“Tôi là sản phẩm lỗi,” Jobs, do Michael Fassbender thủ vai, nói.
Giữa
kịch bản kịch tính dài 182 trang của Aaron Sorkin, Fassbender hồi tưởng
lại những đoạn nhấn vào mâu thuẫn trọng tâm trong phim do Danny Boyle
đạo diễn, ra mắt tại New York và Los Angeles vào cuối tuần cuối tháng
10/2015 để nhắm đến phản ứng phê bình tích cực và giải thưởng.
Từ trái qua: đạo diễn Danny Boyle, diễn viên Michael Fassbender và biên kịch Aaron Sorkin,
chụp tại New York trước buổi ra mắt Steve Jobs (Ảnh: Todd Plitt, USA TODAY)
“Steve Jobs cố gắng tạp ra các sản phẩm hoàn thiện, nhưng có thể đó là
để bù đắp những thiếu sót của ông,” Fassbender cho biết. “Tất cả năng
lượng của ông đổ hết vào các sản phẩm ông tạo ra, trong khi cuộc đời của
ông phải gánh chịu hậu quả.”
Sorkin đồng ý rằng đây là câu thoại
“chốt” trong kịch bản, dựa trên cuốn tự truyện được ủy thác bán chạy
nhất của Walter Isaacson cùng tên, được xuất bản sau khi Jobs qua đời
năm 2011.
“Giả thuyết của tôi về vấn đề này là trong sâu thẳm,
Steve tin rằng ông là một con người bị hư hại không thể sửa chữa, không
đáng để được thích hay yêu mến,” Sorkin nói. “Nhưng ông có tài năng to
lớn và khả năng tạo ra các sản phẩm.”
Cách tiếp cận này đã gây chú ý và dấy lên tranh luận về Steve Jobs khi phim được công chiếu từ 23/10/2015.
Steve
Jobs chống chọi với các rối loạn trong thời gian sáng tạo. Đạo diễn ban
đầu David Fincher đã bỏ ngang dự án này, trong khi Christian Bale và
Leonardo DiCaprio đều rút khỏi vai. Vợ của Jobs, Laurene Powell Jobs,
được cho rằng đã vận động để ngừng việc sản xuất phim và người kế thừa
Jobs là Tim Cook cho rằng phim là “chủ nghĩa cơ hội.”
Steve Jobs (Michael Fassbender, trái) và Steve Wozniak (Seth Rogen) tranh cãi
trong một cảnh phim Steve Jobs [Ảnh: Universal]
“Chúng tôi gặp một vài thời điểm thú vị,” Boys nói. “Nhưng Steve Jobs là
một nhân vật công chúng lớn có tầm ảnh hưởng mạnh đến đời sống của
chúng ta. Việc không khiến những con người như thế này bị thần thánh hóa
là cần thiết.”
Một Jobs không thỏa hiệp đã được thể hiện qua ba
đợt phát hành sản phẩm và trong 15 năm, đối đầu với những nhân vật quan
trọng như đồng sáng lập hãng Apple Steve Wozniak (Seth Rogen), Tổng Giám
đốc Apple John Sculley (Jeff Daniels) và cô con gái cả Lisa.
Sorkin
nói rằng nhiều phần lời thoại của ông dựa trên cuốn sách của Isaacson
và những phỏng vấn với người thân của Jobs do chính ông thực hiện (bao
gồm cả Lisa Brennan-Jobs).
“Trong tất cả các câu thoại có lẽ có
hai ngoại lệ, do chính tôi tạo ra hoàn toàn,” Sorkin nói. "Công việc
(của Isaacson) trong vai trò nhà báo là khách quan. Của tôi là phải chủ
quan, để suy luận mọi thứ, đề ra mọi giả thuyết và biên kịch chúng."
Boyle thực hiện tác phẩm này không phải như một tiểu sử truyền thống, mà như một bức khắc họa theo trường phái ấn tượng.
