Năm 2020, lần đầu tiên trong lịch sử, Hoa Kỳ rơi khỏi vị trí đứng đầu thế giới về doanh thu phòng vé.
Việc đóng cửa rạp chiếu, hoãn phát hành các bộ phim lớn và những lo ngại
về sức khỏe cộng đồng khiến toàn bộ ngành công nghiệp điện ảnh rơi vào
bế tắc triền miên. Trung Quốc đã vươn lên thế chỗ, giành ngôi vị quán
quân phòng vé toàn cầu. Giờ đây, nhiều người trong nghề đang tự hỏi liệu
Hollywood có sẽ lấy lại được ưu thế trước đây hay không.
Khi ngành công nghiệp điện ảnh tạm dừng, doanh thu phòng vé năm 2020
của Bắc Mỹ chỉ thu tổng cộng 2,2 tỉ đôla — rớt thẳng đứng 80% so với 11,4 tỉ
đôla năm 2019
|
Khi ngành công nghiệp điện ảnh tạm dừng, doanh thu phòng vé năm 2020 của
Bắc Mỹ chỉ thu tổng cộng 2,2 tỉ đôla — rớt thẳng 80% so với 11,4 tỉ
đôla năm 2019. Trong khi đó, Trung Quốc xoay xở thu được 3,129 tỉ đôla
doanh thu phòng vé trong suốt năm 2020. Mặc dù doanh thu từ các rạp
chiếu của Trung Quốc giảm đáng kể so với tổng số 9,2 tỉ đôla năm 2019
trước đó thì vẫn đủ lớn để đưa Trung Quốc trở thành thị trường phim ảnh
hàng đầu thế giới năm ngoái.
Để so sánh trực tiếp và gần đây hơn về nỗi thống khổ của Hollywood và sự trỗi dậy của Trung Quốc, chỉ cần nhìn vào việc ra mắt
Godzilla vs Kong
của Warner Bros. Bộ phim quái vật đã thu về một kỷ lục đáng kể
thời COVID, 48,5 triệu đôla tại các rạp chiếu ở Mỹ trong năm ngày đầu
tiên sau khi khởi chiếu ngày 31 tháng 3. Cho đến nay, phim đã thu về
khoảng 86,6 triệu đôla tại các rạp ở Mỹ, mặc dù số liệu về lượng người
xem HBO Max vẫn chưa được tiết lộ, bộ phim đang phát trực tuyến đồng
thời trên dịch vụ này.
Tuy nhiên, ở Trung Quốc, nơi hầu hết các
rạp chiếu đang hoạt động ở mức 75% công suất, bộ phim đã khởi chiếu vào
ngày 26 tháng 3 và mang về 70 triệu đôla chỉ trong tuần đầu tiên công
chiếu. Cho đến nay bộ phim kiếm được 183 triệu đôla ở Trung Quốc và dự
kiến sẽ kiếm được khoảng 5 triệu đôla nữa trước khi kết thúc ở đó,
khiến nó (cho đến nay) trở thành phim Hollywood có doanh thu cao nhất ở
Trung Quốc kể từ khi bắt đầu đại dịch, sau
Tenet của Christopher Nolan. Hiện tại,
Godzilla vs. Kong là phim có doanh thu cao thứ tư năm 2021 ở Trung Quốc; ba vị trí đầu đều là phim Trung Quốc.
Tính đến ngày 21 tháng 4, doanh thu phòng vé Trung Quốc cho năm 2021 đã đạt 3,09 tỉ đôla
|
Nếu triển vọng điện ảnh Trung Quốc có vẻ tương đối tốt trong hoàn cảnh
đại dịch toàn cầu, thì năm 2021 đã định hình là sẽ tốt hơn nữa. Tính đến
ngày 21 tháng 4, doanh thu phòng vé Trung Quốc cho năm 2021 đã đạt 3,09
tỉ đôla, theo nhà cung cấp dữ liệu phim Maoyan Entertainment. Có nghĩa
là trong vòng chưa đầy bốn tháng, đã gần vượt qua tổng số tiền 12 tháng
của năm ngoái là 3,129 tỉ đôla.
