Bình luận phim

Huyết yến

17/01/2013

Bất chấp giá trị sản phẩm ấn tượng và thiết kế trực quan vô cùng sống động, tính nghệ thuật ngăn trở màn kịch cá nhân trong The Last Supper (phát hành tại Việt Nam với tựa đề Huyết yến).

Dự án được ấp ủ lâu dài của biên kịch kiêm đạo diễn Lục Xuyên (tác giả phim về cuộc thảm sát Nam Kinh Nam Kinh! Nam Kinh! (2008)), là phim tâm lý cổ trang u ám về những tranh đoạt quyền lực dẫn đến sự sụp đổ của nhà Tần và sự lên ngôi của nhà Hán vào cuối thế kỷ thứ ba trước Công nguyên. Tuy nhiên, sự kiện nổi tiếng được đề cập trong tựa đề - bữa tiệc Hồng môn yến năm 206 trước Công nguyên, từ đó đi vào tiếng Hoa thông dụng để chỉ “lời mời lành ít dữ nhiều” – hầu như không được khắc họa trong tác phẩm giống với phim tâm lý ảm đạm hơn, có phần giống Macbeth lại có phần giống Vua Lear, nói về sự phản bội của con người, tác động tha hóa của quyền lực tuyệt đối, và những người chiến thắng đã viết lại lịch sử như thế nào, bằng cách nhảy qua nhảy lại trong khoảng 14 năm khi Lưu Bang, hoàng đế đầu tiên của nhà Hán, nằm hấp hối trong cung điện của mình.

Áp phích phim

Thời kỳ được gọi là Hán – Sở tranh hùng, nằm giữa sự sụp đồ của nhà Tần và sự bắt đầu nhà Hán, là thời đại hết sức phức tạp của các phe phái chiến loạn và, mặc dù kịch bản của Lục Xuyên đã đơn giản hóa rất nhiều, sau đó anh lại làm mọi thứ trở nên phức tạp qua việc chớp qua chớp lại trong trí nhớ ngày càng hoang tưởng của Lưu Bang. Các nhân vật chính được nhận diện một cách hữu ích bằng danh xưng trên màn ảnh nhưng những liên minh và mục đích của họ hiếm khi được làm sáng tỏ bằng các thuật ngữ điện ảnh đơn giản, nhất là với những khán giả không có kiến thức giáo khoa về thời kỳ này. Sau khi bồi đắp kỳ vọng của khán giả, tất cả lên tới đỉnh điểm tại bữa tiệc trong tựa đề phim – nơi Lưu Bang suýt nữa bị kẻ thù Hạng Vũ giết – bộ phim lại quẳng sự kiện này sang một bên và quay sang một câu chuyện khác về Lưu Bang nghi ngờ một trong những tướng lĩnh của mình tên là Hàn Tín.

Dù sự chuyển tiếp không mượt mà, nửa sau của phim thực sự ăn nhập hơn, nhờ diễn xuất tuyệt vời của nữ ca sĩ kiêm diễn viên truyền hình Tần Lam trong vai người vợ mưu mô, tàn nhẫn của Lưu Bang. Nam diễn viên Đài Loan Trương Chấn diễn tròn vai Hàn Tín, cái gai trong mắt Lã Hậu, tuy không đặc biệt lôi cuốn, nhưng bị chìm trong bóng tối so với Tần Lam và dàn diễn viên phụ (như Kỳ Đạo, đóng vai quân sư của Lưu Bang) hiện diện xuyên suốt cả bộ phim.

Tần Lam trong vai Lã Trĩ

The Last Supper mất điểm vì cốt truyện kịch tính rất không cân xứng: sự đối lập ban đầu giữa Lưu Bang và Hạng Vũ không đặc biệt hấp dẫn do diễn xuất hời hợt của Ngô Ngạn Tổ trong vai Hạng Vũ và, khi đồng vai chính của anh được thay thế bằng nhân vật Hàn Tín của Trương Chấn, đơn giản là không có cảm giác liên tục ấn tượng. Lưu Bang vẫn là tâm điểm của cả bộ phim; nhưng khi được Lưu Diệp khắc họa, gần như không thể nhận ra ông ta dưới mái tóc và bộ râu, một nhân vật rất đều đều, long đong trong nổi sợ hãi về cách ông ta đã đi lên từ nguồn gốc thấp kém và những lời nói sang sảng điên loạn của một ông vua lẩm cẩm.

Trong tác phẩm tài tình Nam Kinh! Nam Kinh!, Lục Xuyên đã kết hợp thành công nghệ thuật và cảm xúc, tạo nên nhiệt huyết bừng bừng; trong The Last Supper, anh hầu như không dành chút tình cảm nào cho các nhân vật. Bối cảnh của câu chuyện không thể phủ nhận là rất ấn tượng, những căn phòng trang trọng tối tăm được chiếu sáng bằng ánh nến và ngoại cảnh lạnh giá, mang hơi thở mùa thu vẽ nên một thời kỳ hỗn loạn và bội bạc. Nghiên cứu hoành tráng biến thành khoác vẻ chân thực cho thời đại, chỉ thành công về mặt trực quan, ít được trợ giúp xuyên suốt từ nhạc phim kỳ dị, kén người nghe của Lưu Đồng chỉ nhấn mạnh sự điên rồ chung chung trên màn ảnh hơn là lôi cuốn cảm xúc của người xem.

Một cảnh trong phim

Thời kỳ này là chủ đề được ưa chuộng của các bộ phim truyền hình và điện ảnh, như Tây Sở Bá Vương (1994) của Tiển Kỷ Nhiên, và tác phẩm hợp tác Hồng Kông/Trung Quốc năm vừa rồi Hồng môn yến, do Lý Nhân Cảng đạo diễn, cũng men theo bữa tiệc này. Bất chấp những dàn dựng ấn tượng như bối cảnh cơ khí hóa, và vài diễn xuất có chiều sâu như Tần Lam, bộ phim của đạo diễn Lục là bài tập quá tham vọng, quá trí tuệ thường xuyên quên mất khán giả của mình.

Tựa đề tiếng Hoa của bộ phim có nghĩa là: thịnh yến của nhà vua.

Dịch: © Xuân Hoa @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Film Business Asia


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi