Nhân vật & Sự kiện

Một Steve Jobs rất người qua thể hiện của Michael Fassbender

25/01/2016

Làm thế nào để khắc họa hay nhất về con người của thời đại công nghệ? Nam diễn viên này sẽ cho chúng ta biết anh đã trở thành nhà sáng lập Apple như thế nào.

Steve Jobs mở ra một nhiệm vụ.

Hoặc có lẽ là một tầm nhìn.

Michael Fassbender

Tài năng công nghệ tầm danh nhân này đang chìm trong thành công của sự quảng bá dòng máy Macintosh năm 1984 đầy thu hút và tham vọng đã biến Apple trở thành chủ thể khuấy đảo tình trạng nghèo nàn như trong tiểu thuyết của George Orwell, theo cách, đã cứu vớt nhân loại bằng máy tính – chính xác là, máy tính của họ. Jobs rất hứng khởi, đầy quả quyết trong sự kiện ra mắt dòng sản phẩm Macintosh với chiếc máy tính nói từ “Xin chào.”

Có chút trục trặc và nhóm đã không thể khắc phục, một khuyết điểm khó thể tha thứ của sự kiện có khả năng phá hủy mọi thứ Jobs đã lên kế hoạch thực hiện: xóa bỏ quan điểm của tác phẩm 2001: A Space Odysseyesque rằng máy tính là một thứ đáng sợ với góc cạnh sắc lẻm. Anh muốn biến chúng trở nên thân thiện và dễ dàng sử dụng. Thậm chí, giống con người.

Micheal Fassbender, nam diễn viên đã đoạt giải Quả cầu vàng, giải thưởng của Nghiệp đoàn diễn viên điện ảnh, và đề cử cho giải thưởng của Hiệp hội phê bình phim cho sự khắc họa của anh về Jobs, cười khi anh nghĩ về việc mình cống hiến như thế nào cho nhiệm vụ Jobs này và nhiệm vụ thành công như thế nào.

“Khi thế hệ Macintosh đầu tiên ra đời, mọi người nói, ‘Ồ, nó rất tuyệt nhưng là loại đồ chơi mà mình còn chẳng biết phải chơi như thế nào,’” anh nói. “Thật hài hước rằng đó là thế hệ đầu tiên mà sau này trở thành iMac, dòng máy tính này giống như kẹo nhiều màu. Bạn gần như muốn liếm hoặc ăn.”

Michael Fassbender, trái, trong vai Steve Jobs và Makenzie Moss trong vai Lisa Jobs lúc nhỏ

Nếu mục tiêu của Jobs là tạo dựng một mối quan hệ giữa con người và máy móc, không thể phủ nhận rằng, trong những năm sau đó, ông đã làm được điều này.

“Nay chúng ta sống trong một thế giới mà con người mang máy tính xách tay lên giường, để điện thoại cạnh giường và cầm điện thoại trong tay cả ngày,” Fassbender nói. “Nó gần như một phần thân thể. Nó đã vượt ra khỏi ranh giới một đồ vật chức năng. Chúng ta đã phát triển mối quan hệ với những thiết bị này. Với tôi, tôi nghĩ điều này thật phi thường.”

Mặc dù vậy, theo nhiều cách, Fassbender đã chỉ ra điều trở thành rào cản lớn nhất đối với những người làm phim về Steve Jobs trong quá trình thực hiện một bộ phim cố gắng khắc họa một Steve Jobs vĩ đại và đáng sợ - với tính cách sắc nhọn của chính ông, danh tiếng sau khi mất, và địa vị văn hóa được sùng bái – giống như Macintosh năm 1984: dễ truy cập.

Một phim nhắm tới việc thay đổi mối quan hệ của chúng ta với con người được chúng ta phong thần thánh như một ảo mộng và là con người nổi danh đầy nghị lực – mà chính khía cạnh này – đã định nghĩa nên ông.

Một phim có mục đích khắc họa ông đầy nhân văn.

Do vậy, trong Steve Jobs có một câu thoại luôn thuộc về Jobs: “Xin chào.”

Một đối tác lâu năm Steve Wozniak (do Seth Rogen thủ vai) hỏi Jobs làm thế nào ông có thể chế tạo một cách hoàn hảo các sản phẩm đóng vai trò cách mạng hóa cách con người phản ứng với thế giới, trong khi lại thất bại trong tương tác với mọi người trong chính thế giới của mình.

Ông trả lời: “Tôi là sản phẩm lỗi.”