Stanley Rosen nói với
Newsweek,
việc đóng cửa các rạp chiếu theo yêu cầu đại dịch chắc chắn đã đẩy
nhanh sự mất ngôi thống trị của phòng vé Hoa Kỳ, với 2020 là “một năm
đứng ngoài cuộc chơi một cách bất thường.” Rosen là giáo sư khoa học
chính trị tại Đại học Nam California, chuyên về chính trị, xã hội và
điện ảnh Trung Quốc. Giống như nhiều người có kiến thức về ngành công
nghiệp điện ảnh của Trung Quốc, Rosen dự đoán ngày này cuối cùng cũng
đến. “Cuối cùng họ [Trung Quốc] sẽ làm được điều đó, không nghi ngờ gì
nữa,” ông nói. “Chỉ là năm nào thôi.”
Tất cả các chuyên gia mà
Newsweek trao
đổi về câu chuyện này đều đồng ý với đánh giá của Rosen rằng việc Trung
Quốc lên ngai vàng điện ảnh là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, một
chuyên gia điện ảnh và giáo sư lịch sử tại Đại học Nam California,
Steven Ross, có cái nhìn lạc quan hơn về tương lai của Hollywood, ít
nhất là trong ngắn hạn. Ross nói: “Chúng ta vẫn có một số cấu trúc tiên
tiến nhất để làm phim và chúng ta cũng có một nguồn nhân tài khổng lồ về
biên kịch, đạo diễn, diễn viên và nhà sản xuất. Vì vậy, tôi vẫn nghĩ
rằng Hoa Kỳ ở vị trí dẫn đầu trong một vài thập kỷ tới của thế kỷ 21. Xa
hơn nữa thì tôi không chắc.”
Một khán giả bước vào rạp chiếu phim AMC Lincoln Square 13 ở thành phố New York ngày 5 tháng 3 năm 2021
|
Tuy nhiên, người ta có thể thắc mắc: Làm thế nào Hollywood lại bị một
quốc gia có những bộ phim ăn khách hiếm khi ra nước ngoài vượt mặt?
Vâng, hãy xem xét những con số tuyệt đối. Trung Quốc có dân số khoảng
1,4 tỉ người; Hoa Kỳ khoảng 330 triệu. Tiếp theo, có một thực tế là các
công ty Trung Quốc bắt đầu nhận ra có thể kiếm được bao nhiêu tiền từ
việc xây dựng các rạp chiếu phim mới, đôi khi ở những địa điểm không ai
nghĩ tới.
Tập đoàn Wanda, nhà điều hành rạp chiếu phim lớn nhất
Trung Quốc, kiên định giành phần ở các thành phố nhỏ hơn như Thành Đô,
Thẩm Dương và Vũ Hán, nơi nhiều người sống trong những ngôi nhà xập xệ.
Từ đầu thập niên 2000, công ty bắt đầu xây dựng các trung tâm thương mại
hiện đại với các nhà hàng không đắt tiền, bảo tàng và tất nhiên là cả
rạp chiếu phim. Nghĩa là “vào thứ bảy và chủ nhật các gia đình có thể
đến đó và chơi cả ngày,” đạo diễn phim Scott Morgan giải thích với
Newsweek.
Trước khi thành lập hãng phim Creativity First Films, Morgan đã trải
qua nhiều thập kỷ đi khắp châu Á và hơn năm năm làm việc trong ngành
công nghiệp điện ảnh Trung Quốc. Ông cũng dự đoán doanh thu phòng vé của
đất nước này cuối cùng cũng chiếm lĩnh thế giới trong cuốn sách năm
2016,
The Future of Hollywood-China Film, Media, and Finance (
Tương lai của Điện ảnh, Truyền thông và Tài chính Hollywood-Trung Quốc).
Mô
hình rạp chiếu phim-trung tâm mua sắm tỏ ra thành công và các rạp chiếu
và khán phòng vẫn tiếp tục phát triển ở Trung Quốc, trong khi nhiều rạp
ở Hoa Kỳ thì đóng cửa. Năm 2019, Trung Quốc có thêm 9.708 màn chiếu mới
và 1.453 rạp mới. Ngay cả trong thời kỳ đại dịch, quốc gia này đã bổ
sung thêm 300 rạp chiếu phim và 5.794 màn chiếu trong năm 2020, nâng
tổng số rạp chiếu phim trên toàn quốc lên 75.581 rạp. Sự mở rộng này sẽ
tiếp tục vào năm 2021, với việc Trung Quốc bổ sung 2.188 rạp chiếu phim
mới chỉ trong tháng giêng và tháng 2. Trước khi tháng 3 bắt đầu, cả nước
đã thống kê được tổng số 77.769 rạp chiếu. Trong khi đó, Hoa Kỳ kết
thúc năm 2020 với 40.998 rạp, giảm 174 so với năm trước.
