Khán giả Nhật Bản có thể được tha thứ vì đã chuẩn bị tinh thần khi Disney công bố Shōgun, phim bộ 10 tập chuyển thể từ tiểu thuyết kinh điển năm 1975 của James Clavell.
Với một vài ngoại lệ, những miêu tả của Hollywood về Nhật Bản và người
Nhật đều dựa vào các nhân vật một chiều với mục đích xác nhận những
khuôn mẫu văn hóa, đặt trong bối cảnh một quần đảo bí hiểm mà cư dân ở
đó cần học hỏi nhiều từ người hùng phương Tây.
Tadanobu Asano trong vai Kashigi Yabushige trong một cảnh phim Shōgun
|
Nhưng
Shōgun mới phát sóng dường như đã phá vỡ khuôn mẫu, phim
bộ kinh phí cao này của nhà đài FX giành được nhiều lời khen ngợi ở Nhật
Bản không chỉ vì giá trị sản xuất xa hoa và dàn diễn viên Nhật Bản lừng
lẫy mà còn vì tôn trọng những chi tiết nhỏ nhặt nhất về văn hóa và
chính trị của đất nước này.
Mang âm hưởng của các tác phẩm có chủ đề Nhật Bản trước đây — chẳng hạn như
Lost in Translation và
Mr Baseball —
Shogun
tập trung chủ yếu vào câu chuyện Đông Tây gặp nhau, lần này thông qua sự
xuất hiện của người Anh bị đắm tàu John Blackthorne (Cosmo Jarvis), nhân
vật của anh được dựa trên nhà thám hiểm ngoài đời thực William “Anjin”
Adams.
Nhưng trong khi phim truyền hình ngắn tập năm 1980 với sự
tham gia của Richard Chamberlain và Toshiro Mifune được kể phần lớn qua
con mắt của Blackthorne, bộ phim mới này nâng cao vai trò của
daimyo Nhật Bản thông qua màn trình diễn được giới phê bình đánh giá cao từ nam diễn viên kiêm võ sĩ nổi tiếng Hiroyuki Sanada.
Nam diễn viên kiêm võ sĩ nổi tiếng Hiroyuki Sanada đóng vai Lãnh chúa Yoshii Toranaga (dựa trên Tokugawa Ieyasu ngoài đời thực)
|
Sự góp mặt của Sanada, đóng vai Lãnh chúa Yoshii Toranaga (dựa trên
Tokugawa Ieyasu ngoài đời thực), đã thu hút sự quan tâm của người xem ở
Nhật Bản. “Đã bắt đầu xem thì tôi không thể dừng lại,” một khán giả Nhật
Bản viết trên X. “Lâu rồi tôi mới lại bị choáng ngợp như vậy.”
Nếu
tiểu thuyết của Clavell là “mắt xanh ngắm Nhật Bản” thì bộ phim lại
mang “lăng kính Nhật Bản”, Sanada nói ngay trước khi các tập đầu tiên
lên sóng.
Nói chuyện với các phóng viên ở Tokyo, nam diễn viên, đồng thời là nhà sản xuất, cho biết anh tin rằng
Shōgun là “một câu chuyện tuyệt vời để giới thiệu văn hóa của chúng ta với thế giới, vì vậy tôi đã cố gắng làm chân thực nhất có thể.”
Anna Sawai trong vai Toda Mariko
|
Lấy bối cảnh năm 1600 thời Sengoku [loạn lãnh chúa] ngoài đời thực, phim
tập trung vào cuộc chiến giành quyền kiểm soát một đất nước bên bờ vực
250 năm bị cô lập chính thức lẫn vai trò của Blackthorne, một nhà quan
sát trở thành con tốt chính trị.
Để đảm bảo không có những kẻ
chỉ trích về mặt thẩm mỹ hoặc văn hóa xen vào, các chuyên gia được thuê
để giám sát mọi thứ, từ ngôn ngữ của Nhật Bản đầu thế kỷ 17 cho đến thắt
lưng obi kimono và những thủ tục phức tạp của nghi thức trà đạo.
Mặc dù được quay chủ yếu ở Canada,
Shōgun
là một bứt phá đáng hoan nghênh so với các phim bộ truyền hình quốc tế
trước đây về Nhật Bản, đặc biệt là vì khoảng 70% lời thoại được dàn diễn
viên chủ yếu là người Nhật chuyển tải bằng tiếng Nhật.
