Trong năm 2012, khi bộ phim đạo diễn đầu tay của Từ Tranh
Lost in Thailand ra mắt tại các rạp Đại lục, phim đã làm chấn động ngành công nghiệp điện ảnh khi thu về 1,27 tỉ tệ. Trong gần ba năm,
Lost in Thailand ngạo nghễ giữ vị trí phim Trung Quốc có doanh thu cao nhất tại Đại lục cho đến khi phim giả tưởng
Monster Hunt / Truy lùng quái yêu mùa hè này thu về 2,44 tỉ tệ.
Với sự khởi đầu mạnh mẽ, có vẻ như phim thứ hai trong loạt phim
Lost này đã được định sẽ kế bước tiền nhiệm. Tương tự, giống như cách
Lost in Thailand trở nên đặc biệt với khán giả,
Lost in Hong Kong đã làm dấy lên cuộc tranh luận còn gay gắt hơn về việc liệu phim có xứng đáng với mức thành công phòng vé của mình.
Một phim, hai góc nhìnNhư
tựa đề, phim lấy bối cảnh Hồng Kông. Nhân vật chính của phim là một
người đàn ông trung niên Từ Lai (Từ Tranh) thấy mình không có cuộc sống
hôn nhân hạnh phúc và sự nghiệp khác xa ước mơ tuổi trẻ của mình. Mong
muốn tái hợp với tình cũ, Sơ Luyến (Đỗ Quyên), hiện đang ở Hồng Kông, Từ
Lai đưa gia đình mình đi nghỉ với mong muốn cố gắng và lén gặp lại cô.
Tuy nhiên, Từ Lai và cái đuôi là cậu em vợ Lạp Lạp (Bao Bối Nhĩ), không ngừng vướng vào các tình huống dở khóc dở cười.
Để
hợp với không khí Hồng Kông, cũng như cho thấy nhiều điểm đến của thành
phố này, phim đã sử dụng nhiều phương ngữ địa phương và những ca khúc
phổ biến cổ điển của Hồng Kông. Phim thậm chí còn mượn thoại từ những
phim Hồng Kông nổi tiếng và những diễn viên phụ nổi tiếng trong ngành
điện ảnh Hồng Kông cũng tham gia góp mặt.
Từ Tranh, trái, vai Từ Lai, và Bao Bối Nhĩ vai cậu em vợ Lạp Lạp
Tuy nhiên, việc dựa dẫm quá nhiều vào không khí địa phương không phải cũng được mọi người nhiệt tình đón nhận.
Với xếp hạng 7,6/10 hay bốn trên năm sao trên Sina Weibo, bình luận của khán giả đi theo hai hướng đối lập.
“[
Lost in Hong Kong] làm đúng kiểu
Lost in Thailand.
Hát hò nhiều quá. Rõ ràng là họ đã thất bại trong việc tạo hứng thú và
cố gắng khắc phục bằng âm nhạc. Một mớ hỗn độn giữa phương ngữ Quảng
Đông, tiếng Quan Thoại (tiếng tiêu chuẩn Trung Quốc) theo khẩu âm Hồng
Kông và tiếng Quan Thoại khiến phim trở nên ồn ào. Phim hài nhưng cũng
có lúc phải rơi nước mắt, nhưng đó lại là vấn đề. Phim quá ủy mị và tôi
thấy chán bởi hết thời cho kiểu đó rồi,” cư dân mạng có 'nickname'
MovieMonster chia sẻ trên Sina Weibo.
“Thành thực thì, với tư
cách là một người đến từ tỉnh Quảng Đông, tôi nghĩ phim này quá tuyệt.
Bởi tiếng Quảng Đông, cảnh đường phố, diễn viên và âm nhạc làm sống dậy
những ký ức trong tôi, như thể cuộc sống của tôi được chuyển lên màn ảnh
rộng. Điểm khác biệt lớn nhất giữa
Lost in Hong Kong và phim
Lost trước là phim ủy mị hơn nhiều,” một người xem có 'nickname' là June, bình luận trên Sina Weibo.
Nhân vật Sơ Luyến, người yêu cũ của Từ Lai, do Đỗ Quyên đóng
Tránh việc ra nhiều phần tiếp theoGiống như ngành công
nghiệp điện ảnh nước ngoài, sản xuất phần kế tiếp cho các thành công
phòng vé là thông lệ tại Trung Quốc. So sánh với những rủi ro khi sản
xuất một phim hoàn toàn mới, tốn hàng núi tiền để quảng bá, thỉnh thoảng
chỉ cần thêm số “2” vào tiêu đề phim trước là quá đủ để đưa khán giả
đến rạp chiếu phim.
Tất nhiên tìm ra cái mới để đưa vào những phần sau này, thay vì lặp lại phim trước, là một vấn đề khác.
Chắc
chắn rằng khi Từ Tranh ngồi xuống viết phần mới cho siêu phẩm thành
công của mình, anh đã dành một lượng thời gian kha khá để cố gắng tìm
kiếm thứ khiến cho
Lost in Hong Kong khác với phim trước.
Không nói đến việc liệu
Lost in Hong Kong có họp với khẩu vị khán giả, khán giả phải thừa nhận rằng Từ Tranh đã cố gắng để tạo sự khác biệt với
Lost in Thailand.
Trong khi phim đầu tiên, Từ Tranh sử dụng những kỹ năng của mình để
thành công trong việc đưa thể loại phim phiêu lưu của Hollywood đến với
khán giả Trung Quốc,
Lost in Hong Kong rõ ràng đã cố gắng kết nối cảm xúc với khán giả, đặc biệt là những người thế hệ 7x và 8x.
Triệu Vy, đứng, trong vai vợ của Từ Lai
Có cảnh ấn tượng nào trong phần kế tiếp khiến khán giả nhớ tới nhiều năm
sau đó? Trong khi phần lớn khán giả chắc không thể nhớ nội dung
Lost in Hong Kong
thời điểm này năm sau, cảm xúc hoài niệm mạnh mẽ của phim chắc chắn sẽ
là trải nghiệm khán giả sẽ nhớ trong khoảng thời gian nào đó.
Trong khi nhiều khán giả đã xem
Lost in Hong Kong cảm giác phim không theo phim
Lost trước,
việc rằng người ta đã đưa phần này lên một tiêu chuẩn cao hơn cho thấy
nền công nghiệp điện ảnh Trung Quốc đã trưởng thành.
Nền công nghiệp điện ảnh Trung Quốc đã chứng kiến một số phim Trung Quốc chất lượng cao gần đây, từ
Monster Hunt đến
Monkey King: Hero is Back đến
Jianbing Man.
Truyền
thông Trung Quốc đã đưa tin: “Chất lượng tổng thể của điện ảnh năm nay
tốt hơn nhiều điện ảnh trong cùng thời điểm năm ngoái.”
Vì vậy
không ngạc nhiên khi khán giả được cung cấp phim chất lượng cao hơn,
cuối cùng họ sẽ kỳ vọng cao hơn vào điện ảnh nói chung. Kỳ vọng cao này
có thể là một trong những yếu tố mang tính xây dựng đằng sau một số bình
luận tiêu cực cho
Lost in Hong Kong.
. .
...
Dịch: © Chi Nguyễn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Global Times