Khán giả Trung Quốc xem Avatar ở rạp ngày 14/3/2021
|
Nhiều người hơn và nhiều màn chiếu hơn mang lại lợi thế cho Trung Quốc,
nhưng thực tế là Trung Quốc phục hồi sau đại dịch nhanh hơn. Sau sáu
tháng ngừng hoạt động, các rạp chiếu phim ở Trung Quốc bắt đầu mở cửa
trở lại với nửa công suất vào tháng 7, trước khi cho phép 75% công suất
vào tháng 9. (Những khu vực gần đây có những đợt bùng phát nhỏ đã xảy ra
khiến có lúc công suất giảm xuống 50%, bao gồm cả Bắc Kinh.) Rạp chiếu ở
Mỹ đã dần dần mở cửa trở lại với sức chứa hạn chế, mặc dù các thành phố
lớn nhất đã bị tụt hậu xa so với các thành phố nhỏ hơn. Thành phố New
York cuối cùng mới mở cửa rạp chiếu lại vào đầu tháng 3, giới hạn khán
giả ở mức tối đa 25% sức chứa mỗi suất chiếu.
“Tôi không nghĩ
việc sản xuất phim của họ đã tăng lên,” Morgan nói về các hãng phim của
Trung Quốc và thành công ấn tượng mà họ đã trải qua trong thời kỳ đại
dịch. “Nhưng người Trung Quốc cảm thấy rất tự hào về Trung Quốc.”
Niềm
tự hào văn hóa đó dường như đã chuyển thành doanh thu phòng vé lớn cho
các bộ phim nội địa, một xu hướng đã và đang phát triển trong những năm
gần đây. Ba mươi ba trong số 50 phim có doanh thu cao nhất trong lịch sử
Trung Quốc là phim Trung Quốc (bao gồm một số phim hợp tác Trung
Quốc-Hồng Kông), với các phim nội địa lâu đời nhất trong danh sách là
một vài phim từ năm 2015. 17 phim còn lại trong danh sách phim có doanh
thu cao nhất ở Trung Quốc là phim Mỹ: phim siêu anh hùng Marvel, bom tấn
hành động khoa học giả tưởng như
Avatar và các phim từ chuỗi
Fast & Furious.
Rosen giải thích rằng lý do khiến những tác phẩm nhập khẩu này làm ăn
tốt ở đó là vì không mất công sức để hiểu phim hành động hoặc phim hoạt
hình.
Đoàn phim The Eight Hundred tại buổi chiếu ra mắt ở Bắc Kinh ngày 14/8/2020
|
Rosen nói: “Những phim [do Trung Quốc sản xuất] thành công nhất là phim
yêu nước, vì vậy chính phủ chắc chắn khuyến khích chúng.” Thật vậy, phim
kiếm tiền nhiều nhất ở đây — và nói rộng ra là nhất thế giới — năm
ngoái là
The Eight Hundred. Bộ phim chiến tranh lịch sử này đã
mang về hơn 460 triệu đôla, gần như toàn bộ con số đó được thực hiện
trong quá trình chiếu rạp ở quê nhà. Giống như Bollywood của Ấn Độ,
nhiều phim nổi tiếng nhất của Trung Quốc hoạt động kém hiệu quả bên
ngoài nước này, nơi mà các liên hệ và chủ đề văn hóa như
The Eight Hundred
lấy Chiến tranh Trung-Nhật lần thứ hai không có nhiều ý nghĩa. Thông
thường, những phim nội địa thành công nhất của Trung Quốc không bao giờ
được đưa lên màn ảnh nước ngoài.
Trung Quốc cũng đã nhờ đến sự
trợ giúp của phương Tây trong việc sản xuất, như khi một hãng phim thuê
anh em nhà Russo tư vấn cho bom tấn
Chiến lang 2 năm 2017.
