Nhân vật & Sự kiện

Hollywood biến điện ảnh thực tế ảo thành thật

17/04/2015

Sâu trong khuôn viên của hãng phim 20th Century Fox, cách xa nơi những nhà lãnh đạo quyết định phải mài vuốt Wolverine thế nào hay làm thế nào để khiến Alvin có giọng nói của sóc, là một khu vực với mục tiêu bí ẩn hơn.

Đầy những màn hình và bộ kính chụp nửa đầu, đây là nơi một số nhà làm phim được chọn lọc, gồm “nhà tương lai” của Fox, Ted Schilowitz, đang khám phá những khả năng của kỹ thật số. Khu vực này là Phòng thí nghiệm Đổi mới Fox, nhưng được gọi với tên thân mật hơn là Boong-ke.

Cái tên này chỉ gợi tưởng tới một trong những nhiệm vụ chính của khư vực: ghép những lời hứa hẹn của điện ảnh thực tế ảo với những yêu cầu cấp bách của một hãng phim thời đại.

Boong-ke này là nơi các lãnh đạo lên lên cốt truyện cho một bộ phim ngắn Wild dựa theo phim điện ảnh cùng tên với các diễn viên Reese Witherspoon và Laura Dern, được đề cử Oscar năm 2014; đây cũng là nơi họ đang muốn làm một bộ phim thực tế ảo ngắn dự tính ra mắt cùng thời điểm với The Martian của Ridley Scott.

“Boong-ke là nơi thật tuyệt vời, và bạn phải đi hỏi nó ở đâu, vì nó ở một nơi cực kỳ bí mật so với các phòng thí nghiệm khác,” Schilowitz, người đồng sáng lập công ty đằng sau công nghệ đời mới Red Camera trước khi tới Fox, cho biết. “Những người làm việc ở đây nhiều khi còn không biết họ đang thực sự làm dự án gì.”

Ở các hãng phim như Fox, ở các trụ sở khắp Thung lũng Silicon, và ở các văn phòng đạo diễn, một lời yêu cầu cấp bách đang được đặt ra. Thực tế ảo (virtual reality) đang ngày càng có vẻ sẽ nhanh trở nên phổ biến – công nghệ mới này từng được hoan nghênh rực rỡ tại Hội nghị Di động Thế giới tại Barcelona gần đây – bây giờ cuộc đua là nhào nắn, và lên định nghĩa, cho hiện được đang được gọi là điện ảnh thực tế ảo (VR cinema).

Schilowitz và các cộng sự đang trong quá trình đảm bảo rằng thực tế ảo – một hiện tượng thường được tâng bốc nhưng dường như chưa bao giờ đáp ứng được – cuối cùng cũng phải trở thành thứ họ tin nó có thể trở thành: tạo thay đổi lớn trong ngành điện ảnh và tương lai của điện ảnh, truyền hình.

Thay đổi bài toán

Trong hơn 100 năm qua, giải trí trên màn ảnh đã được tiếp thu chỉ theo duy nhất một cách – một màn hình hình chữ nhật được treo trước mắt khán giả. Kích cỡ màn hình thay đổi, và những gì xuất hiện trên đó đã tiến bộ theo từng thập kỷ.

Tuy vậy, thực tế ảo có thể thay đổi cả bài toán đó. Bằng cách thể hiện những hình ảnh kia – kết hợp kính và những điện thoại thông minh thế hệ mới – với sự tương tác 360 độ, một kiểu đắm chìm trong câu chuyện mới được giới thiệu. Sử dụng một thứ máy móc cho phép trải nghiệm thực tế ảo để xem phim, khán giả sẽ không chỉ được thưởng thức hình ảnh sâu sống động mà còn có những trải nghiệm khác rõ ràng hơn rất nhiều.

Một cái ngước nhìn lên cao không khiến bạn chỉ thấy trần nhà rạp chiếu phim, mà là bầu trời của cảnh phim bạn đang xem. Quay đầu một cái bạn không còn nhìn thấy thằng nhóc ngồi bên cạnh nữa mà là một chiều sâu khác của thế giới phim bạn đang xem.

Hiệu ứng đơn giản nhưng mạnh mẽ một cách không lường được. Không có cách nào để thoát khỏi thế giới của một bộ phim thực tế ảo.

Tới nay, nhiều người đã ít nhiều nghe nói tới thực tế ảo. Nếu chưa, đây là một chút tóm tắt. Thực tế ảo chỉ một chuỗi những phát triển công nghệ cho chúng ta những tiến bộ vượt bậc trong vài năm gần đây mà cả thập kỷ trước kia chưa từng đáp ứng được: đáng nói nhất là qua đôi kính Rift của hãng Oculus có trụ sở tại Orange County, và những công nghệ khác như kính Vive của HTC, và những dụng cụ phù hợp hơn với xem phim ở nhà như ứng dụng Google Cardboard cho điện thoại thông minh. Trải nghiệm thực tế ảo ngày nay ít gây chóng mặt hơn bao giờ hết.

