Nhân vật & Sự kiện

Phim gangster Hàn: Hiện thực tàn nhẫn chứ không hào nhoáng như Hollywood

18/05/2015

Điện ảnh Hàn Quốc đã giành được tiếng tăm quốc tế trong hai thập kỷ qua, phần nhiều với sự đóng góp của thể loại phim băng đảng.

Những phim Hàn Quốc như A Bittersweet Life (2005), Gangster High (2006) và New World (2013) với sự kết hợp độc đáo giữa bạo lực gai góc và tâm lý, đem đến cái nhìn mang tính phê bình xã hội về văn hóa Hàn Quốc.

A Bittersweet Life

Thể loại gangster là một trong những thể loại dễ mô phỏng và mang tính toàn cầu nhất cho các nhà làm phim. Hollywood đã sản xuất những phim như thế này từ những ngày đầu. Phim gangster Mỹ thường kể câu chuyện của một cá nhân vươn lên vị trí nổi bật và rồi mất quyền lực trong một tổ chức tội phạm. Cấu trúc này đã giúp các phim gangster của Hollywood nổi tiếng từ Scarface (1932) đến The Godfather (1972) đến Goodfellas (1990).

Sự lớn mạnh của thể loại phim đề tài tội phạm Hollywood đã khiến điện ảnh các nước khác gặp khó khăn trong việc thu hút sự chú ý khi tự mình tiếp cận thể loại này. Tuy nhiên, ngành công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc đã tự chứng minh mình là một đối thủ nặng ký xét về xuất phẩm và câu chuyện.

Một yếu tố khiến thể loại phim gangster phổ biến là nó giải quyết các vấn đề về giai cấp và chủng tộc. Thể loại này kéo sự chú ý vào một xã hội kinh khủng là hệ quả của chủ nghĩa tư bản, trong đó bao gồm đói nghèo và thiếu sự thay đổi, điều kiện đặc biệt đáng chú ý trong các phim gangster Mỹ. Trong nhiều phim các nhóm tội phạm theo chủ nghĩa dân tộc và ở tầng lớp thấp, có lẽ nhập cư - băng đảng Italy, băng đảng Nga, hoặc băng đảng Cuba. Trên hết, thể loại này khắc họa tại sao tổ chức tội phạm lại là con đường duy nhất cho nhóm thiểu số tự thoát khỏi nghèo đói bởi sự phân biệt chủng tộc có hệ thống (và kiên cố).

Một cảnh chiến đấu đẫm máu trong New World (2013)

Trái ngược, phim gangster Hàn Quốc không cần phải nhắc đến vấn đề về chủng tộc. Hàn Quốc là một xã hội thuần tộc hơn so với Mỹ, vì vậy những băng đảng mang tính dân tộc không phổ biển. Điều này không có nghĩa mối liên hệ với các nhóm tội phạm quốc tế bị loại bỏ khỏi phim, chỉ là những tổ chức này 'ở địa phương'. Như vậy, các phim gangster Hàn Quốc cũng thường tập trung vào những vấn đề về nghèo đói và tầng lớp, đặt những vấn đề này được đặt trong bối cảnh một hệ thống tư bản chủ nghĩa.

Tất nhiên, điện ảnh Hàn Quốc giải quyết vấn đề về tầng lớp theo một cách hoàn toàn khác, đặc biệt sử dụng tâm lý tình cảm như lời giải cho cách sống tội phạm. Chuẩn 'phất lên nhờ buôn thuốc' trở thành sân khấu để phô diễn bi kịch của nghèo đói. Những phim này soi kỹ vào tâm điểm của các đề tài, thấu hiểu nỗi đau, những rắc rối gia đình và vết thương tình cảm của họ. Cuộc sống của những người trong băng đảng này cũng khó khăn và không được đền đáp. Kiểu tiếp cận mang tính tâm lý tình cảm đó cho phép những tội phạm này mang tính người hơn và nỗi đau khổ của họ dễ thấu hiểu.

Vì vậy, phim gangster Hàn Quốc thể hiện tội phạm tổ chức ở góc độ người lao động. Nhiều trong số họ đi theo nhân vật chính cũng có tầng lớp thấp trong băng đảng. Những phim như Breathless (2008) cho thấy cuộc sống của một người tầng lớp thấp băng đảng không hào nhoáng, mà thay vào đó sẽ bắt đầu bằng nghèo đói. Nhân vật chính, Sang Hoon, là một nhân viên thu nợ thô lỗ cho một kẻ cho vay tham lam, người không thể trốn thoát khỏi quá khứ của bản thân, nhưng mòn mỏi mong bình yên. Giống nhiều phim điện ảnh Hàn Quốc khác cùng thể loại, Breathless cho thấy tình cảnh đau đớn và khốn khổ trong cuộc sống thực tế hàng ngày của một tên tội phạm.

