Bình luận phim

Tron: Legacy – Bóng ma ảo trong cỗ máy

02/02/2011

Chung với câu chuyện buồn về người cha bị kẹt trong người tuyết suốt mùa đông (Jack Frost), giờ chúng ta phải thêm Tron: Legacy, bộ phim kể về người cha bị kẹt trong một chương trình phần mềm suốt 20 năm. 

Chàng trai trẻ Sam Flynn đã lớn lên không cha vì cha cậu bị một trò chơi điện tử dụ dỗ và bắt giữ. Giờ đến người hùng trẻ tuổi đáp lại tiếng gọi chung sức với người cha đã già của mình ném đĩa Frisbee ảo vào chương trình ác độc đe dọa thế giới ảo đó.

Đây là bộ phim vượt xa khả năng lý giải logic. Vì thế giới của Tron hoàn toàn tồn tại trong những con chip, nên đừng tự hỏi cơ thể thực của Kevin Flynn (Jeff Bridges thủ vai) đã ở đâu trong suốt hai thập kỷ; hẳn là phải ở đâu đó, vì ta có thể thấy ông già đi. Tôi cho rằng giải pháp là đây là thế giới ảo và nó có thể làm bất cứ thứ gì nó muốn, nhưng chính xác là làm sao một cậu trai 20 tuổi bằng xương bằng thịt vào trong đó được? Rồi anh ấy ăn gì?

Tron: Legacy của Joseph Kosinki bước nhanh qua những trở ngại đó và tăng tốc lập tức, trong một màn trình diễn âm thanh và ánh sáng 3-D nhắm đến thị giác và thính giác hơn là đầu óc. Giữa công nghệ thực tiễn là phần diễn xuất của Jeff Bridges trong vai Kevin Flynn ở hai độ tuổi khác nhau – hiện nay, và 20 năm trước. Phiên bản Tron đầu tiên được làm 28 năm về trước, nhưng điều đó có nghĩa là cậu trai trẻ Sam Flynn, con trai ông, cũng gần 30, quá già với vai người hùng trong truyện dạng này. Độ tuổi hoàn hảo là khoảng 12.

Trong khoảnh khắc hồi tưởng, ta thấy Kevin, chủ tịch một đế chế phần mềm hùng mạnh, bỏ đứa con trai còn nhỏ ra đi. Lúc đầu, bạn nghĩ Jeff Bridges trông có vẻ trẻ hơn trong cảnh này vì trang điểm hoặc Botox (một loại thuốc chữa nếp nhăn), rồi nhận ra tướng tá và giọng nói của Bridges nhưng khuôn mặt đã được hiệu ứng đặc biệt chỉnh nhìn trẻ hơn. Trông có vẻ hơi siêu thực. Việc sử dụng đường nét khuôn mặt nhìn nghiêng và ánh sáng từ phía sau làm cho ảo giác tương ứng với mục đích này. Bridges thật xuất hiện sau này trong chương trình máy tính, râu tóc lùm xùm và dạn dày sương gió, nhưng phiên bản đồ họa vi tính của Jeff lúc trẻ vẫn bám trụ với vai Clu, một bóng ma số ông tạo ra, giờ đam mê (đoạn này thật dễ đoán trước) kiểm soát thế giới đó.


Cảnh trong Tron: Legacy (2010)


Kevin và Sam nối lại tình thân gắn bó. Họ tham gia cùng các chiến hữu khác trong thế giới ảo, đáng nhắc đến có Quorra hấp dẫn (Olivia Wilde thủ vai), người mà Kevin ảo rõ ràng nhận làm con thay cho Sam mồ côi tội nghiệp. Liệu điều này có biểu trưng cho cách trò chơi điện tử phá hoại các mối quan hệ trong đời thực? Chỉ là thắc mắc mà thôi. Có thể nghĩ đến Quorra và Sam như một cặp đôi lãng mạn, nhưng có vấn đề khó chịu là cô ta thì ảo, còn anh này là thật, da cắt là chảy máu, dù trong chương trình có lẽ không thế. Điều này nhắc ta nhớ lại câu hỏi trung tâm về Avatar: Chính xác là Neytiri yêu ai, hay yêu cái gì?

Tôi quan tâm đến điều này nhiều hơn bộ phim quan tâm, cũng tự nhiên thôi. Isaac Asimov có lẽ đã cố gắng tính toán một cách khoa học xem làm sao điều này khả thi, nhưng Tron có xu hướng thiên về hành động. (Riêng cho người hâm mộ thể loại khoa học viễn tưởng: Nếu 2001 là tạp chí Analog thì Tron: Legacy Thrilling Wonder Stories)

Phim Tron đầu tiên (năm 1982) tạo cảm giác cách mạng vào thời đó. Tôi chưa từng xem phim gì như thế. Phim được chiếu lại tại Ebertfest vài năm trước. Đó là phim đầu tiên tạo nên một thế giới ảo và mang diễn viên người thực vào đó; trước đây luôn được làm bằng hiệu ứng đặc biệt, cảnh quay phông nền lớn, thiết bị máy chiếu liên kết máy quay, màn hình xanh và các thiết bị khác. Tron tìm thấy tự do trong chuyển động trong thế giới ảo tươi tắn. Kịch bản không lý giải nổi, nhưng cũng đã sao?