Bộ kính Oculus dùng để xem phim thực tế ảo

Ngoài những ứng dụng cho điện thoại thông minh (Oculus cũng có ứng dụng cho điện thoại Samsung), trên thị trường người tiêu dùng không hề bán những bộ kính chỉ dành riêng cho thực tế ảo. Nhưng với việc Rift có thể ra mắt thị trường trong thời gian tới, có thể sớm nhất là ngay trong năm nay, với giá chỉ 200 đến 400 đôla và Vive có thể theo sau ngay sau đó. Nhiều chuyên gia cho biết, chỉ không lâu sau đó thôi, thực tế ảo sẽ trở thành cách xem phim phổ biến. Điều này thúc đẩy các hãng phim khẩn trương lên kế hoạch làm những bộ phim mà có thể cho phép khán giả thưởng thức với những bộ kính kia.

Vì vậy, một số bộ phận trong ngành điện ảnh, với một tốc độ chậm hơn Thung lũng Silicon nhưng nhanh hơn tốc độ thường thấy của Hollywood, hiện đang thúc đẩy nỗ lực nghiên cứu thực tế ảo để đưa phim và các trò chơi điện tử của mình vào với thế giới thực tế ảo. Các nhà làm phim hàng đầu như Mark Romanek, một người vận động thực tế ảo từ lúc ban đầu, và Robert Stromberg, từng hợp tác với chuyên gia kỹ xảo Chris Edwards để tạo một công ty chuyên về thực tế ảo, đã bắt đầu lên kế hoạch các bộ phim theo phong cách mới này; đạo diễn Star Trek 3 Justin Lin (hiện đang nỗ lực làm một bộ phim “liên quan” tới thực tế ảo) và nhà làm phim Megan Ellison cũng đã mở một ban thực tế ảo trong các hãng phim của mình.

Một số công ty công nghệ như Jaunt (từng làm phim Kaiju Fury) và Oculus do Facebook sở hữu, hiện đang vươn xa khỏi thế giới lập trình sang thế giới làm phim. Năm ngoái, Oculus đã thu nhập một số tài năng sáng tạo nhiều hứa hẹn nhất của Pixar hãng hãng của họ làm những phim ngắn chỉ dành riêng cho dụng cụ của Oculus. Họ hiện đang có ít nhất năm dự án phim đang được hoàn thiện. (Trong khi những phim này về lý thuyết vẫn có thể được chiếu theo cách truyền thống, Oculus cũng như các hãng tương tự, cho rằng nội dung phim thực tế ảo quá được đặc biệt hóa để có thể chiếu một cách truyền thống mà hiệu quả.)

Các nhà làm phim tiên phong như Chris Milk và bộ đôi người Canada-Pháp Felix và Paul, đã từng làm nội dung thực tế ảo trong vài năm, hiện đang có những bước tiến vào thế giới điện ảnh phổ biến của Hollywood. (Felix và Paul đã làm phim Wild với Witherspoon và Fox, trong khi Milk đang có hợp đồng hợp tác với hãng phim Ellison.)

Wild

Nhưng việc ai đang cố gắng nỗ lực thúc đẩy thực tế ảo trở nên phổ biến không quan trọng bằng việc những nỗ lực đó sẽ có nghĩa gì – những lựa chọn và vấn đề chúng đưa ra.

Công nghệ và sáng tạo đang lại gặp nhau theo một cách hoàn toàn mới, vậy công nghệ thực tế ảo sẽ tạo một trải nghiệm kể chuyện mới, hay chỉ là một thứ công nghệ thử nghiệm? Những thể loại phim nào phù hợp nhất với cách thưởng thức điện ảnh toàn diện này? Thể loại nào hoàn toàn không hợp?

Đó là những câu hỏi sâu sắc hơn nhiều. Trong những phim trường Hollywood, mỗi ngày các nhà làm phim và chuyên gia hoạt hình đang làm những phim ngày càng tiên tiến. Nhưng họ ít khi dừng lại và tự hỏi nếu quá thành công thì sẽ thế nào? Việc gì xảy ra nếu phim ảnh hứa hẹn đưa bạn tới một thực tế mà bạn thật ra không muốn trải nghiệm?

Quá nhiều phim thực tế ảo

Tại Liên hoan phim Sundance vào tháng Một vừa qua, một số phim thực tế ảo đã được ra mắt. Không có phim nào gây nhiều tranh cãi như Perspective.