(Tình cờ, bộ phim đó hiện đứng đầu trong danh sách phim có doanh thu cao
nhất mọi thời đại của nước này.) Anh em Russo, đã đạo diễn một số phim
lớn nhất của Marvel, cũng để ý đến thị trường này và vào năm 2016 đã ra
mắt Anthem & Song, hãng sản xuất phim tiếng Trung cho thị trường
Trung Quốc.
Mặc dù Hollywood rất có thể sẽ phục hồi sau đại dịch,
nó sẽ được lợi nhờ ngành công nghiệp điện ảnh Trung Quốc đang phát
triển ổn định. Ở một mức độ nào đó, Rosen nói, điều này có lợi cho các
phim Mỹ khi trình chiếu ở Trung Quốc. Ông nói: “Nước lên sẽ nâng tất cả
các con tàu lên. Vì vậy, [các hãng phim Hollywood] cũng hy vọng được lên
theo con nước, và tôi vẫn nghĩ rằng những bộ phim kinh phí lớn thực sự
sẽ làm tốt ở Trung Quốc.”
Tất nhiên, một số phim Hollywood sẽ gặp
khó khăn ở Trung Quốc, vì một số hoàn cảnh và rào cản nhất định cần
được giải tỏa. Trung Quốc có một hội đồng kiểm duyệt nổi tiếng khắc
nghiệt. Chính vì vậy, Hollywood thường sẽ tự kiểm duyệt những bộ phim có
bất cứ điều gì rủi ro về mặt chính trị trước khi công chiếu ở Trung
Quốc, để tránh mất doanh thu vé lớn.
Lưu ý rằng chiếc áo khoác bay của nhân vật do Tom Cruise đóng đã
được thay đổi so với phiên bản phim đầu tiên, loại bỏ cờ Đài Loan và
Nhật Bản, Thượng nghị sĩ Ted Cruz nói, “Nó gửi thông điệp rằng Maverick,
một biểu tượng của Mỹ, dường như sợ Trung Quốc?”
|
Lấy ví dụ
Doctor Strange của Marvel. Trong truyện tranh, thầy
phù thủy nổi tiếng có một cố vấn người Tây Tạng, nhưng nhân vật đó trong
phim đươc sáng tạo lại thành người Celtic, do Tilda Swinton thủ vai.
Mặc dù các biên kịch trong quá trình sản xuất chỉ ra rằng chủng tộc và
bối cảnh của nhân vật đã được thay đổi để tránh gây tranh cãi ở Trung
Quốc, đạo diễn Scott Derrickson cho biết ông không muốn dính vào cái gì
mà ông cảm thấy là rập khuôn xấu xí về người châu Á. (Tuy nhiên, ông lại
bị buộc tội tẩy trắng.) Cũng có những trường hợp trong những năm gần
đây, các hãng phim Mỹ sống sượng tìm cách lôi kéo khán giả Trung Quốc.
Ví dụ đáng chú ý về điều này là một phim khác của Marvel — phiên bản
Trung Quốc của
Người Sắt 3, bao gồm các cảnh bổ sung về một bác sĩ Trung Quốc phẫu thuật cho Tony Stark.
Kể
từ khi ai cũng biết việc các hãng phim Mỹ đôi khi nhào nặm phim cho vừa
ý Trung Quốc, chuyện đó đã trở thành một vấn đề chính trị. Năm ngoái,
những người bảo thủ trong quốc hội Mỹ đã ban hành luật loại bỏ các nhà
sản xuất Mỹ ra khỏi nguồn tài trợ của chính phủ nếu họ bị phát hiện thay
đổi phim để làm hài lòng Trung Quốc. Thượng nghị sĩ Ted Cruz đã viện
dẫn phần tiếp theo của
Top Gun liên tục bị trì hoãn ra trước
Thượng viện Hoa Kỳ vào tháng 5 năm ngoái. Lưu ý rằng chiếc áo khoác bay
bằng da của nhân vật do Tom Cruise đóng đã được thay đổi so với phiên
bản phim đầu tiên, loại bỏ cờ Đài Loan và Nhật Bản, Cruz nói, “Nó gửi
thông điệp rằng Maverick, một biểu tượng của Mỹ, dường như sợ Trung
Quốc?”
