Giải thưởng - LHP

Góc nhìn Directors' Fortnight: Những phim quan trọng nhất ở Cannes 2022 là những phim khó xem nhất

31/05/2022

Ngành công nghiệp điện ảnh thị trường-đại chúng cứ phải liên tục tìm ra cách giải trí mới để biện minh cho sự tồn tại của mình. Liên hoan phim Cannes cũng biện minh cho ngành điện ảnh, nhưng là ngược lại: Những bộ phim quan trọng nhất là những bộ phim khó xem nhất.

Crimes of the Future của David Cronenberg, bộ phim hậu tận thế hình dung một tương lai kỳ lạ trong đó nghệ sĩ biểu diễn tự mọc ra các bộ phận cơ thể và phung phí trên sân khấu

Năm nay, kinh dị thể xác đã tăng gấp đôi trong tuần lễ thứ hai của liên hoan. Tác phẩm tranh giải Crimes of the Future của David Cronenberg, bộ phim hậu tận thế hình dung một tương lai kỳ lạ trong đó nghệ sĩ biểu diễn tự mọc ra các bộ phận cơ thể và phung phí trên sân khấu. Ngoài phố, trong hạng mục bên lề Directors’ Fortnight, một sự khiêu khích thậm chí còn lớn hơn với bộ phim tài liệu sáng tạo De Humani Corporis Fabrica.

Các đạo diễn Lucien Castaing-Taylor và Verena Paravel đã thăm dò những phức tạp của cơ thể con người với độ chính xác cao đến mức thoạt đầu bộ phim có vẻ như khiêu chiến. Khi hình ảnh các mạch máu và mô não được phóng đại không ngừng chiếm lĩnh màn hình, chúng mang một chiều không gian trừu tượng đầy ám ảnh. Một khối u ung thư được nhìn dưới kính hiển vi với màu sắc sặc sỡ trông giống như tranh của Pollock. Trong khi Cronenberg say sưa với tiềm năng cơ thể con người trở thành nghệ thuật, Castaing-Taylor và Paravel cho thấy rằng cơ thể con người đã trở thành nghệ thuật rồi.

De Humani Corporis Fabrica, bộ phim tài liệu của Castaing-Taylor và Paravel, xem loài người chúng ta như một bức tranh cắt dán thơ mộng các mảnh ghép để tìm kiếm tổng thể bao quát hơn

Cronenberg đã dự rằng người xem sẽ bỏ về, nhưng bối cảnh bộ phim của ông và giọng điệu thông minh của nó đã kích lên thành quá mức. De Humani Corporis Fabrica, mang lại nhiều khán giả phát trực tuyến hơn bù cho những người bỏ về, điều mà Paravel cũng dự đoán; lúc giới thiệu buổi chiếu đầu tiên cô đã đưa ra cảnh báo sẵn. Những người xem chưa quyết định dứt khoát còn những lựa chọn khác ở những chỗ khác, nhưng những người sẵn sàng tham gia hành trình đã phát hiện rằng chăm chú nhìn vào thẩm mỹ kỳ quặc của bộ phim đã trở thành một trải nghiệm siêu việt, thậm chí mang tính thiền định về bản chất sự tồn tại của con người. Đến lúc chạy danh đề, bộ phim đã tìm thấy khán giả của nó.

Castaing-Taylor và Paravel đã đột phá giới liên hoan phim quốc tế với Leviathan, cái nhìn tiên phong kỳ thú về cuộc sống trong và xung quanh một chiếc thuyền đánh cá ở Massachusetts. Có lúc các nhà làm phim này đi xa đến mức dòng dây những chiếc máy quay nhỏ xíu ra ngoài mạn tàu rồi giật về. Những hình ảnh chòng chành từ cá dưới biển đến mòng biển phóng vụt lên và, cuối cùng là con tàu kim loại cùng những người đi biển trên đó, với mọi khía cạnh của hệ sinh thái được gói gọn trong một cảnh quay chóng mặt. Trong bộ phim mới này, bộ đôi mang đến tầm nhìn khủng tương tự bằng cách biến khu bệnh viện thành một cổng rộng mà xuyên qua đó người ta có thể nhìn thấy bản chất của nhân loại. Cuộc sống lao động cãi cọ và tán gẫu ở văn phòng cùng với các thủ thuật phẫu thuật đau đớn. Bộ phim xem loài người chúng ta như một bức tranh cắt dán thơ mộng các mảnh ghép để tìm kiếm tổng thể bao quát hơn.

