Nhân vật & Sự kiện

Andrei Konchalovsky xây dựng một mê cung kỳ lạ với The Nutcracker in 3D

30/01/2011

Bộ phim với kinh phí 90 triệu đôla này không phải là những gì bạn đang trông đợi.

Có chút gì đó gây hiểu lầm về tên phim và quá trình quảng bá của The Nutcracer in 3D. Bộ phim mới cho mùa nghỉ lễ này không liên quan gì đến vở ba lê hay nhạc Tchaikovsky. Chỉ có vài tiết mục âm nhạc rải rác suốt bộ phim dài gần hai giờ đồng hồ. Và mặc dù phim khởi đầu hệt như một câu chuyện Giáng sinh nhẹ nhàng kể về một cô bé có trí tưởng tượng hoạt động thái quá (Elle Fanning đóng), thình lình phim bẻ ngoặt sang thành câu chuyện ngụ ngôn chống chuyên chế và những lớp liên hệ trong phim mang nó đi ra xa khỏi vùng đất của ông già Noel.

Chí ít đó là một phim 3-D.

Người chịu trách nhiệm đối với tác phẩm điện ảnh hỗn hợp u ám này – vị đạo diễn sinh trưởng ở Liên Xô cũ, Andrei Konchalovsky – có một thái độ đơn giản, gần như trẻ con về bộ phim mới của ông. “Làm ra một mê cung về sự kết hợp văn hóa thật là vui,” ông nói.

Ông không hề đùa về mê cung. The Nutcracker in 3D sẽ khiến cho mê cung của người Cretan trông giống như một hành lang ngắn. Người ta không đủ ngón tay để đếm những ẩn ý văn hóa và điện ảnh trong dự án nghệ thuật cực kỳ đắt đỏ này – Plannet of the Apes, 1984, The Plague, Metropolis, có lẽ là mọi phim về cuộc thảm sát người Do Thái từng được thực hiện.

“Và đừng quên Damien Hirst,” Konchalovsky nói. “Bạn biết đấy, cá mập.”


Andrei Konchalovsky, bên trái, đạo diễn của The Nutcracker in 3D, và Julia Vysotskaya
vai Snow Fairy trong phim
[Ảnh: Noisette Film Productions]

Thực sự thì người ta chẳng thể nào quên được Hirst. Phim có cảnh một con cá mập khổng lồ được nuôi như vật cưng bị điện giật chết, với một sự kính trọng – đối với tất cả những người háo hức tìm sự tán đồng dành cho nghệ thuật đương đại dựa trên chất formaldehyde trong các bộ phim nghỉ lễ của họ – dành cho tác phẩm The Physical Impossibility of Death in the Mind of Someone Living của Hirst.

Ồ phải, cốt truyện của phim. Phim xoay quanh một cô bé người Áo (Fanning đóng) vào thập niên 30 khá gần gũi với người chú (Nathan Lane đóng), anh này thực tế chính là Albert Einstein, và cũng là người đưa cho cô bé một chú lính đồ chơi bằng gỗ đồng thời cũng là một chiếc kẹp quả hạch, món đồ chơi này hóa ra lại là một hoàng tử bị vướng phải lời nguyền từ kẻ cai trị tà ác tên gọi Vua Chuột Cống (John Turturro đóng), chuyện phim nhanh chóng đưa chúng ta tới một xứ sở thần kỳ, nơi loài chuột nô dịch hóa loài người, và là nơi bọn tay sai của Vua Chuột Cống xúc những con thú nhồi bông cho vào lò hỏa thiêu đồ chơi.

Bạn hiểu được vấn đề rồi đó.

Hay có lẽ bạn chưa hiểu được vấn đề. Hoặc cũng có thể chuyện bạn không hiểu được vấn đề là vấn đề mà Konchalovsky muốn đưa ra?

