Tuổi trẻ là gì? Nếu hỏi những người làm ra tất cả các bộ phim tuổi mới
lớn nổi đình nổi đám của Trung Quốc, họ sẽ cho bạn cả trăm câu trả lời.
Đó là kích thích tố bàng bạc, là tiếng tim đập rộn rã khi chàng trai gặp
cô nàng nhà bên và là niềm hối tiếc cho những sai lầm phạm phải hoặc
những điều bạn ước phải chi mình đã làm.
Họ sẽ bảo bạn điều quan trọng hơn hết là, một dạng cảm xúc được chia sẻ
giữa khán giả hoài niệm về thời thanh xuân của họ chứ không phải là cảm
xúc dành một con người hay trải nghiệm nào đó. Đây là thể loại phim tuổi
mới lớn mà các nhà làm phim Trung Quốc đã sáng tạo ra – đầy ắp cảm xúc
điên cuồng, kịch tính của yêu, ghét và hối tiếc thay vì một câu chuyện
hợp lý và thuyết phục.
Một quan điểm khácEver Since We Love,
do Hàn Canh và Phạm Băng Băng đóng chính, kiếm được 96 triệu tệ (15
triệu đôla) trong vòng năm ngày đầu tiên ra rạp, trở thành đấu thủ sống
sót duy nhất chống chọi được sức ép của
Fast and Furious 7 ở phòng vé Trung Quốc.
Bộ
phim là chuyển thể cuốn tiểu thuyết cùng tên của Phùng Đường thuộc bộ
ba quyển tiều thuyết về Bắc Kinh. Phùng Đường, từng là bác sĩ sản phụ
khoa và sau đó là doanh nhân thành đạt, phát triển một lượng ‘fan’ nữ
rộng lớn với phong cách viết lách ủy mị được kiến thức y khoa hỗ trợ.
Quyển
tiểu thuyết kể chuyện một sinh viên y khoa và mối quan hệ với ba người
phụ nữ: Một là mối tình đầu, một là bạn học và người thứ ba, cũng là vai
nữ chính trong câu chuyện, một phụ nữ hấp dẫn gợi cảm anh gặp trong
khách sạn.
Phạm Băng Băng, trái, và Hàn Canh trong phim Ever Since We Love
Đạo diễn Lý Ngọc nổi tiếng với các phim nghệ thuật như
Dam Street (2005),
Lost in Beijing (2007) và
Buddha Mountain
(2010). Tuy nhiên, theo thời thế Lý Ngọc và Phương Lệ, nhà sản xuất cho
hầu hết các phim nổi tiếng của Lý Ngọc, quyết định chuyển sang làm phim
thương mại mang phong cách nghệ thuật.
Quyết định này dẫn đến việc họ làm
Double Xposure năm 2012, một phim ly kỳ kiếm được 100 triệu tệ ở phòng vé – một kết quả phá kỷ lục cho bộ đôi đạo diễn-nhà sản xuất này.
Phim của Lý Ngọc thường tập trung vào nhân vật nữ và quan hệ tình ái phức tạp của họ với một hay nhiều đàn ông. Tuy
Ever Since We Love là câu chuyện do đàn ông kể, phim vẫn giữ nhiều đặc điểm từ các tác phẩm trước đó của Lý Ngọc.
Như tất cả phim tuổi ‘teen và thậm chí hầu hết phim Trung Quốc, vấn đề lớn nhất với
Ever Since We Love
là: phim thiếu một cốt chuyện cấu trúc chặt chẽ và cơ sở hợp lý khi
triển khai nhiều tuyến truyện. Những phim tuổi mới lớn của Trung Quốc
hầu trái ngược hoàn toàn với các kịch bản được sản xuất công nghiệp ở
Hollywood. Nhân vật cứ đột ngột yêu hoặc hết yêu hay đột nhiên trở nên
đầy cảm xúc có vẻ chẳng vì lý do nào cả.
Cảnh trong phim Fleet of Time
Điều đó cho thấy quá thiếu tính sáng tạo trong phát triển kịch bản khi
nhiều câu chuyện thuần túy do cảm xúc chi phối. Đạo diễn thích vận dụng
âm nhạc và cảnh quay chậm để tạo sức mạnh cho những cảm xúc đó và lấp
đầy một bộ phim bằng những mâu thuẫn hoặc tai nạn, nhưng còn lâu mới đạt
được ý đồ.
