Bình luận phim

Thần Lorax

23/03/2012

Bộ phim Dr. Seuss’ The Lorax (phát hành ở Việt Nam với tựa đề Thần Lorax) dựa trên quyển sách năm 1971 được yêu thích nhưng gây tranh cãi về mặt chính trị kể về một đứa trẻ tò mò đến gặp một ẩn sĩ sống ở ngoại thành để tìm hiểu vì sao không còn cái cây nào trong vùng.

Tác giả bài viết này cảm nhận về The Lorax giống hệt như khi viết bình luận về phim hoạt hình Horton Hears a Who! của hãng Fox, mà thông điệp ban đầu và tình cảm ở cuốn sách của Seuss âm vang ngọt ngào trong khi phần còn lại của thứ trông có vẻ ấn tượng cầu kỳ yêu cầu lấy một truyện ngắn với thông điệp trọng tâm và phát triển thành phim phiêu lưu hào hứng chỉ làm loãng và khiến phim buồn chán.

Đúng thế, phần lớn phim The Lorax khá chán. Phim đẹp ấn tượng và sở thích sặc sỡ chắc chắn bất ngờ vọt ra, nhưng không vui gì cả. Bọn trẻ chắc chắn sẽ thích bộ phim, nhưng có thể rời rạp với chút bối rối về việc truyền đạt thông tin, giống cấu trúc phim, khi phân nửa thời gian gồm những cảnh hồi tưởng dính đến những nhân vật đa phần tách biệt với bối cảnh hiện tại, chỉ làm xáo trộn mọi thứ. Nhưng bất kỳ ai không phải trẻ con và quen thuộc với cuốn sách có lẽ sẽ tò mò muốn xem họ phát triển câu chuyện đơn giản thành phim dài 1 tiếng 45 phút như thế nào. Dĩ nhiên, một khi những người này biết được tất cả những điều thêm thắt đều nhạt nhẽo và gồm những cảnh rượt đuổi và một bà già tươi tắn do Betty White đóng, tất cả sự thích thú lúc đầu sẽ chết.

Once-ler và Lorax

Tuy nhiên, The Lorax không dở. Phim cũng tạm được. Thẳng thắn mà nói thì chỉ ở mức trung bình so với phim trẻ em khác và chỉ tàm tạm. Chắc chắn không đau khổ khi xem, nhưng cũng chẳng vui vẻ gì. Zac Efron (được hoạt hình hóa để trông giống phong cách McLovin một tí) lồng tiếng cho Ted, cậu bé 12 tuổi muốn tìm hiểu xem làm cách nào để có một cái cây nhằm gây ấn tượng với Audrey mê cây cối (Taylor Swift lồng tiếng, được làm cho hao hao Jewel Staite). Thế là Ted, với lời chỉ dẫn từ sự cả gan của mình, quay đầu ra khỏi thị trấn nhựa ô nhiễm được một tập đoàn hỗ trợ kinh tế, để tìm “Once-ler” (Ed Helms lồng tiếng) và nghe được câu chuyện về những cái cây biến mất. Quyết định được đưa ra, vì mục đích bơm đầy câu chuyện, là biến Once-ler thành nhân vật được phát triển mạnh (trong sách bạn chẳng bao giờ thấy mặt nhân vật này) để ông ta và The Lorax (Danny DeVito lồng tiếng), người bảo vệ khu rừng nói thay cho những cái cấy, có thể có những cảnh quay thực sự - và những bài hát – cùng nhau. Tác giảhiểu nhu cầu cho việc này, nhưng điều đó không tránh cho câu chuyện hồi tưởng mở rộng giữa Once-ler và Lorax khỏi tẻ nhạt. Trong sách, Once-ler đại diện cho chủ nghĩa phá hoại và sự thối nát vô danh, nhưng chỉ một lần bạn thực sự vỗ béo nhân vật này và cố gắng biến anh ta thành một nhân vật thật, sự tin tưởng vào những động cơ của ông ta vỡ vụn.

Bọn trẻ không quan tâm phần nào của câu chuyện hay hoặc dở đâu. Trẻ con không để ý rằng Seuss tạo ra nhân vật Lorax là một người yêu chuộng hòa bình vô dụng thực sự chỉ cố dùng sức mạnh của ngôn từ để lung lay Once-ler, và thật ra việc để Lorax trong phim cố gắng tống khứ Once-ler ra khỏi vùng đất bị cắt xén bớt. Họ cũng có thể không tạo ra được mối liên hệ giữa việc không có cây cối và môi trường vô trùng nhưng đầy sâu bọ của Thneed-Ville, nơi ngài thị trưởng thèm khát tiền bạc O’Hare (Rob Riggle lồng tiếng, hình dáng giống chàng lùn Fred Armisen) làm bẩn không khí chỉ để ông ta có thể bán không khí sạch trong chai cho mọi người. Thực ra, nhờ có việc Ted thực sự muốn tìm một cái cây để gây ấn tượng với Audrey mà cậu thậm chí còn không biết rõ tại sao mình đang gieo hạt giống cây Truffula cuối cùng còn sót lại nữa.

Sức mạnh trong truyện của Seuss không thực sự làm bạn ấn tượng cho đến lúc cao trào, khi Once-ler giải thích ý nghĩa sau thông điệp lúc ra đi của Lorax: “TRỪ KHI.” Lúc hay nhất, bộ phim có thể là câu chuyện mở đầu với bọn trẻ về một số vấn đề gây đau đầu trong thời hiện đại. Đáng buồn thay, trong thời chính trị chia năm xẻ bảy của chúng ta, bộ phim cũng khơi dậy những cuộc bàn luận lưỡng tính và những ý kiến có nguy cơ bị xuyên tạc hoặc bị chê bai thâm hiểm. Và có lẽ đằng sau đó là thực tế rằng bản thân bộ phim cố tình phức tạp hóa một sự thật đơn giản; rằng người ta thường chỉ nhìn thấu mọi việc khi họ đã hối hận. Và là con người, có thể lúc nào chúng ta chỉ hành động khi đã quá muộn.

Có thể cảm nhận rằng các nhà làm phim xem xét vấn đề và tài liệu một cách nghiêm túc, nhưng là “phim thiếu nhi” nên vấn đề chính nặng nề của The Lorax có thể đã chết từ lúc bắt đầu đến lúc khó khăn hay bị phê bình vì cố làm một vấn đề nghiêm túc trở nên hấp dẫn ngọt ngào. Việc đó cũng khiến phim không có những yếu tố hài hước như trong phim Cloudy With a Chance of Meatballs, có thể nêu lên cả sự thừa mứa và tham vọng và vẫn làm bạn cười vui.

Đánh giá: 2,5/5 hoặc 5/10

Dịch: Minh Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: IGN


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi