Trong khi đối với người Trung Quốc ngày nay, Con đường Miến Điện (Burma
Road) chỉ là một cái tên trong sách lịch sử, nhưng với nhà làm phim
Trung Quốc Đại lục Wang Yi, đưa lịch sử của tuyến đường cung ứng quan
trọng thời Thế chiến II kết nối Côn Minh của tỉnh Vân Nam Trung Quốc với
Lashio ở Myanmar (lúc đó được gọi là Burma, phiên âm Hán Việt là Miến
Điện) lên màn ảnh rộng là một nỗ lực chiếm hết ba năm cuộc đời ông đáng
được tưởng thưởng.
Bất chấp việc bộ phim lịch sử
Road to the Sky của anh đã được
trình chiếu tại 46 liên hoan phim quốc tế, lấy được 23 giải thưởng, Wang
nói rằng anh vẫn cảm thấy may mắn vì bộ phim được phát hành ở khắp
Trung Quốc vào ngày 24/10.
Tái hiện lịch sử"Tôi nhờ TiHe Communication để cảm ơn việc phát hành này," Wang nói với
Global Times qua điện thoại.
Dựa
trên câu chuyện có thật về việc người dân từ Trung Quốc và Myanmar hợp
tác để xây dựng tuyến đường cung ứng quân sự dài 1.154 km chỉ trong tám
tháng vào năm 1937,
Road to the Sky giới hạn trọng tâm vào hai
ngôi làng ở tỉnh Vân Nam nam Trung Quốc, thể hiện dân làng đi từ miễn
cưỡng đến cống hiến hết mình cho dự án. Để tăng thêm tính hiện thực,
Oliver Lucas, nhà sản xuất phim người Mỹ, thậm chí đã mua một số thước
phim gốc về việc xây dựng con đường này, do một nhà báo Mỹ quay trong
Thế chiến II, từ Thư viện Quốc hội Hoa Kỳ để có thể được sử dụng trong
phim.
Hôm 21/10, một buổi chiếu đặc biệt của
Road to the Sky ra mắt báo chí đã được tổ chức tại rạp MOMA Broadway ở Bắc Kinh. Các phản ứng ban đầu từ sự kiện này hầu như toàn là tích cực.
Sau buổi chiếu trước này, Zu Ge, một giáo viên tiểu học, đã nói với
Global Times:
“Tôi ấn tượng nhất là cách bộ phim phục dựng lịch sử.” Cô giải thích
rằng mặc dù cô biết bộ phim có sự tự do sáng tạo nghệ thuật với tài liệu
nguồn, cô rất ấn tượng về cảm giác thật của câu chuyện.
"Hồi đi học tôi đã học về giai đoạn lịch sử này. Bộ phim đã đưa những ký ức đó trở về và giúp tôi hiểu đầy đủ hơn."
Khẳng định mình cảm thấy
Road to the Sky
là một phim gia đình tốt cho trẻ em tiểu học trở lên, Liu Yonghe, một
người cổ vũ phụ huynh tham gia giáo dục, nói rằng “bộ phim cung cấp một
số chủ đề rất tốt cho cha mẹ và con cái bàn luận về: trải nghiệm mà
những người thời trước chúng ta đã đi qua, và điều đó cho chúng ta cuộc
sống ngày nay, cũng như loại quốc gia chúng ta muốn xây dựng trong tương
lai như thế nào.”
“Câu chuyện trong
Road to the Sky
thực sự đã xảy ra, tôi chỉ phục dựng quá khứ,” đạo diễn Wang giải thích.
Anh chỉ ra rằng khiếm khuyết lớn trong các phim Trung Quốc hiện nay là
chúng thường “không thuyết phục”.
“Mặc dù phim Mỹ đa phần là những câu chuyện hư cấu, chúng có chất hiện
thực và có thể thuyết phục người ta tin những gì họ đang xem là chuyện
đã xảy ra," anh nói.
Tuy nhiên, Wang thừa nhận, với chưa đầy 10
triệu nhân dân tệ (1,5 triệu đôla) kinh phí sản xuất thì vẫn chưa hoàn
hảo và có rất nhiều thứ anh ước gì có thể làm tốt hơn, chẳng hạn như
đánh sáng, âm nhạc và thoại của bộ phim.
Chỗ cho phim kinh phí thấpPhát biểu về lý do quyết định ủng hộ bộ phim, nhà sản xuất
Road to the Sky,
He Quin giải thích rằng dự án Con đường Miến Điện gian khổ đã truyền
cảm hứng cho anh, khi được coi như là một nhiệm vụ bất khả thi.
“Chính phủ Trung Quốc lúc đó đã yêu cầu các đồng minh Anh-Mỹ giúp đỡ và
được thông báo sẽ phải mất sáu năm sử dụng các máy móc hiện đại để xây
dựng con đường như vậy. Tuy nhiên, 200.000 dân làng, kể cả người già,
phụ nữ và trẻ em ở Tây Nam Trung Quốc đã hoàn thành nhiệm vụ này mà
không có công nghệ tiên tiến nào chỉ trong 8 tháng,” anh nói, giải thích
tiếp rằng đây là lý do tại sao con đường này còn được gọi là 'Vạn lý
trường thành hai'.”
“Người ta ước tính cứ 10 viên đạn được sử
dụng trong các trận đánh lớn ở Trung Quốc thì có bảy viên xuất phát từ
tuyến đường cung ứng này.”
Tầm quan trọng của Con đường Miến Điện
gắn liền với thực tế rằng nó là tuyến cung ứng đường bộ duy nhất của
Trung Quốc trong Thế chiến II. Sau khi Nhật Bản xâm chiếm Trung Quốc năm
1937, tất cả các tuyến vận tải chính của nước này với thế giới bên
ngoài đã bị giặc ngoại xâm phá hủy.
Mặc dù có vài phim điện ảnh
và truyền hình khác về Con đường Miến Điện được thực hiện trong những
năm gần đây, chẳng hạn phim tài liệu dài bảy tập của Đài truyền hình
Trung ương Trung Quốc và bộ phim truyền hình 32 tập năm 2000
Twenty-four Turns, hầu như chưa có tác phẩm nào tạo được ấn tượng lâu dài với khán giả đại trà.
Đã đi 16 quốc gia và khu vực cho 20 lần trình chiếu bộ phim, He Quin nói rằng sự thành công của những phim như
Road to the Sky
ở nước ngoài là một tín hiệu cho thấy văn hóa Trung Quốc ngày càng được
chấp nhận. Anh nói thêm rằng khi giờ đây Trung Quốc đang gia tăng số
lượng rạp chiếu, anh hy vọng thị trường sẽ có nhiều chỗ cho những phim
kinh phí nhỏ hơn không có sức mạnh ngôi sao để thu hút khán giả.
Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Global Times