Tron: Legacy, phần sau được làm 28 năm sau bản gốc nhưng cùng dàn diễn viên, cũng y như phim đầu: không thể hiểu được, nhưng trông tuyệt vời. Cả hai phim, làm khá xa nhau, có thể tạm tự khẳng định mình là nghệ thuật của thời đại. Lần này có thêm kỹ thuật 3-D được sử dụng. Vì rất nhiều màn hành động có chuyển động tới lui thoăn thoắt, hiệu ứng 3-D tỏ ra hữu dụng, và không chỉ là việc sử dụng không có chọn lọc hiệu ứng bóng bàn qua lại. Hiệu ứng này cũng được lặp lại tốt. (Có lời nhắc nhở đầu phim cho ta biết một số phần trong phim được cố tình quay 2-D nên dĩ nhiên tôi bỏ kiếng ra để xem sáng hơn đến mức nào. Trạng thái mờ mờ là vấn đề 3-D chưa khuất phục được.)

Jeff Bridges

Khá lâu về trước vào năm 1984, Jeff Bridges xuất hiện trong vai sinh vật ngoài hành tinh cư trú trong cơ thể con người trong phim Starman của John Carpenter. Một bài báo trên tạp chí New York Times đã gọi ông là nam diễn viên điện ảnh hoàn hảo. Ông không hào nhoáng mà giỏi ổn định. Hiện nay khi ông đã đoạt một giải Oscar với phim Crazy Heart và sắp xuất hiện trong True Grit, điều này vẫn đúng. Đây là nam diễn viên được mong đợi sẽ (1) nhập vai mình lúc trẻ, (2) nhập vai mình hiện nay, và (3) vào vai một chương trình (hay ảnh đại diện?) vi tính, và ông làm được cả ba điều đó với phong cách thẳng thắn hiệu quả và thuyết phục (dựa trên bản chất siêu thực của kịch bản).

Sam (Garrett Hedlund thủ vai), khoảng 20 tuổi, khá hợp vai, có nét gợi nhớ đến Bridges. Olivia Wilde làm nên một Quorra dễ chịu. Bằng một cách khó giải thích nào đó, các diễn viên này và Bruce Boxleitner (vai Tron) và Michael Sheen (vai Zuse) thể hiện chân thật cảm xúc của con người trong một môi trường thiếu vắng hoàn toàn đời sống sinh học, gồm cả của chính họ.

Thế giới nhân tạo này được dựng tuyệt vời, dựa trên năng lực của phim trước mang sự hưng phấn thị giác vào thứ mà trong thực tại rốt cục là cơm thừa canh cặn: những con người vô hình và chìm lỉm. Tôi nhanh chóng phấn chấn tột đỉnh khi xem những đĩa Frisbee ánh sáng xoay vòng, nhưng vài cảnh truy đuổi và chi tiết kiến trúc có hiệu quả chỉ vì họ dùng các cảnh và không gian chưa từng thấy trước đây. Và nhạc nền của Daft Punk có động lực điện tử thôi thúc đến mức hình ảnh đôi khi đóng vai trò đồng hành. Nghe nhạc này trong xe hơi có thể không an toàn. Kịch bản lại là vấn đề khác. Đó là một thảm họa, chưa thỏa đáng với nhân vật và làm khán giả rối rắm. Không ngờ vực gì khi một bậc thầy trên mạng sẽ cho ra đời một miêu tả chi tiết sự kiện xảy ra, nhưng đây không phải là một vở opera để bạn liếc mắt ngó qua tờ ghi chú chương trình.

Dự đoán Tron: Legacy sẽ trở thành hiện tượng phòng vé trong vòng một tuần hay cỡ đó. Phim có thể không có thành công kéo dài, vì ấn tượng tạo nên quá một chiều với khán giả đã hơn nhiều mức người phản hồi lập tức. Khi 2001 ra rạp, có những người hâm mộ đã say mê và lẻn vào trong giữa chuyến du hành âm thanh và ánh sáng. Tôi ngần ngừ khi đề đạt điều đó cũng xảy ra với Tron: Legacy, nhưng kịch bản sẽ không chịu đựng nổi.

Dịch: © Mai Khanh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: ROBERT EBERT on Chicago-Sun Times