Steve Jobs của Fassbender và Steve Wozniak của Seth Rogen trong phim
”Đây không phải là phim tài liệu về Steve Jobs hay định nghĩa về ông.
Đây là phiên bản của chúng tôi về ông,” Boyle nói. “(Sorkin) nói về một
vài sự thật và phim dựa trên đó và loại bỏ một số. Đó là cách tiếp cận
của phiên bản của chúng tôi về Steve Jobs.”
Vì lý do đó, Fassbender không cần giống về mặt hình thức với gương mặt nổi tiếng này.
"Tôi
nhìn chẳng giống (Jobs) chút nào và Danny nói, ‘Điều khiến tôi thấy thú
vị là đi vào bản chất con người,' " Fassbender cho hay. "Vì vậy chúng
tôi không đổi màu mắt tôi từ xanh sang nâu (dùng kính áp tròng) để khán
giả còn theo dõi và bám vào. Và trong trường đoạn cuối, tôi đã mặc trang
phục biểu tượng (áo cổ lọ đen) và đeo kính."
Đây cũng là trường đoạn đẩy sự đấu tranh về mặt con người của Jobs lên cao trào.
“Tôi
vào vai ông với lòng kính trọng sâu sắc. Tôi không cố gắng biến ông
thành một con người tàn nhẫn khi quá đắm chìm trong tầm nhìn của mình,”
Fassbender nói. “Ông đi đến tận cùng, trong nhiều trường hợp đến điểm
đột phá. Nhưng khi bạn thay đổi thế giới theo cách Giéc-manh như vậy,
thì có lẽ đây là điều cần thiết.”
Steve Jobs của Fassbender trong trang phục biểu tượng (áo cổ lọ đen) và đeo kính
10 điều bạn (có thể) không biết về Michael Fassbender của Steve Jobs
Micheal Fassbender nhanh chóng nổi tiếng sau khi góp mặt trong 300 cùng
với Gerard Butler năm 2006. Từ đó, anh trở thành một trong những diễn
viên được yêu thích nhất trong ngành công nghiệp này và còn giành được
một đề cử giải Oscar cho vai diễn của mình trong 12 Years of Slave. Và nay có vẻ như anh lại có đề cử bí mật nữa nhờ sự thể hiện được đón nhận tích cực dành cho Steve Jobs.
Từ
biệt danh không mấy hay ho đến chế độ ăn uống tập luyện điên cuồng anh
đã trải qua, dưới đây là chín điều bạn có thể chưa biết về Michael
Fassbender.
1. Michael Fassbender nhanh chóng nổi tiếng sau khi nhanh chóng nổi tiếng sau khi góp mặt trong 300
cùng với Gerard Butler năm 2006. Từ đó, anh trở thành một trong những
diễn viên được yêu thích nhất trong ngành công nghiệp này và còn giành
được một đề cử giải Oscar.
2. Để giảm gần 15 kg cho vai diễn trong Hunger, Fassbender đã theo chế độ ăn kiêng chỉ có dâu, quả hạch và cá.
Màn giảm cân kinh hoàng của Fassbender cho vai diễn trong Hunger năm 2008 (phải)
3. Năm 18 tuổi, Fassbender đã khởi nghiệp với công ty riêng của mình tên
Peanut Productions. Không may, công ty không tồn tại được lâu.
4. Chị của Fassbender, Catherine, là một nhà tâm lý học.
5. Fassbender nhận ra anh muốn trở thành diễn viên sau khi góp mặt trong một vở kịch tại trường năm 17 tuổi.
6. Mặc dù vào vai Steve Jobs, Fassbender rất thích chiếc iPhone 4 bị vỡ màn hình của mình và ngần ngại thay mẫu mới.
7. Biệt danh của Fassbender là Fassy.
8. Fassbender rất (kiểu, thực sự rất) muốn làm một nhạc sĩ.
9. Có thời gian rảnh, Fassbender thích đua xe.
10. Fassbender chơi được piano. Ngất. |
Dịch: © Chi Nguyễn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: USA Today và Moviefone