Nhân vật Tae Sik cố gắng làm lại cuộc đời trong Sunflower

Không phải tất cả những nhân vật đều dễ thương hoặc dễ đồng điệu, nhưng qua thể loại tâm lý, tình cảm của họ làm cho rõ ràng hơn. Tương tự, việc rời bỏ tổ chức được thể hiện như một thứ gần như bất khả thi. Trong Sunflower (2006), một kẻ từng trong băng đảng Tae Sik cố gắng làm lại cuộc đời sau khi ra tù, để rồi tàn nhẫn bị lôi kéo trở lại với băng đảng đó. Thể loại phim gangster Hàn Quốc cho thấy cuộc sống rất ảm đạm và vô vọng, không giống như phim gangster Hollywood, thường có xu hướng hào nhoáng hóa nhân vật chính trong phim.

Một khía cạnh độc đáo khác của phim gangster Hàn là sử dụng bạo lực tàn bạo. Do những quy định ngặt nghèo của Hàn Quốc về vũ trang, những người trong băng đảng với cấp thấp thường không sử dụng súng, và thường không được khắc họa trên màn ảnh rộng. Do vậy, hầu hết các cảnh bạo lực trong những phim liên quan đến dao, gậy bóng chày, ống nước và nắm đấm.

Không giống như những cảnh đấu súng hào nhoáng trong các phim Hollywood như Heat 1995, phim gangster Hàn Quốc kết thúc trong những cảnh chiến đấu dài và ác liệt. Cuộc đấu bạo lực này không giống những cảnh dàn dựng trong phim kung-fu, thay vào đó lại phụ thuộc vào phương pháp đánh đấm đường phố với những chiêu thức bẩn thỉu như đá vào đầu hay đấm vào mặt. Ví dụ trong Dirty Carnival (2006) Byung Doo đã chỉnh lại một cảnh đánh đấm trên phim trường, giải thích rằng xã hội đen thật không đánh nhau tinh vi như vậy, trước khi tung một cú đấm cực 'đau' vào đàn em của mình.

Dirty Carnival (2006)

Hơn hết, yếu tố bạo lực này tàn bạo và không khoan nhượng. Những phim gangster Hàn cho thấy ảnh hưởng rõ rệt của cuộc sống tội phạm lên mỗi cá nhân, cả về thể xác lẫn tinh thần. Bạo lực không khoan nhượng và tính chân thực của thể loại thực sự đã thể hiện được sự lạnh lẽo khi sống đời tội phạm. Một người trong băng đảng chết trên màn ảnh sẽ không nhẹ nhàng, nhanh chóng và hào nhoáng (và đôi lúc không đường hoàng) tại Hàn Quốc.

Thể loại phim gangster Hàn Quốc đem đến một cái nhìn chua cay về chủ nghĩa tư bản và đói nghèo. Trong khi cách xử lý của Hollywood đối với thể loại này cho thấy cách duy nhất nhóm thiểu số thành công trong xã hội Mỹ là bằng con đường tội phạm (hướng sự chú ý vào kẽ hở trong một xã hội tư bản), phim gangster Hàn Quốc cho thấy tội phạm không có gì hay ho (và gần như không có lợi gì). Gần như không có lợi về tài chính cũng như xã hội trong cuộc đời của nhân vật chính (thành viên băng đảng), và sự hiện diện (và hành động) của họ được thể hiện một cách tuyệt vọng và phù phiếm. Những phim này chứng minh rằng sự thiếu hụt cơ hội và tham nhũng trong bộ máy (tài chính, tư pháp và giáo dục) làm ngơ với những người cần nó nhát, khiến họ phải tìm kiếm sự lựa chọn khác như thế nào.

Tuy nhiên, tội phạm có tổ chức không khiến con người thoát khỏi hoàn cảnh đáng thương, như trong Dirty Carnival. Thực tế, so với phim Mỹ, nghèo đói được tiếp cận một cách chân thực hơn trong phim gangster Hàn Quốc.

Nameless Gangster (2012)

Nói cách khác, nền công nghiệp điện ảnh Hàn Quốc vừa có thể chiếm hữu và phỏng theo thể loại hoàn toàn Mỹ, vừa giữ được phong cách nguồn cội của nó.

Dịch: © Chi Nguyễn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Brock Press