Mặc dù được quay chủ yếu ở Canada, Shōgun là một bứt phá đáng hoan nghênh so với các phim bộ truyền hình quốc tế trước đây về Nhật Bản
|
Những chân dung trên màn ảnh về Nhật Bản và người Nhật đã có nhiều thay
đổi kể từ “khuôn mặt cải trang da vàng” của Sean Connery trong bộ phim Bond
You Only Live Twice năm 1967 và nhiếp ảnh gia răng khểnh, cận thị nặng IY Yunioshi của Mickey Rooney trong
Breakfast at Tiffany’s.
Những
phim sau đó tiếp tục khắc họa tưởng tượng về phương đông của chủ nghĩa
phương tây chẳng hạn như tương giao người nước ngoài cao lớn/người Nhật
nhỏ bé trong
Lost in Translation năm 2003, bộ phim có nhân vật gái mại dâm liên tục thúc giục nhân vật của Bill Murray “
sé quần tất của em đi.”
Hai năm sau, bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết
Memoirs of a Geisha
năm 1997 của Arthur Golden làm được đôi chút để thách thức chứng lệch
lạc tình dục về phụ nữ châu Á của ngành công nghiệp này, một nhà phê
bình ví điệu nhảy của một trong những nghệ sĩ biểu diễn truyền thống
trên sân khấu Kyoto những năm 1930 với “một màn trình diễn thoát y Los
Angeles”.
Nam diễn viên Hiroyuki Sanada, đồng thời là nhà sản xuất, tin rằng Shōgun là “một câu chuyện tuyệt vời để giới thiệu văn hóa của chúng ta với thế giới, vì vậy tôi đã cố gắng làm chân thực nhất có thể”
|
Mark Schilling, nhà phê bình phim ở Tokyo, từng là cố vấn kịch bản cho
The Last Samurai, cho biết ông được khuyến khích bởi quyết định của nhà sản xuất
Shōgun
trong việc “tôn trọng văn hóa Nhật Bản và làm mọi thứ có thể để khiến
bộ phim bám sát thực tế thiên thời, địa lợi, nhân hòa, từ lời thoại đến
trang phục.”
“Điều này mang lại cho tôi cảm giác tốt lành về cơ hội thành công ở thị trường Nhật Bản, nơi phim bộ
Shogun đầu tiên, được chiếu độc quyền cho khán giả không phải người Nhật, đã thất bại một cách ngoạn mục,” anh nói.
Justin
Marks, người đồng sáng tạo bộ phim này với vợ ông, biên kịch Rachel
Kondo, cho biết nỗ lực hết sức để tránh cái bẫy “cứu tinh da trắng” đã
gài bẫy những miêu tả về Nhật Bản của phương Tây trước đây.
Lấy bối cảnh năm 1600 thời Sengoku [loạn lãnh chúa] ngoài đời thực,
phim tập trung vào cuộc chiến giành quyền kiểm soát một đất nước bên bờ
vực 250 năm bị cô lập chính thức lẫn vai trò của Blackthorne (Cosmo
Jarvis, trái), một nhà quan sát trở thành con tốt chính trị
|
Anh nói rằng dàn diễn viên và đoàn làm phim đã được hướng dẫn bởi “ý
tưởng nếu chúng ta định làm một câu chuyện về phương Đông gặp phương
Tây… chúng ta cần tìm một ngôn ngữ mới, về những sai lầm mà chúng ta đã
mắc phải trong quá khứ văn hóa của mình trong nhiều thập kỷ qua khi cố
gắng trình bày về Nhật Bản. Chúng tôi cảm thấy chúng tôi muốn hết sức
cẩn thận và hết sức tôn trọng.”
Anna Sawai, diễn viên người New
Zealand gốc Nhật Bản đóng vai Lệnh bà Toda Mariko, một phụ nữ quý tộc và
cải theo đạo Thiên Chúa, đã miêu tả phim bộ này là “[khắc họa] đầu tiên
thực sự chân thực và chính xác về lịch sử, văn hóa và con người của
chúng ta.”
Sawai nói: “...tôi nghĩ Mariko thực sự thể hiện những cuộc đấu tranh
nội tâm của phụ nữ Nhật Bản và nguồn gốc của chúng tôi… một loại sức
mạnh khác chưa bao giờ thực sự được thể hiện trên các phương tiện truyền
thông phương Tây”
|
Sawai nói: “Tôi cảm thấy phụ nữ châu Á… phụ nữ Nhật Bản bị đóng khung
vai một quý cô gợi cảm hoặc một quý cô phục tùng hoặc một quý cô hành
động. Tôi muốn hiểu sâu hơn và tôi nghĩ Mariko thực sự thể hiện những
cuộc đấu tranh nội tâm của phụ nữ Nhật Bản và nguồn gốc của chúng tôi…
một loại sức mạnh khác chưa bao giờ thực sự được thể hiện trên các
phương tiện truyền thông phương Tây.”
Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Guardian