Một nhà làm phim truyền thống, Rose Troche (The Safety of Objects) đã kết hợp với một chuyên gia với tư duy hướng về công nghệ hơn Morris May cho ra mắt một bộ phim ngắn cho phép người xem tham gia một buổi tiệc của sinh viên – cho phép khán giả trả nghiệm bản thân trong vai một người đàn ông tham gia một cuộc ẩu đả, rồi một cô gái say khướt bị chính người này và một số bạn nam khác tấn công. Perspective là cách kể chuyện thực tế ảo theo ngôi thứ nhất điển hình, với mục đích khiến khán giả trở thành người tham gia vào thế giới này, khi bạn nhìn xuống tay hay giày của mình, rõ ràng bạn thấy đó là tay hay giày của mình. Đó là một trải nghiệm có thể khiến khản giả mất phương hướng và chóng mặt – thậm chí là cảm giác bị xâm phạm.

Trong cảnh phim Perspective, người xem thực sự như đứng trong phòng với các nhân vật

Và đó là cố tình. Troche và May đang muốn đưa ta vào chính khoảnh khắc đó, sử dụng công nghệ thực tế ảo hoàn toàn mới để tạo tiếng nói co những trải nghiệm mà chỉ người trải qua nó mới nhận thức được hết. “Có nhiều người nói với chúng tôi là ‘Tại sao anh chị lại vừa cưỡng hiếp thị giác của tôi như vậy?’” Troche cho biết. “Nhưng phần lớn phản hồi là tích cực. Chúng tôi chỉ đang muốn cho bạn một góc nhìn khác.”

Nhưng câu hỏi kia, ở đây mang tính đạo đức, cũng có thể trở thành những câu hỏi về cảm xúc. Thực tế ảo cho phép người tiếp thu nó được trải nghiệm chính những gì nhân vật đang trải qua một cách rất gần gũi – có thể tạo một vấn đề khó lường với những phim tâm lý hay hài với những phong cách kể chuyện có thể tạo trải nghiệm quá thật trong thực tế ảo.

Các nhà làm phim cũng phải đối mặt với thách thức làm thế nào để khiến cách kể chuyện của mình trở nên hiệu quả hơn khi khán giả có thể nhìn khắp nơi, thấy từng chi tiết qua những cảnh quay dài, thay vì được chứng kiến những góc quay hẹp hơn được chắp ghép với nhau. Vì, nếu tất cả mọi thứ có thể trở thành thực, thì có thứ gì thật sự thật không?

Những nhà tiên phong trong lĩnh vực thực tế ảo cho biết một số vấn đề này có thể biến thành cơ hội.

“Một bộ phim truyền hình như The Wire có thể khám phá các chủ đề này, nhưng trong một cốt truyện phụ liên quan tới câu truyện trung tâm,” David Greenbaum, một lãnh đạo tại Fox Searchlight từng giám sát sản xuất Wild và hiện đang làm việc với Schilowitz, Chủ tịch Fox Home Entertainment Mike Dunn và giám đốc hậu kỳ của Fox, Ted Gagliano, trong boong-ke, cho biết. “Tôi không chắc có thể khẳng định thực tế ảo thực sự khác với việc kể chuyện trên truyền hình một cách mở rộng. Nó khiến chúng ta chuyển tải một câu chuyện phức tạm hơn trong giải trí truyền thống.”

Schilowitz thêm rằng “một phần lớn những việc này là sử dụng những tiểu xảo trong kịch nói và những phương pháp kể chuyện cũ thời xưa, nhưng theo phong cách hiện đại.”

Nhưng nhiều người khác cũng khuyến cáo rằng kể chuyện bằng thực kế ảo nên được nhìn nhận là một phong cách hoàn toàn mới mang tính cách mạng.

“Trong nhiều thế kỷ, việc kể chuyện là khi người ta ngồi xuống và kể cho bạn nghe câu truyện về vụ đi săn trâu,” Danfung Dennis, nhà làm phim tài liệu từng được đề cử Oscar và chủ hãng thực tế ảo Condition One, cho biết. “Với thực tế ảo, bạn thực sự tham gia vụ đi săn đó.”

Hay, như Nonny de la Pena nói, “Nếu nhìn Spider-Man hay Vertigo, bạn cảm thấy gì khi bạn chứng tiến những sự kiện đó diễn ra trên màn ảnh, và hãy tưởng tượng thực sự bạn sẽ cảm thấy thế nào khi chính mình là người đứng trên mép tầng thượng tòa nhà cao tầng đó.”

de la Pena, được gọi là mẹ đỡ đầu của thực tế ảo, đã là người đứng ra mở đường cho một số đổi mới quan trọng trong phòng thí nghiệm của bà tại Đại học Nam California, và hiện đang thảo luận với một số nhà làm phim hàng đầu về những dự án phim thực tế ảo. Bà nghĩ rằng bộ kính thực tế ảo sẽ được phổ biến đầu tiên cho mục đích giải trí, rồi sau đó là viễn thông.

