Bình luận phim

Sự nổi dậy của loài khỉ

16/08/2011

Rise of the Planet of the Apes (phát hành ở Việt Nam với tựa đề Sự nổi dậy của loài khỉ), một bộ phim vui nhộn về ngày tận thế của nhân loại mà Tổ chức vì sự đối xử có đạo đức đối với động vật (PETA) và nhà phê bình tán thành – không có động vật nào có hại ngay từ đầu, và sự nghiệp của James Franco cũng vậy – chính là dạng phim giải trí mùa hè mà các xưởng phim bây giờ khó làm.

Phim hay, khôi hài một cách khôn ngoan khiến ta câm nín. Sử dụng công nghệ tiên tiến nhất với kiểu giải trí lỗi thời, tác phẩm kiên trì chân lý cảm động của câu chuyện nực cười, sự đùa cợt (và có kiểm soát) của mình, trong khi đưa ra những lưu ý tự nhận thức về bản thân, giống như sự kính trọng theo lệ thường đối với Charlton Heston, người hùng cứng hàm trong bộ phim gốc năm 1968, Planet of the Apes.

Ngay lập tức, một câu chuyện gốc gây sốc hợp thời và sự thích thú mạnh mẽ với loạt phim dài hơi, bộ phim mới về khỉ dạng người lấy bối cảnh hiện tại, với chút kỳ vọng (bao gồm một nhiệm vụ không gian), có vẻ hợp lý như thực tế của chính chúng ta vậy. Ngài Franco – nghiêm túc, tập trung, dễ mến – vào vai Will Rodman, một nhà khoa học và là người mơ mộng lãng mạn, một sai lầm ngạo mạn còn xa mới trở thành Frankenstein hiện đại. Giống như những trụ sở hào nhoáng ở Gen-Sys, tập đoàn dược phẩm hùng mạnh nơi anh làm việc, Will khiến cho khoa học có vẻ tốt đẹp, khi anh hối hả trong chiếc áo choàng trắng của mình. Hiếm có những công việc đặc thù của công ty dược phẩm lớn có vẻ vô hại như vậy, ít nhất nếu bạn không tính những động vật được dùng để thử thứ có thể là loại thuốc kỳ diệu mà Will hy vọng sẽ điều trị được bệnh Alzheimer.

Không lâu sau, “thánh đường” của chủ nghĩa duy lý khoa học đó sụp đổ. Vào một buổi trưa, một cô tinh tinh quý giá, có biệt danh Mắt Sáng vì có đôi mắt màu xanh lục, nổi cơn giận dữ, chạy điên cuồng qua các phòng thí nghiệm ở Gen-Sys và chạy vào phòng họp nơi Will đang thuyết trình về loại thuốc của anh với cấp trên (David Oyelowo) và các nhà đầu tư tiềm năng. Trời ơi! Bị hạ gục bởi một viên đạn, Mắt Sáng vừa đặt dấu chấm hết cho những giấc mơ trước mắt của Will, vừa tặng cho anh điều gì đó như một sự khởi đầu mới trong hình hài đứa con của cô, một chú tinh tinh nhỏ đáng yêu. Con người của khoa học đó chuyển ra ngoài, đưa chú khỉ nhỏ về nhà, ở đây chú được cha ruột của Will, Charles (John Lithgow) làm lễ rửa tội, đặt tên Caesar, chú lớn nhanh, chẳng mấy chốc trở thành một chú tinh tinh trẻ hoạt bát, hiếu kỳ và rất tinh khôn.

Caesar và Will Rodman (James Franco) trong một cảnh phim

Sau khởi đầu chóng vánh này, Rise of the Planet of the Apes bước vào quãng thời gian vui đùa. Caesar thoải mái trong ngôi nhà của con người, điều này trái ngược với phiên bản Apes trước (gợi nhớ tới “George kỳ lạ”), dù đa phần không có việc gì xảy ra, ngoại trừ bất hòa được báo trước với một người hàng xóm (David Hewlett). Thời gian trôi qua, và Caesar lớn lên mạnh mẽ hơn, tinh khôn hơn trong khi Will tìm được người yêu (Freida Pinto) còn Charles, bị bệnh Alzheimer, nặng hơn. Ở thế tuyệt vọng, Will sắm vai thần thánh và đưa Charles vào thử nghiệm tiếp theo của anh, trở thành cả con lẫn cha của những con chuột trong phòng thí nghiệm của mình. Nhiều thời gian nữa trôi qua, và câu chuyện về một gia đình hỗn hợp hiện đại trở thành câu chuyện cảnh báo đầy quan ngại về sự thống trị giới tự nhiên của con người và biến khỉ dạng người trở thành song sinh kỳ lạ của bộ phim tài liệu mới đây Project Nim, nói về một chú tinh tinh bị lợi dụng và ngược đãi nhân danh khoa học trong thập niên 1970.