Việc ngành công nghiệp điện ảnh Hoa Kỳ rón rén không làm
phật lòng chính phủ Trung Quốc, cũng như công chúng xem phim, không hoàn
toàn bất ngờ. Doanh thu phòng vé ở Trung Quốc từ lâu đã là lớn thứ hai
đối với phim Mỹ bên ngoài nước Mỹ, và một số phim kinh phí lớn phải đối
mặt với hậu quả “được ăn cả ngã về không” khi chiếu ở Trung Quốc. Ví dụ,
Resident Evil: The Final Chapter năm 2016 chỉ kiếm được 26,8 triệu đôla ở Bắc Mỹ, nhưng được coi là thành công sau khi thu về 159,5 triệu đôla ở Trung Quốc.
Hollywood và các phim nói tiếng nước ngoài khác không được phép vào
Trung Quốc trong những kỳ nghỉ lễ dài của quốc gia này, chẳng hạn như
Tết Nguyên đán
|
Nhưng đưa được phim do Mỹ sản xuất vào các rạp chiếu ở Trung Quốc là cả
vấn đề. Peter Newman, giáo sư điện ảnh và là người đứng đầu chương trình
Cao học MBA/MFA tại Trường Nghệ thuật Tisch của Đại học New York, nói:
“Vẫn còn hạn ngạch ở Trung Quốc trong chừng mực số lượng phim Mỹ có thể
phát hành ở đó. Hiện tại, quốc gia này đưa ra hạn ngạch chỉ cho phép 34
phim nhập khẩu mỗi năm ra rạp, mặc dù có sự nhượng bộ khi một công ty
Trung Quốc đồng sản xuất.
“Các chính sách của chính phủ [Trung
Quốc] và ngành kinh doanh giải trí thay đổi hàng tuần, đúng nghĩa đen,”
Newman giải thích. Ông trích dẫn ví dụ
Django Unchained của
Quentin Tarantino năm 2013. Một số cảnh đổ máu và bạo lực trong phim đã
được cắt bỏ để xoa dịu các nhà kiểm duyệt Trung Quốc, tuy nhiên bộ phim
viễn Tây do Jamie Foxx đóng chính sau đó đã đột ngột bị rút khỏi rạp vào
ngày công chiếu mà không có lời giải thích.
Rồi những ngày nghỉ
lễ cả nước, Rose lưu ý. Trong thời gian đó, “Hollywood và các phim nói
tiếng nước ngoài khác không được phép vào Trung Quốc. Vì vậy, [phim
trong nước] đã có sẵn một lượng khán giả.” Tết Nguyên đán là giai đoạn
có lượng người xem phim lớn nhất trong năm của đất nước này, và cũng là
dịp chỉ có phim nội địa mới được chiếu. Theo hạ tầng bán vé Trung Quốc
Maoyan Entertainment, kỳ nghỉ năm nay đã phá vỡ tất cả các kỷ lục trước
đó khi lấy 1,206 tỉ USD trong tuần, vượt qua kỷ lục trước đó được thiết
lập vào năm 2019 32,5%, theo Maoyan Entertainment. (Tất cả các rạp ở
nước này đều đóng cửa vào Tết Nguyên đán 2020.)
Disney đặt nhiều hy vọng vào Mulan người đóng của Niki Caro, khởi chiếu ở Trung Quốc mùa hè năm ngoái nhưng rốt cuộc phim hoạt động kém hiệu quả ở thị trường này
|
Do những hạn chế đối với phim Mỹ và phim nước ngoài khác trên thị
trường, thất bại ở phòng vé Trung Quốc là cực kỳ tai hại, đặc biệt khi
chúng là những phim được thiết kế riêng cho quốc gia này.
The Great Wall
năm 2016 là một ví dụ điển hình. Bộ phim hợp tác Mỹ-Trung có kinh phí
lớn (150 triệu USD) và đạo diễn nổi tiếng người bản xứ (Trương Nghệ
Mưu), nhưng bị buộc tội tẩy trắng do chọn Matt Damon vào vai chính, và
nó đi đến thua lỗ 75 triệu đôla theo báo chí đưa tin.