“Thỉnh thoảng,” vị đạo diễn nói về quá trình làm phim, đã ra mắt ngày 24/11 ở Los Angeles, “tôi ngăn mình lại và nói ‘Ai sẽ đánnh giá cao phim này?’ Sau đó tôi nói, 'Có gì quan trọng đâu.' ”

Konchalovsky trong cuộc đời mình, lúc ông có thể – và sẽ làm thế – ông thường xuyên nói “không có gì quan trọng.” Với đạo diễn này, sự nghiệp lạ lùng của ông chỉ bị lu mờ duy nhất bởi tính cách lạ lùng không kém, và Konchalovsky không quan tâm nhiều đến chuyện thực hiện tầm nhìn của người khác. Dù lúc ông đang ngồi trong một bữa ăn nhẹ đầu buổi tối gồm dưa chua và rượu vodka ở một nhà hàng Nga tại đại lộ Santa Monica – một ngoại lệ đối với ông; người đàn ông 73 tuổi đời nói ông thường không thích ăn sau ba giờ chiều – ông biểu lộ một thái độ bất cần đã được trui rèn qua một cuộc đời cống hiến hết cho thế giới điện ảnh.

Một khoảng thời gian dài hợp tác với nhà triết học thực nghiệm người Nga Andrei Tarkovsky, Konchalovsky nhận được lời tán dương cho hàng loạt các bộ phim Liên Xô cũ – ông nhận được Giải thưởng của ban giám khảo ở Cannes dành cho phim Siberiade, bộ phim sử thi thực hiện năm 1979 về một thị trấn nhỏ ở nước Nga. Ông đến Holywood vào thập niên 80 thực hiện những bộ phim theo xu hướng phổ biến. Nỗ lực đầu tiên tại nước Mỹ của ông là phim hành động Runnaway Train do Jon Voight thủ vai chính, đã được giới phê bình đón nhận nồng nhiệt. Lần tấn công thứ hai là bộ phim về cảnh sát do Sylvester Stallone đóng Tango & Cash, phim không được thuận lợi như phim trước. Ông và nhà sản xuất Jon Peters nảy sinh mâu thuẫn và Konchalovsky bị sa thải giữa chừng trong quá trình sản xuất phim.


Một cảnh trong Tango & Cash

Mọi việc trở nên lộn xộn hơn cho đến khi Konchalovsky thực hiện một phim cận đại về người điều khiển máy chiếu cho Joseph Stalin, phim The Inner Circle, năm 1991. Ông cho biết hãng Sony đã hứa với ông sẽ phát hành bộ phim rộng rãi, nhưng một cuộc thanh lọc ban quản trị tranh giành thế lực – còn ai khác nữa? – Peters, và bộ phim chỉ có được sự ra mắt qua loa.

“Tôi nhớ cái ngày bộ phim sắp ra mắt. Tôi mở tờ Los Angeles Times. Phim Hook – hai trang [quảng cáo]. The Prince of Tides – hai trang. Những phim khác – một trang. Trong một góc nhỏ xíu ở trang cuối cùng chính là phim của chúng tôi,” ông nhớ lại. “Tôi cảm thấy giống như người chơi đàn vĩ cầm đứng ở góc đường trong khi những chiếc xe tăng chạy đến.”

Konchalovsky lui về châu Âu, những những vở opera và kịch sân khấu trên khắp châu Âu, có thêm vài phim Nga và truyền hình Mỹ. Ông đã không quay một phim điện ảnh nói tiếng Anh nào cho đến hiện tại.

Với khoản kinh phí khổng lồ lên đến 90 triệu đôla và cách thể hiện khá u ám, Nutcracker là một phim kỳ lạ để trở lại [với sự nghiệp ở Mỹ]. Konchalovsky đã có ý tưởng cho phim từ giữa thập niên 90 nhưng không tìm được bất kỳ ai ở Hollywood tài trợ. Cách đây nhiều năm, một nhóm những nhà tài phiệt châu Âu mờ ám – chủ yếu đến từ Nga – đã đồng ý với số vốn quá cao và mang theo tiền xuất hiện. Yêu cầu [của giới báo chí] được nói chuyện trực tiếp với họ đã bị từ chối. Nhưng Konchalovsky đã đưa ra mô tả thế này:

“Đây là những người không có kinh nghiệm. Tất cả bọn họ đều bị phát rồ và họ không biết họ đang đâm đầu vào cái gì,” ông nói. “Cơ bản bọn họ là những gã khờ dại. Những kẻ khờ dại hào phóng… Và tôi luôn sẵn sàng cầu nguyện cho họ mỗi ngày. Tôi đã trả lời (với họ), ‘Các ông đang sản xuất một bộ phim vĩ đại và tôi không biết rằng liệu các ông có lấy lại được tiền của mình hay không.’ Và vài người trong số họ nói, ‘Được thôi, thế thì có lẽ chúng ta đã làm được gì đó cho con cháu.’ ”

Không phải tất cả bọn họ đều nói thế chứ?

