Người ta thường quan niệm sai lầm rằng Lưu Thanh Vân không phù hợp với
vai chính lãng mạn. Cao ráo và điển trai theo một cách phải thừa
nhận là “độc”, nam diễn viên hiếm khi gây ấn tượng nhân vật bay bướm
trong sự nghiệp hơn 90 bộ phim của anh bắt đầu từ thập niên 1980.
Hôn nhân của nam diễn viên 52 tuổi với cựu Hoa hậu Hồng Kông từng là
diễn viên TVB Quách Ái Minh – luôn được giới truyền thông viện dẫn mỗi
khi đề cập đến các cặp đôi hoàn hảo của làng giải trí – có thể là một
nhân tố. Hình tượng thô ráp của anh, đặc biệt là căp lông mày rậm, có
thể là một nhân tố khác.
Lưu Thanh Vân và vợ Quách Ái Minh, trái, tại giải Kim Tượng năm 2013
Không ngạc nhiên khi Lưu Thanh Vân thường xuyên đảm nhận những nhân vật
nam tính, ý chí mạnh mẽ hơn là người tình ủy mị. "Tôi nghĩ đó là do
ngoại hình của tôi," anh nói. "Từng có đạo diễn nói rằng diễn viên không
nhất thiết phải trở thành nhân vật – miễn là trông giống nhân vật.
Gương mặt tôi thì khá dữ dằn."
Trong
A Tale of Three Cities,
phim lãng mạn cổ trang của đạo diễn kiêm đồng biên kịch Trương Uyển
Đình và nhà sản xuất La Khải Nhuệ, Lưu Thanh Vân trong vai một đặc vụ
Quốc dân đảng những năm 1940 trốn đến Hồng Kông cùng vợ (do Thang Duy
đóng).
Trương Uyển Đình giải thích: "Tôi nghĩ anh là ứng viên rõ
ràng cho vai diễn này. Anh trông rất giống kiểu người hùng thời loạn.
Lưu Thanh Vân là người đàn ông tốt trong đời thực, nhưng ngoại hình của
anh thì dữ dằn." Đạo diễn Trương nói thêm rằng Lưu Thanh Vân là chọn lựa
duy nhất của bà trong suốt quá trình tiền sản xuất dài đăng đẳng của
xuất phẩm có kinh phí 80 triệu tệ (96,7 triệu đôla Hồng Kông) đi khắp
Trung Quốc này – từ An Huy và Thẩm Dương đến Thượng Hải và Hồng Kông.
"Trong
cuộc chiến tranh đó, người thường chúng ta không chịu nổi quá năm
ngày," Lưu Thanh Vân nói thêm vào. Còn đạo diễn Trương bảo, "Nhưng Lưu
Thanh Vân cho thấy anh sẽ sống sót."
Lưu Thanh Vân và Thang Duy trong câu chuyện tình thời tao loạn A Tale of Three Cities
Đôi khi Lưu Thanh Vân vận dụng tính cách lôi thôi, thất thường kể từ vai diễn báo thù trong phim bộ truyền hình TVB
Đại thời đại / The Greed of Man (1992). Năm ngoái, TVB phát lại bộ phim này và phim đã gây hiệu ứng trên thị trường chứng khoán.
Trong
tay Lưu Thanh Vân là một sự nghiệp với 16 đề cử nam chính xuất sắc tại
giải Kim Tượng (Hong Kong Film Awards), hai lần thắng (với
My Name Is Fame năm 2007 và
Overheard 3 hồi tháng 4/2015), và một Ảnh đế Kim Mã với vai diễn trong
Life Without Principle (2011).
Tầm
vóc minh tinh điện ảnh của Lưu Thanh Vân được xây đắp thông qua sự cộng
tác của anh với Đỗ Kỳ Phong và Vương Gia Vệ cho nhà sản xuất Milkyway
Image, do cả hai thành lập năm 1996. Kết nối với Milkyway qua năm tháng
vô tình đã khắc họa Lưu Thanh Vân là diễn viên xuất sắc với thể loại ly
kỳ hình sự.
Những vai diễn đáng nhớ của anh như bệnh nhân tâm thần trong phim nghệ thuật
Mad Detective (2007) và trong
Insanity gần đây cũng không giúp thay đổi hình tượng đó.
