Nhân vật & Sự kiện

Phim bom tấn Hoa ngữ vẫn yếu kém tại phòng vé quốc tế

04/01/2016

Nếu có thời gian sau khi thăm các lãnh đạo công nghiệp của Mỹ tại Seattle và Barack Obama tại Nhà Trắng, thì có lẽ Chủ tịch Tập Cận Bình đã vào một rạp phim ở New York xem đại sứ quyền lực mềm của Trung Quốc – phim, không phải gấu trúc – ảnh hưởng ra sao với khán giả Mỹ.

Câu trả lời là đang chật vật để có chỗ đứng.

Dù phim Hollywood có doanh thu lớn hơn bao giờ hết tại phòng vé Trung Quốc – bất chấp việc phim nhập khẩu giới hạn chỉ 34 phim mỗi năm – các thế lực thị trường vẫn chèn một số suất chiếu các phim Hoa ngữ từ Trung Quốc Đại lục vào một nhóm nhỏ đang tăng dần rạp phim ở Mỹ có dành một số suất chiếu phục vụ các nhóm khán giả phần lớn là người Trung Quốc ở nước ngoài và du học sinh Trung Quốc.

Lost in Hong Kong, bộ phim mới nhất lọt vào danh sách 10 phim Hoa ngữ ăn khách nhất khi chiếu ở Mỹ

Số lượng người Mỹ gốc Hoa sống ở Mỹ là 3,9 triệu năm 2014, theo Cục Thống kê Dân số Hoa Kỳ, tăng 4,23% so với năm trước và tăng 23% so với năm 2009. Cũng có hơn 300.000 học sinh từ Trung Quốc, Hồng Kông và Đài Loan học tại Mỹ năm 2014, phần đông, theo học đại học hoặc thạc sĩ, đem theo vợ hoặc chồng.

Chủ tịch Tập Cận Bình không đi xem bộ phim hài đồng đội Lost in Hong Kong của đạo diễn Từ Tranh, ra rạp tại Mỹ ngày 25 tháng 9 năm 2015, trùng với dịp viếng thăm của vị lãnh đạo Trung Quốc. Ở New York, bộ phim được phát hành tại rạp AMC Empire 25 Quảng trường Thời Đại, một trong những rạp đa phòng chiếu lớn nhất thuộc cụm rạp do Wanda Group sở hữu, chủ tịch tập đoàn này là người giàu nhất Trung Quốc, Vương Kiện Lâm.

Lost in Hong Kong, do Plano thuộc Well Go USA Entertainment trụ sở Texas phát hành ở Mỹ đã thu về gần 1,3 triệu USD phòng vé tại 34 rạp toàn quốc và lọt vào nhóm 10 phim Hoa ngữ chiếu tại Mỹ thành công nhất mọi thời đại. Nhưng thành công của bộ phim kém cỏi so với, ví dụ, bộ phim Hollywood chiếu tại Trung Quốc có doanh thu cao thứ 10 năm nay: Mission: Impossible – Rogue Nation, mang về 137 triệu USD cho các nhà hợp tác sản xuất, hãng phim Hollywood Paramount Pictures, người khổng lồ thương mại trực tuyến Trung Quốc Alibaba, và China Movie Channel, một bộ phận của đài truyền hình nhà nước China Central Television.

Một phim Hollywood như Mission: Impossible - Rogue Nation chiếu tại Trung Quốc
vẫn có thể có doanh thu choáng ngợp hơn
Lost in Hong Kong


Lượng xem phim tại Mỹ và Trung Quốc năm 2014



Rạp Số lượng Doanh thu Chênh lệch
MỸ 39.956 319 triệu 10,3 tỉ USD -5,2
TRUNG QUỐC 23.592 1,3 tỉ 4,82 tỉ USD +36


Nguồn: Artisan Gateway

Sau tất cả những lời rầm rộ về thời kỳ bùng nổ của thị trường phim Hoa ngữ – phòng vé nửa đầu năm 2015 tăng vọt gần 50% so với sáu tháng đầu năm 2014 – Trung Quốc không thể tạo một bom tấn tại thị trường rạp phim lớn nhất thế giới hiện tại: Mỹ.