Đây là một khoảnh khắc chủ chốt trong kịch bản của Aaron Sorkin, cách trần thuật lắng lại, kéo dài thời gian với một sự choáng váng đầy cảm xúc rõ ràng. “Những thứ ông làm, ông đều muốn chúng hoàn thiện hơn,” Fassbender nói. “Nhưng những máy móc này, chúng không thể khiến ông vượt lên khỏi những giới hạn và khiếm khuyết của bản thân, bạn biết đấy.”

Phần lớn phim Steve Jobs xoay quanh tính cách đáng mến của nhân vật này, hay nói đúng hơn là những thời điểm thất bại không mấy khi có trong cuộc đời ông. “Đây không phải hệ nhị phân,” Wozniak nói với ông. “Anh có thể vừa tử tế vừa là thiên tài.” Và ở một thời điểm Jobs đã nói, “Tôi không muốn mọi người ghét mình. Tôi không quan tâm liệu họ có ghét tôi không.”

Cùng Seth Rogen trong vai Steve Wozniak

Nhưng ba từ - “sản phẩm lỗi” – đã hoàn toàn làm lu mờ tầm quan trọng của việc được yêu thích.

Ba từ này đã thay đổi cách nhìn của chúng ta về Steve Jobs. Hãy quên đi tính thu hút, học thuyết Machiavelli, hay tính kiêu ngạo, hoặc thiên tài. Đơn giản hơn tất cả: Ông là một con người.

Fassbender hiện đang trong giai đoạn quảng bá thứ nhì cho Steve Jobs, loạt chiến dịch cho điều mà anh mong sẽ trở thành đề cử Oscar Nam diễn viên xuất sắc nhất với vai diễn này của mình. Trang thông tin GoldDerby.com, nơi tập hợp những dự đoán từ các nhà chuyên nghiệp và người dùng blog về các giải thưởng hàng đầu của ngành công nghiệp này, gợi ý rằng đề cử của Fassbender dù gì cũng là chắc chắn, ngay cả khi hy vọng giành giải thưởng Phim hay nhất đã giảm xuống chút ít.*

Rất ít phim ra mắt năm 2015 thu hút được sự chú ý của báo giới và truyền thông – có thể điều này chỉ mang tính dự đoán – như Steve Jobs. Nhưng phim đã gây thất vọng tại phòng vé, đây là điều mà bản thân đạo diễn Danny Boyle thừa nhận khi phim ra mắt tại Anh một tháng sau khi ra mắt tại Mỹ.

Kate Winslet vào vai vợ của Steve Jobs trong phim

Doanh thu 7 triệu đôla Mỹ gần như lặp lại chính xác phim tiểu sử về Jobs năm 2013 bị cười nhạo với sự góp mặt của Ashton Kutcher, với doanh thu 16 triệu đôla, mặc dù kinh phí gấp đôi. (Fassbender đã từng đùa hài hước rằng “Tôi học theo Kutcher” khi được hỏi anh chuẩn bị thế nào cho vai diễn của mình.)

Fassbender cũng giống như nhiều nhà văn hóa thắc mắc tại sao phim không trở thành một thành công lớn về mặt thương mại như nhiều học giả đã chắc chắn.

“Tôi nghĩ cách người lớn chúng ta xem phim đã thay đổi,” anh nói, dự đoán rằng hầu hết đối tượng khán giả của phim sẽ xem phim ở nhà khi có thể.

Tuy vậy, vai diễn của anh vẫn được đồng lòng khen ngợi. Trước cuộc trao đổi cho bài viết này một vài giờ, Fassbender đã giành giải tại Liên hoan phim Palm Springs cho vai diễn của anh.

Liệu anh có thể giành giải Oscar? Các cuộc thảo luận tại Tinseltown đang chủ yếu về vai diễn của Leonardo DiCaprio trong The Revenant, điểm rõ những gian khổ mang tính sống còn và những hy sinh mà nam diễn viên này đã gánh chịu trong quá trình quay phim.

Vậy cũng đúng thôi, nhưng Fassbender đã phải chịu những đoạn thoại như súng máy trong kịch bản của Aaron Sorkin. Hoàn thành việc đó thôi cũng chỉnh là một hành động sinh tồn đau thương.

Nhưng có lẽ điều thú vị hơn là cách mà Sorkin, đạo diễn Danny Boyle, và Fassbender làm việc với nhau để làm bật lên thứ trở thành xu hướng của mùa giải thưởng đáng xuýt xoa này: phim tiểu sử thần thánh hóa đối tượng của phim bằng việc thể hiện một con người chân thật.

“Chân thật,” dĩ nhiên, thể hiện qua cuộc đối thoại của phim về Steve Jobs, không quan tâm nhiều đến dòng thời gian, lịch sử, và, khá trắng trợn, với nhiều sự thật phục vụ cho cấu trúc cốt truyện táo bạo. “Nhà sử học kể bạn nghe điều gì đã xảy ra, nhà soạn kịch kể bạn nghe điều đó cảm giác thế nào,” là lý do của Sorkin.