Lưu Thanh Vân nói: "Tôi thích đóng những nhân vật không bình thường. Một số đạo diễn cũng thấy tôi hơi thần kinh."
Lưu Thanh Vân trong vai người bệnh tâm thần phim Insanity
Với hành trang như thế, Lưu Thanh Vân xứng đáng nhấm nháp hương vị bình thường của
A Tale of Three Cities,
một phim lãng mạn. "Người ta nghĩ tôi trở nên nổi tiếng từ những phim
cớm-và-cướp, nhưng không phải vậy," anh vừa nói vừa toét miệng cười tinh
quái. "Hồi bắt đầu sự nghiệp, khi đi từ truyền hình lên điện ảnh, không
ai có thể ngờ rằng vai diễn đột phá của tôi lại có thể đến từ phim lãng
mạn."
Nam diễn viên muốn nhắc đến diễn xuất đốn tim khán giả của anh bên cạnh Viên Vịnh Nghi trong phim
C'est la vie, mon chéri (1993),
bộ phim của Nhĩ Đông Thăng đã đoạt Kim Tượng phim hay nhất và trở thành
một trong những phim lãng mạn Hồng Kông được yêu thích nhất.
Nhưng khi được yêu cầu kể tên phim lãng mạn gần đây nhất của anh, Lưu Thanh Vân đã phải nhìn nhận sự thật. "Có phải là phim
Lost in Time?"
Giọng anh nhỏ dần. Anh nhắc tới phim do Nhĩ Đông Thăng đạo diễn và có
Triệu Nhã Chi đóng nữ chính đã ra rạp năm 2003, cách đây hơn 12 năm.
"Lưu
Thanh Vân nói trước đó anh chỉ đóng có vài ba phim lãng mạn thôi. Anh
nói không chừng đây là phim chót của anh," đạo diễn Trương Uyển Đình cho
biết thêm.
Lưu Thanh Vân và Viên Vịnh Nghi, trái, trong phim C'est la vie, mon chéri
Tất cả những điều đó đã khiến cho
A Tale of Three Cities là một
cơ duyên. Phỏng theo câu chuyện đời thực của cha mẹ siêu sao Thành Long
– bộ phim của Trương Uyển Đình được viết lúc nhà đạo diễn muốn kể những
câu chuyện của thế hệ những người di dân như mẹ bà sau khi mẹ bà qua
đời năm 2003.
Mặc dù Lưu Thanh Vân có thể đồng nhất với hoàn cảnh
của nhân vật – cha của anh đi bộ đến Hồng Kông; mẹ anh đi thuyền, trước
khi họ gặp nhau ở một thành phố khác – nam diễn viên đặc biệt xem trọng
việc anh đóng dưới sự chỉ đạo của một đạo diễn nữ.
"Tôi đã đóng
nhiều phim với đạo diễn nam, kể cả phim tình cảm, và lý thuyết của tôi
cho rằng những phim đó thể hiện tình cảm giữa đạo diễn và các vai nữ
chính của họ. Đạo diễn chọn nữ diễn viên và tôi hóa thân cho ông ta
trong phim. Tình cảm tôi có – trong
C'est la vie, mon chéri,
Lost in Time – do các nữ chính chi phối nhiều hơn," anh nói.
"Thế nên khi Trương Uyển Đình chọn tôi, ở chừng mực nào đó đây trở thành chuyện tình giữa tôi và cô ấy. Trong
A Tale of Three Cities,
cả hai nhân vật có nền tảng xuất thân và những trải nghiệm bi thương
tương tự nhau – chồng cô ấy bị giết trong một trận ném bom còn vợ anh ta
thì chết vì dịch bệnh. Họ trải qua những câu chuyện tương đồng trước
khi gặp nhau."
Về quyết định chọn Lưu Thanh Vân, đạo diễn Trương Uyển Đình cho biết:
"Bất chấp vẻ ngoài dữ dằn, nam diễn viên chứng tỏ mình là một con người
đầy cảm xúc. Khi tôi nói với Lưu Thanh Vân rằng tôi bắt được cảnh anh
nhận khăn giấy từ tay vợ khi nhận giải nam diễn viên chính xuất sắc tại
giải Kim Tượng năm 2015, anh đã cho tôi thấy một vai độc thoại ủy mị."
Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: South China Morning Post