Các nhà làm phim thực tế ảo cũng thích nói về thứ họ gọi là “tương tác vô hình” – tức là khi bộ phim thay đổi theo những cách nhỏ tùy theo hành động người xem. Trong phim ngắn Wild, nhân vật của Laura Dern chỉ xuất hiện khi người xem nhìn về hướng cô; nếu người xem không nhìn, cô sẽ không xuất hiện.

Cảnh trong pim VR Birdly, phim VR giới thiệu ở Liên hoan phim Sundance 2015

Hãy nghĩ rằng đây là một kiểu khiến bộ phim trở nên độc đáo cho mỗi người, nhưng lại đặt ra câu hỏi khác: nếu tôi và bạn xem một bộ phim cùng tên theo cách khác nhau, vậy chúng ta có thực sự đang xem cùng một bộ phim?

Háo hức

Thực tế ảo đang chuyển động rất nhanh. Chỉ tuần trước khi bài báo này được đăng, Samsung và Cirque du Soleil đã ký hợp đồng hợp tác, và Lionsgate và Samsung cũng có kế hoạch một phiên bản thực tế ảo ngắn cho Insurgent.

Những người làm công nghệ thực tế ảo tin rằng công nghệ này sẽ thay đổi cách chúng ta trải nghiệm giải trí, nhất là những dạng giải trí ngắn. Đeo bộ kính lên, thật dễ thật hiểu tại sao. Cảm giác thích thú khi thực sự ở trong căn phòng đó thật sự rất sâu sắc. Trong những tìm hiểu của riêng mình, người viết chưa từng gặp ai thích thú với một bộ phim tới vậy trước khi đeo đôi kính lên; cũng chưa thấy ai đeo rồi mà tránh được cảm giác hăng hái muốn trải nghiệm thêm.

Những người sử dụng hệ thống này mãi không tìm được một cách ví von để tả trải nghiệm đó. Thật ra nó cũng là một phát triển bằng tầm thêm âm thanh vào phim câm; đây là sự tiến triển vào một thế giới hình ảnh chuyển động khi trwocs đây chúng ta chỉ mới biết những hình ảnh tĩnh. (Không giống 3D, vì 3D chỉ khiến mọi thứ trông nổi bật hơn chứ không thực tế hơn.)

“Kể cả những trải nghiệm xấu cũng trở nên xấu một cách đáng nhớ hơn,” Saschka Unseld của Oculus, từng làm một thời gian dài ở Pixar, hiện đang quản lý ban nội dung mới của Oculus, cho biết. (Tất cả các nỗ lực của Oculus tới nay là với hoạt hình. Quay phim người thật với công nghệ này phức tạp hơn nhiều.)

Way to Go, một bộ phim thực tế ảo của đạo diễn người Canada Vincent Morisset

Dù một trải nghiệm điện ảnh 360 độ có thể đửaa nhiều khả năng hơn, điều ngược lại cũng là có thể. “Thực tế ảo có thể đưa bạn hẳn vào một thế giới mới, nhưng bạn không thể khiến khán giả bỏ qua việc một nhân vật bị bắn trong phòng đó,” James Steward, một nhà làm phim độc lập đang làm phim thực tế ảo Outfoxed cho biết.

Vì khán giả giờ có thể đi khắp nơi trong thế giới này, họ cần được dẫn đường để tránh đi lạc khỏi câu chuyện hoàn toàn.

Các nhà làm phim đang cố gắng khám phá cách làm điều này. Trong Way to Go, một bộ phim hoạt hình của đạo diễn người Canada Vincent Morisset và các nghệ sĩ Quebec khác, khán giả chuyển động như thế trong một trò chơi điện tử, lang thang qua nhiều phong cảnh. Trải nghiệm điện ảnh thật phong phú, đầy ý nghĩa và các phép ẩn dụ. Nhưng vẫn cần các đường thẳng để hướng dẫn cho người xem, khiến họ tránh lang thang tới những nơi không cần thiết. Đây cũng như tượng trưng cho một phong cách làm phim đang mở ra nhiều khả năng mới, nhưng các nhà làm phim vẫn cần một hướng đi rõ ràng.

“Chúng tôi vẫn muốn phim mang cảm giác là phim,” Morisset nói. “Vì thế khán giả có được bao nhiêu tự do và chúng tôi dẫn dắt câu chuyện thế nào?... Đó là câu hỏi nhiều người đang đặt ra.”

Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Los Angeles Times