Gần đây hơn, Disney đặt nhiều hy vọng vào
Mulan người
đóng của Niki Caro, khởi chiếu ở Trung Quốc mùa hè năm ngoái sau khi
không thể chiếu ở Mỹ. Những điểm không chính xác về lịch sử và một số
tranh cãi khác — chẳng hạn như đội ngũ sản xuất chủ yếu là người da
trắng — đã đeo bám bộ phim, rốt cuộc hoạt động kém hiệu quả ở Trung
Quốc.
Đạo diễn mới vừa đoạt giải Oscar Chloé Zhao cũng đưa ra một
tình thế khó xử cho Trung Quốc, cũng như biểu thị sự chia rẽ giữa các
nhà kiểm duyệt của chính phủ và các bộ phận công chúng Trung Quốc.
Newman, một giáo sư của Zhao khi cô theo học tại trường điện ảnh của
NYU, cho biết khi
Nomadland lần đầu tiên lấy Quả Cầu Vàng Phim
hay nhất và Zhao sinh ra ở Bắc Kinh thắng Đạo diễn xuất sắc nhất, báo
chí Trung Quốc đã ca ngợi cô là ‘người con của đất nước làm nên chuyện
lớn.’ Sau đó, một phỏng vấn năm 2013 mà Zhao dành cho
Filmmaker Magazine
được xới lại và nhanh chóng thay đổi câu chuyện. Trong phỏng vấn đó, cô
nói về việc lớn lên ở Trung Quốc, và miêu tả là “một nơi đầy rẫy những
lời nói dối.”
Chloé Zhao đã làm nên lịch sử tại lễ trao giải Oscar nhưng Marvel sẽ
sớm phải đối mặt với một thử thách lớn từ các nhà kiểm duyệt Trung Quốc
vào cuối năm nay với bộ phim tiếp theo của Zhao, Eternals
|
Tất nhiên, Zhao đã làm nên lịch sử tại lễ trao giải Oscar khi trở thành
người phụ nữ da màu và người phụ nữ Trung Quốc đầu tiên được trao tượng
vàng Đạo diễn xuất sắc nhất, và bộ phim
Nomadland của cô được
công nhận là Phim hay nhất. Tuy nhiên, chính phủ nước nhà của cô đã áp
đặt chế độ cấm tin tức với các kênh truyền thông nhà nước, hầu như phớt
lờ bất kỳ đề cập nào về giải Oscar hoặc Zhao. Các mạng xã hội của Trung
Quốc cũng nỗ lực xóa hoặc hạn chế lan truyền tin tức về đêm trọng đại
của Zhao, mặc dù những người hâm mộ khôn khéo đã làm mờ tên cô và cố
tình lật úp ảnh để tránh bị kiểm duyệt.
Marvel sẽ sớm phải đối
mặt với một thử thách lớn từ các nhà kiểm duyệt Trung Quốc vào cuối năm
nay với bộ phim tiếp theo của Zhao,
Eternals, bom tấn siêu anh
hùng có Angelina Jolie, Kumail Nanjiani và Salma Hayek. Với sự thành
công về mặt tài chính mà Marvel thường thấy ở Trung Quốc, bộ phim không
được chiếu ở đó có thể là một tổn thất lớn, nếu không qua được các nhà
kiểm duyệt phim của Trung Quốc. (
Newsweek đã liên hệ với cơ
quan chức năng Trung Quốc để bình luận về câu chuyện này nhưng không
nhận được phản hồi vào thời điểm báo đưa tin.)
Không cần phải
nói, rủi ro và căng thẳng sẽ tăng cao vì cạnh tranh phòng vé giữa Trung
Quốc và Hoa Kỳ gia tăng khi chúng ta đã xong đại dịch COVID-19. Nhưng
không phải ai cũng hoàn toàn xóa đi mối quan hệ công nghiệp điện ảnh của
hai nước. Điều này đặc biệt đúng khi cả hai quốc gia đều có thể hưởng
lợi về tài chính bằng cách làm việc cùng nhau.
Người Trung Quốc cảm thấy rất tự hào về Trung Quốc. Niềm tự hào văn
hóa đó dường như đã chuyển thành doanh thu phòng vé lớn cho các bộ phim
nội địa
|
Newman lưu ý: “Số tiền quá lớn. Tôi nghĩ người ta sẽ tiếp tục cố gắng kiếm chác.”
Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Newsweek