Priest (phát hành ở Việt Nam với tựa đề Giáo sĩ) cũng
cho phép diễn viên Paul Bettany tái hợp với vị đạo diễn này trong một
vai trung tâm hơn. Mối quan tâm của họ với tôn giáo cũng tiếp tục nhưng
trong phim này, Bettany đóng vai một chiến binh giáo sĩ thay vì vị thiên
thần tối cao Michael.
Bộ phim dựa trên phim hoạt hình Hàn
Quốc của Hyung Min-woo nhưng cũng khác nhiều so với bản gốc. Bản chất bộ
phim nói về thời kỳ hậu khải huyền vào những năm 1980 và tôn vinh những
bộ phim như Escape from New York, Mad Max 2, Steel Dawn và các phim kiểu Golan and Globus. Blade Runner cũng được nhắc tới nhiều trong phim.
Thế giới của Priest
do một nhóm tôn giáo cai trị theo phong cách Vatican. Họ bắt đầu trị vì
sau khi đã kết thúc một chuỗi những “cuộc chiến với ma cà rồng” đẫm
máu. Họ không còn cần những giáo sĩ biết đánh nhau nữa. Nhưng chẳng lẽ họ
không thể trở thành những giáo sĩ đi giảng đạo vào cuối tuần rồi tổ chức
những buổi hội chợ trong làng? Rõ ràng là không vì họ chỉ như những gã
điên muốn giết người.
Một cảnh trong phim
Vai diễn chiến binh gai góc của Bettany rất thiếu chiều sâu và không
thêm cảm giác bí ẩn nào. Anh là một diễn viên khá nhưng không hợp cho
những vai anh hùng siêu nhân. Vai nữ giáo sĩ gợi cảm của Maggie Q bị đè
nặng bởi một câu chuyện quá khứ nhạt nhẽo và cô dành phần lớn thời gian
âm thầm nhớ nhung nhân vật của Bettany. Tồi tệ hơn nữa là lời thoại của
họ giả tạo không kém.
Bạn cứ ngỡ với nhiều chi tiết vớ vẩn như thế thì Priest
sẽ thất bại hoàn toàn. Tuy nhiên, không, cũng có một số chỗ khá thú vị.
Nhân vật phản diện theo phong cách viễn tây của Karl Urban, Black Hat,
khá vui nhộn dù chỉ xuất hiện trong vài cảnh phim. Vai diễn khách mời
của Brad Dourif cũng hấp dẫn. Christopher Plummer đóng vai một người
lãnh đạo tôn giáo cao ngạo một cách thuần thục và chuyên nghiệp.
Đám ma cà rồng là một sự kết hợp hoàn hảo của những con quỉ và trông
giống những con chuột chũi biến dạng hơn là ma cà rồng truyền thống. Có
rất ít cốt truyện, phần lớn xoay quanh việc tạo ra một ma cà rồng từ con
người. Đây là loại sinh vật mới có thể thống trị thế giới! Thật ra cũng
chẳng còn nhiều thứ để thống trị, vì con người chúng ta đã đạp nát thế
giới thành một nơi không thể sinh sống được.
Vấn đề lớn
nhất của phim này của Stewart là nó có ý định gợi nhớ tới một số bộ phim
khác mà không có yếu tố gì của riêng mình. Yếu tố khoa học viễn tưởng
kiêm viễn tây có vẻ làm ta nhớ tới Firefly của Joss Whedon và
các phim khác tương tự. Chuỗi hoạt hình theo phong cách Geddy Tarkovsky
được lấy cảm hứng từ việc phải làm bộ phim trở nên sống động hơn.
Priest
là một sự kết hợp của cái tốt, cái chán và cái thật sự tồi tệ. Phần lớn
là chán và tồi tệ nhưng cũng có một số điểm đáng khen. Nếu Stewart muốn
phát triển tay nghề và không trở thành một Paul W.S. Anderson thứ hai,
anh cần một nhà biên kịch điêu luyện hơn. Rõ ràng là anh có khả năng
chọn cảnh và tần nhìn nhạy bén, và biết cách quản lý các ý tưởng, nhưng
điện ảnh cần nhiều hơn thế. Legion và Priest đều là
những phim mới lạ so với các phim khác của Hollywood: nhiều ý tưởng
nhưng cũng làm người xem khó chịu. Quá trình biên tập phim lủng củng và
phong cách kể chuyện quá thẳng thắn không hẳn là biểu hiện của phong
cách làm phim riêng mà chỉ là biểu hiện của kịch bản không mục đích và
nhiều lỗ hổng.
Priest muốn trở thành một tác phẩm
bom tấn nhưng lại thất bại. Kỹ thuật 3D không cho bộ phim thêm chút thú
vị nào. Một trải nghiệm bạn có thể đắm mình vào ư? Một trải nghiệm mịt
mù thì đúng hơn.
Dù có nhiều vấn đề, Priest vẫn là
bộ phim nên xem thử. Có nhiều cảnh hành động, bối cảnh và phần kết khá
nhanh và sắc bén. Với thời lượng 88 phút, bộ phim có vẻ trôi qua quá
nhanh và không có thời gian cho nhân vật phát triển. Nhân vật luật sư
của Cam Gigandet có vẻ chẳng xuất hiện bao giờ và Lily Collins trong vai
cháu gái của vị giáo sĩ cũng thế.
Dịch: © Xuân Hiền @ Quaivatdienanh.com
Nguồn: FilmShalf.com