Khai thác hoài niệmGiờ là thời mà ai trong ngành điện ảnh cũng nói về tài sản trí tuệ (Intellectual Property - IP).
Một
trong những lý do chính là những phim dựa vào tài sản trí tuệ cực kỳ
nổi tiếng không nhất thiết hay nhưng lại làm ra rất nhiều tiền. Chuyện
với
Twilight hay
Fifty Shades of Grey cũng tương tự như với
Tiny Times và nhiều phim tuổi mới lớn khác của Trung Quốc.
Fleet of Time làm ra 570 triệu tệ,
So Young làm ra 700 triệu còn
My Old Classmate kiếm được gần 460 triệu. Cùng ra rạp ở Trung Quốc trong tháng 5 năm nay là
The Left Ear và
You are My Sunshine,
trong khi nửa cuối năm 2015 một số phim tập trung vào những câu chuyện
diễn ra thời trung học và đại học sẽ lần lượt ra rạp. Hầu hết những phim
tuổi mới lớn đó đều là chuyển thể.
Cảnh trong phim My Old Classmate
Rất nhiều chủ sở hữu các tài sản trí tuệ này là nhà văn trên mạng. Đường
đi của họ bắt đầu bằng việc đăng tải những câu chuyện lên các diễn đàn
trên mạng để tập hợp ‘fan’ cũng hư thu hút sự chú ý của các nhà xuất
bản. Vì thế, họ cần đảm bảo chuyện của họ thường chứa đựng những yếu tố
thời thượng rập khuôn hoặc sáo rỗng hấp dẫn độc giả. Những yếu tố đó
thậm chí càng được thổi phồng hơn trong phim.
Cuộc thảo luận về
việc tại sao khán giả Trung Quốc quá thích xem phim về thời thanh xuân
đã dấy lên lâu nay. Lý giải đầu tiên chủ là do cơ cấu dân số. Khán giả
sinh vào thập niên 1980 và 1990, đặc biệt là phụ nữ, giờ đạt đến cái
thời mà họ trở thành thị trường mục tiêu quan trọng ở Trung Quốc. Vì
vậy, phim về cuộc sống trường học là yếu tố bán hàng hoàn hảo có thể lợi
dụng sức hoài niệm tập thể của cả một thế hệ.
Hay và dởTheo nhà phê bình điện ảnh Mu Weier, vấn đề chung với những phim chuyển thể là: "Tuổi trẻ của ai vậy?" Trong bài bình luận phim
Ever Since We Love đăng trên
Beijing Youth Daily,
Mu giải thích một số yếu tố kỳ cục mà hầu hết phim tuổi mới lớn Trung
Quốc dường như đều ám ảnh – nam diễn viên độ tuổi 30 đóng vai học sinh
trung học, các cậu trai điên lên và choảng nhau vô cớ còn các cô lúc nào
cũng khóc lóc và e thẹn còn những hành vi vô trách nhiệm được thể hiện
là những khoảnh khắc của ngây thơ và cảm xúc.
Cư dân mạng đùa
rằng đề tài của các phim tuổi ‘teen’ Trung Quốc dường như bị giới hạn
trong chỉ vài chuyện: phá thai, băng nhóm đánh nhau, tình yêu tay ba và
cái chết của nữ nhân vật phụ.
Huỳnh Hiểu Minh, trái, và Dương Mịch trong You are My Sunshine
Tuy cốt truyện rập khuôn có thể là vấn đề, vẫn còn một bước lớn nữa để
đi đúng hướng là những đề tài như thế có thể được khắc phục. Trong quá
khứ, luật bất thành văn là trẻ mới lớn không được quyền yêu đương và nếu
yêu thì cái kết không thể tốt đẹp. Với sinh viên đại học, kết hôn và có
con là chuyện phải đợi đến sau khi tốt nghiệp. Ngày nay, một phim như
Juno sẽ chẳng bao giờ được duyệt làm.
Mặc dù không phải phim tuổi
‘teen’ nào cũng là cỗ máy làm ra tiền, số phim thành công cũng đủ để
khiến các hãng phim xem chúng là khoản đầu tư sinh lợi. Tuy không một
thể loại phim nào có thể đảm bảo doanh thu phòng vé, nhiều người trong
nghề dự đoán rằng xu thế phim tuổi mới lớn sẽ còn tiếp tục lâu dài sau
năm 2015.
Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Global Times