The Dam, đánh dấu ra mắt đạo diễn của nghệ sĩ thị giác Ali Cherri, là một cái nhìn hầu như không lời và hấp dẫn về trải nghiệm của người thợ nề Maher (Maher el Khair, thợ nề chuyên nghiệp và diễn viên không chuyên)

Một phim khác của Directors’ Fortnight, The Dam, đánh dấu ra mắt đạo diễn của nghệ sĩ thị giác Ali Cherri, sinh ở Paris, có nhiệm vụ tương tự ở trung tâm. Một cái nhìn hầu như không lời và hấp dẫn về trải nghiệm của người thợ nề Maher (Maher el Khair, thợ nề chuyên nghiệp và diễn viên không chuyên), câu chuyện nhập vai của Cherri lấy bối cảnh một con sông ở Sudan xa xôi pha trộn cuộc sống tỉnh lẻ với các bản tin về những cuộc biểu tình của dân thường chống lại nhà độc tài Omar al-Bashir. Những tin tức cập nhật này ngay lập tức là một phần trong thói quen của nhân vật chính, mang những phẩm chất thần bí. Khi Cherri phát triển một tấm thảm nghe nhìn mê hoặc bằng bùn và nước, vùng đất này trở nên sống động cho đến khi Maher tạo ra một con quái vật Frankenstein nhân từ.

Ý nghĩa khái niệm đã đủ rõ ràng: Những cơ hội mới trong sa mạc trống trải này có thể được rèn giũa bằng ý chí và quyết tâm tuyệt đối. Maher mơ thấy những nhân vật bằng bùn nhão khuyến khích hành trình của anh ấy và mặc dù điểm đến thực sự của anh vẫn còn tù mù, nhưng đó luôn là một trải nghiệm đáng nhớ và đắm chìm. Cherri dường như gợi ý rằng tiềm năng cho cuộc nổi dậy vượt ra ngoài sự huy động của các lực lượng chính trị và xã hội, đòi hỏi phải có nhiều quyết tâm cá nhân hơn. Hành trình khó hiểu này không gây tranh cãi nhiều về điểm đó vì nó đưa người xem đi vào bên trong hành trình.

Eo của Jerzy Skolimowski theo chân Cow Gundha trong xu hướng các dự án hoạt động xã hội gần đây sử dụng phim ảnh để nghiên cứu cẩn thận ý thức của động vật

Và chúng ta đến với các liên hoan phim chính vì những điều đó. Chắc chắn, thảm đỏ cho Top Gun: MaverickElvis khiến đám đông vui vẻ, nhưng điện ảnh đích thực ở Cannes lại muốn thử thách khán giả hơn là chìu chuộng họ. Thị trường điện ảnh cần những bộ phim mà mọi người muốn xem, nhưng loại hình nghệ thuật này làm tốt nhất khi nó cho chúng ta thấy thế giới mà chúng ta không bao giờ mong đợi.

Đó là lúc Eo của Jerzy Skolimowski xuất hiện. Không còn có thể nói gì hơn được nữa ngoài ca ngợi bộ phim kế nhiệm tinh thần Au Hasard Balthazar của đạo diễn người Ba Lan Robert Bresson này. Đó là nghĩa đen về hoàn cảnh của con lừa trên tựa phim (“Eo” là phiên âm của “hee-haw” trong tiếng Ba Lan) khi nó đổi chủ nhiều lần, từ rạp xiếc sang trang trại và thậm chí trở thành linh hồn cho bữa tiệc ở một quán bar.

Eo theo chân Cow Gundha trong xu hướng các dự án hoạt động xã hội gần đây sử dụng phim ảnh để nghiên cứu cẩn thận ý thức của động vật. Mặc dù đôi khi khá nặng tay, nhưng giống như The Dam, Skolimowski ưu tiên hình ảnh và âm thanh hơn đối thoại, sử dụng bộ phim để đặt câu hỏi về ranh giới của thế giới tự nhiên và khuyến khích người xem nhìn sâu hơn. Xứng đáng với nỗ lực.