Có lẽ các tác giả kịch bản Rick Jaffa và Amanda Silver cùng đạo diễn Rupert Wyatt hiểu rõ Nim – chú tinh tinh bị hiểu nhầm là hiểu ngôn ngữ của con người và sau đó bị những người huấn luyện bỏ rơi thảm thương – cũng như loạt phim Apes. (Các nhà làm phim nhiều lần tán thành những bộ phim trước, với một đội ngũ lạc chỗ và món đồ chơi Nữ thần Tự do.) Rồi một lần nữa, việc lợi dụng động vật nhân danh sự phát triển của nhân loại là một chủ đề kinh dị - viễn tưởng, và trong thập niên 1960 và 1970, màn ảnh tràn đầy những con chuột, thỏ, cá mập và nhiều khỉ dạng người hơn tấn công con người khi những động vật kỳ diệu của thế hệ Walt Disney mở đường cho những kẻ báo thù có răng nanh và có lông của đất nước lập dị. Rise of the Planet of the Apes có thể chủ yếu là quyết định thương mại có tính toán, song cũng là bộ phim về bảo vệ môi trường.

Không nhấn mạnh quá mức những vấn đề đạo đức – bởi lẽ bộ phim chắc chắn không thế làm như vậy. Được xây dựng nhằm mục đích giải trí, Rise of the Planet of the Apes có thể bị đặt tên vụng về, nhưng hầu như tất cả mọi điều khác về bộ phim nhìn chung dễ chấp nhận, bao gồm pha cao trào không thể tránh được cùng diễn xuất của con người và những màn trình diễn được sự trợ giúp của kỹ thuật số. Kể đến đầu tiên giữa những tác phẩm vi tính là Caesar, lớn lên từ một khối lông tròn tròn, trở thành một đứa trẻ bướng bỉnh, một thiếu niên ủ rũ và cuối cùng là một thanh niên với nhiều sắc thái biểu đạt nhờ công nghệ nắm bắt chuyển động (kết hợp cử động của một diễn viên với đồ họa bằng vi tính) và những nỗ lực của Andy Serkis, nam diễn viên đưa Gollum vào cuộc sống trong bộ ba phim The Lord of the Rings. Khi Caesar cau có giận dữ, ngày càng nhiều, bạn không chỉ chứng kiến đỉnh cao tinh hoa của công nghệ kỹ thuật số mà còn thấy một nhân vật có vẻ chân thực, hung dữ và có suy nghĩ.

Andy Serkis hóa thân vào vai chú khỉ Caesar

Ngài Wyatt, một nhà làm phim người Anh, trong số các tác phẩm của ông có bộ phim tài liệu độc lập The Escapist, chỉ đạo cả những pha cận cảnh lẫn những cảnh hoành tráng một cách tài tình. Cả anh và Franco đều quyết định sáng suốt rằng diễn viên phải thể hiện diễn xuất mà không tự biến mình thành trò hề, chiến thuật giúp giữ cho câu chuyện nực cười khỏi sụp đổ. Ngay khi bộ phim tiến triển xa lạ, kỳ dị hơn, và khoa học trở thành khoa học viễn tưởng, ngài Franco duy trì khuôn mặt lãnh đạm, bán rẻ tình cảm của anh với Charles và Caesar. Ngài Wyatt, trong khi đó, luân phiên giữa cảnh bao quát, có những hiệu ứng đặc biệt – có một khoảnh khắc đẹp khi những chiếc lá rơi như mưa lúc chú tinh tinh tới những tán cây trên một con đường ngoại ô – và những kỹ xảo điện ảnh tuyệt vời nhất: khuôn mặt, một số hiệu ứng kỹ thuật số.

Nếu bạn muốn đắm chìm trong sự ngờ vực theo trường phái cũ kiểu thập niên 1970, bạn có thể thấy sự tương đồng giữa thế giới của chúng ta, trong đó những nhân vật kỹ thuật số đang nhanh chóng bắt kịp con người, và thế giới của Rise of the Planet of the Apes, dọn đường cho một cuộc cách mạng sắp tới của khỉ dạng người (và chắc chắn có nhiều bộ phim nữa). Nhưng điều đó sẽ không ăn khớp với quan điểm khải huyền vui vẻ, yên ổn của ngài Wyatt. Mặc dù xuyên tạc tàn tệ về một khu nhà linh trưởng giống như trong truyện của Dickens, nơi Caesar biết được một vài sự thật nghiệt ngã dưới những bàn tay thô bạo – và nơi bạn có thể chửi rủa những bệnh nhân mờ ảo lặp đi lặp lại lời phản đối nghe rõ ràng giống “Attica! Attica!” – bộ phim chủ yếu lạc quan một cách ngoan cố. Đó là kết thúc của thế giới theo như chúng ta biết, và động vật cảm thấy tốt đẹp.

Rise of the Planet of the Apes được xếp loại PG-13 (các bậc cha mẹ đặc biệt chú ý). Sự hung dữ của khỉ dạng người và con người!


Dịch: © Xuân Hoa @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The New York Times