Kết quả có lẽ thuyết phục hơn, một sự khắc họa đúng đến chân thật về lịch sử: khắc họa một di sản.

Có lẽ bởi vậy, những người bám vào lịch sử, như CEO hiện tại của Apple Tim Cook, đã phê bình phim. (Cook coi phim là “cơ hội chủ nghĩa.”)

Việc không có gì giống nhau giữa diễn viên với nhân vật Steve Jobs thật (ảnh nhỏ) là chủ ý của đạo diễn

Bản thân Fassbender thể hiện sự lo ngại rằng gia đình Jobs có thể cảm thấy bị “phản bội” bởi sự khắc họa của anh. “Bạn đang vào vai một con người có người yêu mến,” anh nói, làm rõ rằng anh chưa thấy bất kỳ thành viên nào của gia đình Jobs có ý kiến gì từ khi phim ra mắt. “Tôi hoàn toàn muốn tôn trọng điều này và tôn trọng con người này.”

Nhưng ra mắt bốn năm sau khi Jobs mất, liệu phim có ảnh hưởng đến các di sản của ông?

“Tôi nghĩ di sản này ở quanh chúng ta,” Fassbender nói. “Ông đã thay đổi thế giới. Tôi nghĩ khi bạn thay đổi thế giới bạn sẽ cởi mở với việc chúng tôi kể câu chuyện về bạn. Bản thân ông đã ủy quyền cho một số người viết tiểu sử về mình. Vì vậy rõ ràng ông muốn thế giới kể câu chuyện của mình.”

Fassbender tiếp tục với việc liệt kê những điều mà Jobs đã thay đổi cuộc sống của chúng ta: cách chúng ta liên lạc, cách chúng ta chơi, cách chúng ta xem phim và nghe nhạc, ngay cả cách chúng ta mua sắm.

“Ngoài điều đó ra, rôi không biết Steve Jobs là người như thế nào,” anh nói. “Tôi chưa bao giờ gặp người đàn ông này. Tôi thậm chí còn chưa bao giờ liên hệ với ông. Ấn tượng duy nhất tôi có là từ truyền thông và những điều người ta nói về ông, nhưng như tôi đã nói, di sản là di sản, và là điều bạn không thể tranh luận về nó. Bởi chúng ta đang sống trong đó.”

Tất nhiên, di sản này tồn tại song song với một hình ảnh, một hình ảnh không thể xóa nhòa của người đàn ông trong chiếc áo cổ lọ đen và quần Levi’s xanh, với cặp mắt kính nhỏ và ông thay đổi cả thế giới. Một hình ảnh gần như không xuất hiện trong Steve Jobs, ít nhất là cho đến khi Fassbender phát biểu.

Nhiều cuộc thảo luận đã diễn ra trước khi phim được sản xuất về việc Fassbender và Jobs không có điểm gì giống nhau.

“Đó thực ra là điều bản thân tôi đã nói với Danny khi anh tiếp cận tôi với nhân vật này,” anh nói. “Tôi nói, ‘Tôi thực không giống người này chút nào.’ Anh ta nói, ‘Tôi chẳng quan tâm. Tôi không muốn làm một bản sao.’”

Boyle thực sự cảm thấy một diễn viên quá giống Jobs sẽ gây xao lãng, khi khán giả dành quá nhiều thời gian để ngạc nhiên hay phân tích sự chính xác về mặt ngoại hình. Bằng việc tuyên bố mạnh mẽ ngay từ đầu rằng diễn viên này không giống con người kia, khán sẽ sẽ có thể bỏ qua điều này chỉ sau năm phút đầu.

Nguyên bản, Fassbender được định sẽ mặc một bộ vest ở trường đoạn giải quyết nút thắt, nhưng anh được gợi ý rằng nên mặc trang phục biểu trưng của Jobs ở phần cuối khi quay trường đoạn thứ hai. “Tôi nghĩ khán giả sẽ thích điều này và chúng tôi nên đáp ứng họ,” anh nói.

Với khán giả, đó là khoảnh khắc vui mừng. Góc cạnh đã dịu đi. Đó là Steve Jobs.

Đó cũng là lúc Fassbender, một cách phù hợp, nói rằng anh cảm thấy giống nhân vật nhất. “Trong trang phục này, thực sự có cảm giác như tôi thấy hình ảnh con người ấy đã xuất hiện.”

Sau đó anh có mặc áo cổ lọ đen nữa không? “Không,” anh cười. “Nhưng không có nghĩa là tôi sẽ không mặc lại.”

Dịch: © Chi Nguyễn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Daily Beast