Phim Hoa ngữ luôn tỏ ra yếu thế khi chiếu ở Mỹ. Nghĩ lại về những đạo diễn như Lý An và Trương Nghệ Mưu. Người trước, một người Mỹ gốc Đài Loan, vẫn giữ kỷ lục có phim nước ngoài có doanh thu cao nhất mọi thời đại. Ngọa hổ tàng long (Crouching Tiger, Hidden Dragon) của ông mang về 128 triệu USD năm 2000, mở màn cho một thập kỷ của những người ăn theo kém tiếng hơn, và đè bẹp phim giữ kỷ lục trước đó, bộ phim Ý năm 1997 Life is Beautiful, vẫn đang đứng thứ hai với chỉ 57 triệu USD. Bộ phim Hoa ngữ có doanh thu cao thứ hai tại Mỹ là Anh hùng (Hero) của Trương Nghệ Mưu, mang về 54 triệu USD năm 2004, một vài năm sau khi Trung Quốc tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và Hollywood đặt Trung Quốc vào tầm ngắm thật sự.

10 Phim Hoa ngữ có doanh thu cao nhất tại Mỹ


PHIM NĂM PHÁT HÀNH ĐẠO DIỄN NƯỚC SẢN XUẤT PHÒNG VÉ
NGỌA HỔ TÀNG LONG
(CROUCHING TIGER, HIDDEN DRAGON)
2000 Lý An Đài Loan 128 triệu USD
ANH HÙNG
(HERO)
2002 Trương Nghệ Mưu Trung Quốc 53.710.019 USD
TUYỆT ĐỈNH KUNG FU
(KUNG FU HUSTLE)
2004 Châu Tinh Trì Hồng Kông 17.104.669 USD
THẬP DIỆN MAI PHỤC
(HOUSE OF FLYING DAGGERS)
2004 Trương Nghệ Mưu Trung Quốc 11.041.228 USD
BÁ VƯƠNG BIỆT CƠ
(FAREWELL MY CONCUBINE)
1993 Trần Khải Ca Trung Quốc 5.216.888 USD
SẮC, GIỚI
(LUST, CAUTION)
2007 Lý An Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan 4.602.512 USD
TÂM TRẠNG KHI YÊU
(IN THE MOOD FOR LOVE)
2001 Vương Gia Vệ Hồng Kông 2.734.044 USD
ĐÈN LỒNG ĐỎ TREO CAO
(RAISE THE RED LANTERN)
1992 Trương Nghệ Mưu Trung Quốc 2.603.061 USD
LẠC LỐI Ở HỒNG KÔNG
(LOST IN HONG KONG)
2015 Từ Tranh Trung Quốc 1.302.281 USD


Nguồn: Box Office Mojo

Thành công của Ngọa hổ tàng long vẫn chưa lặp lại với phim Hoa ngữ nào chiếu tại Mỹ

Không phải là bây giờ các nhà làm phim Hoa ngữ không thu hút được sự chú ý hay thắng giải tại các liên hoan phim quốc tế; hoặc họ không làm các phim đại chúng tạo bom tấn tại nhà; hay khán giả Hoa ngữ không biết họ muốn gì – họ có làm và họ có biết. Hãy nghĩ về những lời ca ngợi Giả Chương Kha tại Cannes và Liên hoan phim New York cho phim Mountains May Depart và trước đó là A Touch of Sin, và những lời bình luận đầy tích cực cho phim mới nhất của Trương Nghệ Mưu, Coming Home. Về mặt thương mại, Goodbye Mr. Loser, bộ phim hài thống lĩnh phòng vé Trung Quốc nhiều tuần liền, đã thu về 226 triệu USD từ khi mở màn tại Đại lục ngày 30 tháng 9.

Tại Mỹ, Goodbye Mr. Loser, bộ phim đầu tiên của hai đạo diễn Yan Fei và Bành Đại Ma, bán sạch năm trong số 14 suất chiếu ngày mở màn 9 tháng 10 tại rạp phim tiên phong bờ Tây của AMC tại vùng ngoại ô Los Angeles tại Monterey Park, một vùng đông người Hoa, theo Giám đốc Tác nghiệp của China Lion, Robert Lundberg. Bộ phim đã thu về 1,26 triệu USD tại Mỹ và mở màn phạm vi hẹp tại Anh Quốc ngày 23 tháng 10. Bộ phim được phát hành ngoài Trung Quốc bởi China Lion, một công ty có trụ sở ở Bắc Kinh và Los Angeles với bốn thành viên sáng lập và phần lớn dưới quyền sở hữu của Jiang Yanming, nhà sáng lập Technicolor Bắc Kinh, với vốn đầu tư từ các công ty phim Hoa ngữ độc lập Hoa Nghị Huynh Đệ và Bona Film Group. Việc phát hành Goodbye Mr. Loser ở Anh của China Lion là lần dấn thân đầu tiên vào châu Âu trong ba năm và theo sát chuyến viếng thăm Mỹ của Tập Cận Bình.

