nghệ thuật như âm nhạc hoặc
video, nhưng cuối cùng, cảm giác duy nhất bạn có là thế này,” đạo diễn
nói, lướt ngón tay trên màn hình điện thoại thông minh của cô. “Tôi nghĩ
vậy thì hơi buồn. Tôi muốn nhấn mạnh vào loại cảm giác động vật mà con
người chúng ta có. Tôi nghĩ rằng quan trọng là phải miêu tả những người
trẻ tuổi nào mà đến lúc này vẫn chọn cách làm không mấy tiện.”
Liệu có phải điều này phản ánh quan điểm của Yamada về tình trạng hiện tại của ngành công nghiệp hoạt hình hay không.
Buổi trình diễn cao trào trong The Colors Within chắc chắn là vẽ tay
|
“Nhiều họa sĩ hoạt hình hiện giờ vẽ trên máy tính bảng hơn là vẽ bút chì
trên giấy,” đạo diễn nói. “Nhưng bạn vẫn dùng bút và tay để vẽ, nên
theo nghĩa đó thì cũng như nhau. Tôi vẫn dùng giấy và bút chì cho đến
khi bắt đầu làm việc với Science Saru, vì vậy tôi cảm thấy mình còn đang
phải bắt kịp. Nhờ máy tính bảng và máy tính, bạn cũng có thể làm hoạt
hình 3D. Một số họa sĩ hoạt hình chọn phong cách đó, trong khi những
người khác vẫn tiếp tục vẽ tay với bút chì và giấy. Tôi nghĩ thật tuyệt
khi cả hai cách có thể tồn tại song song với nhau.”
Trong khi
nhiều anime tập trung vào âm nhạc những năm gần đây có xu hướng sử dụng
hoạt hình 3D vi tính cho các cảnh biểu diễn âm nhạc, thì buổi trình diễn
cao trào trong
The Colors Within chắc chắn là vẽ tay.
“Tùy
sở thích của mỗi người thôi, nhưng với phim của mình, tôi muốn tiếp tục
sử dụng phương pháp vẽ tay càng nhiều càng tốt,” Yamada nói. “Chuyển
động hoàn hảo thì tuyệt, nhưng khi vẽ tay, dù không hoàn hảo thì mỗi
khung hình đều có trái tim và tâm hồn của ai đó đặt vào. Với tôi, loại
hoạt hình đó rất đẹp, vì vậy tôi chấp nhận thử thách làm hoạt hình mà
không cần CG.
The Colors Within đánh dấu lần đầu tiên đạo diễn Naoko Yamada (thứ
hai từ phải qua) sáng tạo phim nguyên tác không dựa trên truyện tranh
hay tiểu thuyết có sẵn
|
“Gọi là ‘thử thách’ không biết có đúng không?” cô nói thêm sau một hồi
im lặng. “Chắc là không rồi, vì vẽ là phần việc tôi thích nhất.”
Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Japan Times