Aftersun của đạo diễn người Mỹ gốc Scotland Charlotte Wells mang đến một cái nhìn rực rỡ vào ký ức của cô bé 11 tuổi Sophie đi nghỉ cùng cha (Paul Mescal buồn bã) cuối những năm 90

Trong trường hợp của Skolimowski, câu chuyện của Eo cũng nói về những con người dạt vào dạt ra khỏi khung hình. Eo lượn lờ và quan sát thế giới, phản ứng khi phải phản ứng, còn con người thì tranh cãi và gấu ó trong một vòng xoáy bất tận những phức tạp không cần thiết. Sự tương phản này khiến Eo trở thành một tác phẩm đồng hành với De Humani Corporis Fabrica thậm chí còn tốt hơn Crimes of the Future. Bộ phim tài liệu De Humani Corporis Fabrica cho thấy con người chỉ là những mảnh ghép đẫm máu riêng lẻ, trong khi Eo giải thích cách họ kết hợp với nhau tồi tệ như thế nào trong một tổng thể lớn hơn.

Cơ thể thì mong manh yếu đuối biết bao nhưng tâm trí con người lại có sức mạnh tiềm tàng. Đó là thông điệp quan trọng trong Aftersun, một trong những đột phá không thể phủ nhận của năm nay, và hoan nghênh bạn đi sâu tìm hiểu ý nghĩa của việc suy nghĩ cho bản thân.

Đạo diễn người Mỹ gốc Scotland Charlotte Wells mang đến một cái nhìn rực rỡ vào ký ức của cô bé 11 tuổi Sophie đi nghỉ cùng cha (Paul Mescal buồn bã) cuối những năm 90. Bộ phim thỉnh thoảng chuyển sang thời hiện tại khi cô gái đã trưởng thành tiếp tục bị ám ảnh bởi quá khứ, nhưng Aftersun luẩn quẩn trong trạng thái chủ quan của cô ấy và mối liên hệ mong manh với những khoảnh khắc nhỏ khi chúng mang ý nghĩa lớn hơn. Khi Sophie suy nghĩ và xem xét lại mối quan hệ với cha mình, tâm trạng buồn bã của ông trở thành đối tượng tò mò để nghiên cứu. Wells định vị chúng ta trong nhiệm vụ này, sử dụng tập hợp các khoảnh khắc tĩnh lặng để đánh giá bức tranh lớn hơn — cách ký ức tích lũy ý nghĩa mới theo thời gian, ngay cả khi chúng còn lưu lại một bí ẩn. Trong cảnh quay cuối cùng tuyệt vời, Aftersun thể hiện một nhà tạo mẫu hình ảnh sắc sảo có khả năng truyền tải ý nghĩa sâu sắc vào những chi tiết nhỏ. Trong khi một số bộ phim thách thức chúng ta xem cho hết, thì Aftersun thúc đẩy chúng ta tìm hiểu sâu hơn.

Những người bênh vực bộ phim tiểu sử căng phồng bồng bềnh Elvis của Baz Luhrmann nói tầm nhìn theo đa số là “rất Baz”

Tại Cannes, nhiệm vụ này thường trái ngược với những tầm nhìn nghệ thuật quen thuộc. Những người bênh vực bộ phim tiểu sử căng phồng bồng bềnh Elvis của Baz Luhrmann nói tầm nhìn theo đa số là “rất Baz”, kiểu đánh giá nghe như một lời bào chữa. Đó cũng là kết quả của việc một nhà làm phim có ý khoa trương cho được đến mức trở thành tự biện hộ. Còn với các nghệ sĩ điện ảnh có tiềm năng thực sự thì kết quả khả thi nhất là đây; khi Aftersun cất cánh sau Cannes, người ta chỉ có thể hy vọng rằng trong một vài năm tới, khán giả của liên hoan phim này sẽ biết đến một tác phẩm đặc sắc mới “rất là Charlotte Wells”.

Tương lai của điện ảnh có khắp nơi ở Cannes, từ hội nghị chuyên đề kéo dài hai ngày của các nhà làm phim đến những tấm áp phích nhan nhản để quảng cáo cho sự tài trợ của TikTok. What Is Cinema? là tựa sách năm 1967 gây tò mò và là cuốn sách có tầm ảnh hưởng về sau của nhà phê bình người Pháp André Bazin, và khi Cannes đặt tên Bazin cho một phòng chiếu, câu hỏi đó vẫn quanh quẩn trong giới hạn của nó. Không có câu trả lời dễ dàng nào, nhưng sau ngần ấy năm, vẫn rất đáng đặt ra câu hỏi đấy.

Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: IndieWire