Có thể cần một thời gian trước khi những người xem phim đại chúng Mỹ tại hai bờ (chưa nói những người sống vùng Trung Mỹ, hoặc một người Anh bình thường) lao đi xem phim Hoa ngữ với phụ đề tiếng Anh, kể cả khi các hãng phim Trung Quốc đẩy mạnh giá trị sản xuất tương đương Hollywood hoành tráng và cách kể chuyện nhịp độ nhanh.

Goodbye Mr. Loser

“Khi người nước ngoài xem phim Hoa ngữ, họ muốn gì đó không thể thấy ở quê nhà. Chứ không phải, lấy ví dụ một phim lãng mạn hài, thứ hiện diện khá nhiều ở thị trường Mỹ.” Janet Yang nói, một người nhiều năm trong nghề tại Los Angeles, làm trung gian trong ngành phim thể loại Pacific Rim đang lên và là nhà sản xuất của phim hài lạ nước lạ cái giữa đô thị hiện đại Shanghai Calling, một phim song ngữ Yang nói bị thị trường Mỹ “cho ra rìa”. “Khi khán giả không thể liên hệ được với nhân vật, thì để làm gì?”

Cũng như phần lớn của 1.200 phim sản xuất tại Bollywood ở Ấn Độ năm ngoái hiện diện trong một bong bóng quốc nội biệt lập, vươn ra thế giới với các cộng đồng tập trung người nước ngoài, khán giả phim Hoa ngữ có vẻ chịu phận kém cỏi so với số lượng dân số của đất nước, lịch sử kể chuyện dân tộc, và tham vọng quyền lực mềm và văn hóa toàn cầu của Trung Quốc.

Một vài phim Hoa ngữ ít ngôn ngữ hơn là hành động, như thành công Well Go USA có với loạt phim Diệp Vấn (Yip Man) với ngôi sao Chân Tử Đan, tuyên bố. Tuy các phim có thời gian chiếu khiêm tốn tại các rạp Mỹ, chúng chứng minh khả năng đứng vững trong võ đài giải trí tại gia, theo Jason Pfardrescher, phó chủ tịch mảng phát hành rạp và kỹ thuật số của Well Go USA.

Chân Tử Đan trong vai Diệp Vấn

“Mục tiêu của chúng tôi là mang lại các phim có sức hút với cộng đồng người Hoa cũng như đem lại cơ hội để vươn rộng hơn và giao lưu với cộng đồng Mỹ gốc Phi, cộng đồng gốc Latinh, và những người mê phim hành động muốn xem phim hành động,” Pfardrescher nói.

Và những người mê phim này đang dần được tìm thấy ở Trung Mỹ, quanh sân trường đại học với số lượng học sinh Trung Quốc lớn, Lundberg nói, người lớn lên trong thị trấn có trường đại học như vậy, nơi ông nhờ mẹ mình đến kiểm tra các phim Hoa ngữ phát hành ở đây cho mình.

“Lansing là nơi có Đại học bang Michigan và dễ dàng là một trong 10 điểm đầu của chúng tôi. Có một phần nhỏ dân số nói tiếng mẹ đẻ là Trung Quốc, còn đa số lại là khán giả phương Tây tò mò và rất thích thú tìm hiểu và đang bắt đầu nói ‘Này! Chuyện gì thế? Ta nên biết nhiều hơn về Trung Quốc và đây là cách rất hay để tìm tòi,’” Lundberg nói.

Tuy nhiên, Yang, nhà sản xuất Hollywood, lớn lên ở New York là con gái của cha mẹ là người nhập cư Trung Quốc, nói lằn ranh văn hóa trong vùng đất điện ảnh vẫn đang lan rộng trong Trung Quốc, chứ không co lại, nghĩa là phải một thời gian nữa các phim ở Đại lục mới đặt chân được ra nước ngoài.

Coming Home của Trương Nghệ Mưu

“Sở thích của người Trung Quốc ở những thành phố hạng ba hay bốn ở Đại lục khác nhiều so với sở thích phương Tây,” Yang nói. “Vậy nên có sự tách biệt tăng dần. Phim Mỹ sẽ vẫn chiếu rạp Trung Quốc bởi chúng mới mẻ, nhưng rõ ràng có thứ gì đó mà khán giả Hoa ngữ cần, một điều gì đó gần gũi quê nhà hơn.”

Dịch: © Phương Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: ChinaFile