Tin tức

Tân Hải - thành phố Gotham của điện ảnh Trung Quốc

30/01/2018

Việc hạn chế khắc họa những thành phố thật là nơi đầy rẫy tham nhũng và tội phạm đã buộc các nhà làm phim dùng khu định cư ven biển giả tưởng làm bối cảnh cho câu chuyện tội lỗi, biến Tân Hải trở thành một thành phố Gotham Trung Quốc.

Tân Hải: một thành phố ven biển nơi mà cán bộ tham nhũng ngự trị mà không bị trừng trị, bọn gián điệp nước ngoài phá hoại các dự án của chính quyên, bọn buôn ma túy lộng hành và cảnh sát chống lại tội phạm với sự hỗ trợ của toàn thể bộ máy chính quyền. Nếu đây có vẻ giống Gotham một cách kỳ lạ, thì có lẽ vì Tân Hải là một thành phố Trung Quốc tương đương với quê nhà tăm tối của Batman.

Tân Hải là bối cảnh cho phim Drug War (2012) của Đỗ Kỳ Phong với sự tham gia của các diễn viên Tôn Hồng Lôi, Cao Vân Tường và Cổ Thiên Lạc (từ trái sang)

Ngoài đời thật, có một vùng lân cận mới ở Thiên Tân gọi là Tân Hải, và một quận ở Giang Tô, song các vùng này (ít nhất cho đến giờ) không nhếch nhác và lộn xộn như thành phố giả tưởng được mô tả trong truyện, trên truyền hình và phim ảnh Trung Quốc trong ba thập kỷ qua.

Phiên bản gần đây nhất của Tân Hải hỗn loạn xuất hiện trong phim ly kỳ xã hội Angels Wear White (2017) của Văn Yến. Trong phim, thành phố này là nơi cư trú của những sĩ quan cảnh sát phóng đãng, bọn côn đồ đáng sợ, những chủ chứa bóc lột và những bậc phụ huynh đáng thương, và gần như mọi người đều giở mánh khóe, với cả quan chức lẫn kẻ cướp tập hợp lại để bảo vệ giới thượng lưu suy đồi.

Trong điện ảnh Trung Quốc đương đại, những điều tồi tệ chỉ xảy ra ở Tân Hải. Là bối cảnh của Hidden Rock (1977), trong đó bọn do thám sát nhân cố gắng làm đắm con tàu mới; The Wave (1978), nói về mưu đồ chiếm đoạt quyền lực của một nhóm trung thành với Tứ nhân bang; và phim ly kỳ Drug War (2012) về bọn buôn ma túy của Đỗ Kỳ Phong.

Angels Wear White (2017)

Những biến thể của Tân Hải (nghĩa là “bờ biển”) tồn tại dưới dạng Tân Giang (“ven sông”) và Giang Châu (“thị trấn ven sông”), những cái tên này nhấn mạnh sự gần gũi với đại dương và sông ngòi – dấu hiệu của sự thịnh vượng và nhộn nhịp đi cùng với đó. Về cơ bản, Tân Hải là kết quả của sự can thiệp công khai liên quan đến cách mà Trung Quốc được thể hiện trên màn ảnh trong và ngoài nước – một cuộc diễn tập xây dựng hình ảnh khổng lồ mà, thỉnh thoảng, dẫn đến những tuyên bố khôi hài về sự thanh liêm.

Nhà sản xuất và đạo diễn từ lâu đã báo cáo sự phản đối từ chính quyền địa phương và người dân khi phim – đặc biệt là phim không phải do người bản xứ làm – làm xấu hình ảnh nơi đó. Chính quyền ở Bắc Kinh đề phòng sự phản kháng nổi lên nếu thành phố ngoài đời thực được mô tả là nơi tham nhũng và tội ác diễn ra – ngay cả nếu nhà nước phải lao vào cứu vãn như cao trào trong phim.

Sau một vòng tham gia liên hoan phim quốc tế (gồm cuộc cạnh tranh ở Venice, trình chiếu ở Toronto và Tokyo Filmex, và giải đạo diễn xuất sắc nhất tại giải Kim Mã của Đài Loan), Angels Wear White khởi chiếu ở Trung Quốc vào ngày 24/11/2017 gần như được ngợi khen mọi nơi, đánh giá trên các cổng phim trực tuyến luôn trên 8,5/10.

Wrath of Silence (2018)

Trong khi bối cảnh diễn ra vào mùa hè và hầu như là ở một trường học đầy ánh nắng và một khách sạn ở vui nhộn bờ biển, Angels Wear White gay gắt trong việc khai thác thêm vấn đề xã hội trong một thành phố Trung Quốc hiện đại.

Tác phẩm mới nhất của Văn Yến không chỉ là phim gần đây bị buộc phải giấu đi bối cảnh địa lý – mà đa số những phim như phim xã hội đen là không có gì bất ngờ.

Ví dụ như trong Wrath of Silence (2017) của Hãn Ngọc Khôn, một kẻ cướp và một công nhân hầm mỏ đánh nhau trong một địa phương không tưởng được miêu tả bởi một tiền tố giả tưởng được thấy trên biển số ô tô trong phim.

Biển số đăng ký tiết lộ địa điểm cũng là một vấn đề đối với nhà làm phim độc lập Thái Thành Kiệt và tác phẩm đạo diễn đầu tay của anh, Shaman (2017), xoay quanh một góa phụ trẻ bất ngờ có được sức mạnh siêu nhiên, và sự tán dương và rồi sự trừng phạt mà cô phải chịu vì sức mạnh đó.

Shaman (2017)

Thái Thành Kiệt phải “che đi biển số xe” vì – với việc mô tả về những người mê tín và quan chức hung ác – một số người sẽ lo lắng về chuyện bị xem là đối tượng châm biếm của anh.

Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: South China Morning Post