“Không, một số người rất lo lắng. Họ nhìn tôi với một dấu hỏi to tướng.”


Poster phim Runaway Train

Bất chấp những khía cạnh u ám, Konchalovsky tin tưởng phim của ông sẽ mang đến điều gì đó cho mọi người. “Có thể khán giả sẽ không liên hệ được với một số chi tiết [đòi hỏi kiến thức rộng]. Nhưng những gì quan trọng chính là về mức độ tiềm thức. Một người đơn giản mà có lẽ không được học hành nhiều sẽ nói ‘Hmm, thật là đẹp.’ ‘Hmm, thật lạ lùng.’ Các nhân vật và sự kiện nguyên mẫu hiệu quả với tất cả mọi người.”

Nhà điều hảnh sản xuất của phim, Moritz Borman, cho biết dù bạn có đồng ý với quan điểm của Konchalovsky hay không, “bạn không thể chối bỏ rằng phim xuất phát từ một vị trí nghệ thuật. Và tôi nghĩ rằng quan điểm này sẽ trở nên vững chắc hơn với mọi người một khi họ nhận ra điều đó.”

Nói bất cứ điều gì với Konchalovsky cũng có nghĩa là bạn sẽ nghe những tài liệu nghiên cứu công phu về lịch sử điện ảnh – và nghe về những câu chuyện thời chiến tranh do một ấn bản về những nhà làm phim của thế kỷ 20. Chỉ nhắc sơ tới phim Runaway Train sẽ dẫn đến câu chuyện ông vướng vào một trận cãi vã với Kurosawa Akira như thế nào tại ngôi nhà của vị đạo diễn người Nhật Bản trong khi Kurosawa đang cắt sushi. (Cả hai tranh cãi về sự đạo lý của Lê-nin). Nói chung, Konchalovsky là một người lập dị trong thế giới điện ảnh, mà bạn có lẽ sẽ hình dung ông ta phù hợp với những người lập dị khác thuộc thế hệ của ông, giống như Shirley MacLaine – bà ấy, ồ đúng thế, là người ông đã từng sống chung. (Vị đạo diễn hiện đã cưới người vợ thứ năm, một nữ diễn viên người Nga tên Yuliya Vysotskaya, cô này cũng có vai diễn trong phim Nutcracker.) Và ông vẫn giữ lại vài người khác tinh vi và tế nhị cùng làm việc chung – ông vẫn là bạn tốt với Francis Ford Coppola, đã giúp ông trong phim Runaway Train và với người mà ông đã hợp tác trong loạt phim truyền hình The Odyssey năm 1997.

Konchalovsky cho biết ông xem Nutcracer như một phim thương mại cùng kết hợp với nhiều nhân tố đầy tham vọng. “Tôi có khát khao thực hiện một phim kinh điển, cho một điều gì đó sẽ là một ẩn dụ phù hợp với mọi thời đại, quay một phim dành cho thiếu nhi nhưng sẽ trường cửu. Rất ít người muốn làm điều đó,” ông phát biểu. “Và tôi muốn mang đến cho nó những bài thơ trữ tình mà không phải là những vần thơ của Tim Rice,” ông nói thêm. “Tôi muốn nó sẽ là một sự tôn vinh Tchaikovsky. Nếu bạn muốn, tôi sẽ nói đó là nhạc pop Tchaikovsky. Vâng, nhạc pop Tchaikovsky.”


Dịch: © Khuynh Văn @ Quaivatdienanh.com
Nguồn: Los Angeles Times