Bà vừa qua đời ở tuổi 88. "Tuổi thơ của tôi đi theo cùng bà," một người dùng internet có tên Gudurenaixing viết trên Sina Weibo.
Biết bao người tiếc thương đạo diễn Dương Khiết, phiên bản phim truyền hình 25 tập chuyển thể
Tây du ký
năm 1986 của bà trải qua bao thập niên vẫn mãi là phiên bản chuyển thể
xuất sắc nhất câu chuyện kinh điển này và là một trong những phim truyền
hình được xem nhiều nhất.
Như một cuộc hành hương gian truânDương
Khiết sinh năm 1929 ở Ma Thành, tỉnh Hồ Bắc. Trong chiến tranh, bà làm
người phát bản tin ở Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông, công bố tin thành phố này
được giải phóng năm 1949.
Dương Khiết bắt đầu làm việc cho Đài
truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) từ năm 1958 và trở thành đạo
diễn phim truyền hình của đài này từ năm 1961. Bà được giao nhiệm vụ đạo
diễn phim truyền hình nhiều tập kỳ ảo đầu tiên ở Trung Quốc, chuyển thể
từ tiểu thuyết kinh điển thế kỷ 16
Tây du ký, từ năm 1982 đến 1988.
Là
một trong tứ đại danh tác của văn học Trung Quốc, bộ tiểu thuyết đã
thêm thắt những tình tiết hoang đường cho hành trình có thật của nhà sư
Huyền Trang đời Đường (618-907) tìm đường đến Ấn Độ để thỉnh kinh Phật.
Với thái tử Long cung hóa làm Bạch mã cho ông cưỡi, Huyền Trang được ba
đồ đệ hộ tống, Mỹ hầu vương Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới và Sa Ngộ Tịnh.
Dương Khiết đang chỉ đạo các diễn viên trên trường quay bộ phim truyền hình Tây du ký
|
"Như một chuyến hành hương gian truân đi về phía tây," bà từng nói trong một phỏng vấn.
Lúc
đó dự án có vẻ quá tham vọng nhưng, khi Trung Quốc vừa bắt đầu cải cách
và mở cửa, đoàn làm phim của Dương Khiết thiếu thốn kinh phí.
Thù
lao cho diễn viên thấp. Ngay cả nam diễn viên Chương Kim Lai (nổi tiếng
hơn với nghệ danh Lục Tiểu Linh Đồng) đảm nhận vai Tề Thiên Đại Thánh
và Mã Đức Hoa trong vai Trư Bát Giới, chỉ nhận có 80 tệ (khoảng 11,6
đôla Mỹ) cho mỗi tập phim.
Công việc rất gian khổ và mỗi người họ
đóng nhiều nhân vật. Chương Kim Lai còn đóng vai một bà mối. Mã Đức Hoa
còn đóng một sứ thần nước ngoài, một con khỉ, một tên cướp và một vị
quan.
Thoạt đầu họ không biết làm sao để "đằng vân giá vũ".
Dương Khiết chỉ đạo Lục Tiểu Linh Đồng trong hóa trang Tôn Ngộ Không trên trường quay
|
"Chúng tôi hỏi các nhà làm phim từ Hồng Kông, và được biết là họ dùng
dây cáp," Dương Khiết từng có lần kể lại. Đoàn phim mau chóng học kỹ
thuật đó và gần như tất cả diễn viên chính đều có kinh nghiệm bị té.
Với
chỉ một máy quay, họ mất bốn năm đi khắp nửa đất nước Trung Quốc để
hoàn tất mùa đầu tiên. Dương Khiết có kế hoạch làm 30 tập, nhưng xong
tập 11 thì hết sạch tiền. Đoàn phim vay tiền từ ngành đường sắt để làm
14 tập nữa.
"Chúng tôi không làm vì danh tiếng, hay lợi nhuận," Dương Khiết nói. "Đó là nghệ thuật."
Bộ
phim bắt đầu phát sóng trên CCTV từ năm 1986 lập tức trở thành hiện
tượng, trong khi đó Dương Khiết vẫn tiếp tục quay và làm thêm các tập
phim đến năm 1987. Cho tới lúc đó, bộ phim đã được phát lại gần 3.000
lần mỗi năm trên nhiều kênh truyền hình ở Trung Quốc và nhận được 6 tỉ
lượt xem trong ba thập niên. Với kinh phí có hạn nhưng hiệu ứng tương
đối mới, bộ phim đạt tỷ suất người xem 89,4% năm 1987 và đến nay vẫn
được xem là sự diễn đạt hay nhất và chân thực nhất của tiểu thuyết
Tây du ký.
Ký ức về những ngày làm phim gian truân cùng đạo diễn Dương Khiết ở lại mãi trong lòng các diễn viên
|
Nhờ bộ phim, Lục Tiểu Linh Đồng, và nhiều diễn viên quan trọng khác
trong phim đã trở thành những cái tên trên cửa miệng ở Trung Quốc, còn
các ca khúc và nhạc nền của bộ phim trở thành ký ức của nhiều thế hệ.
Toàn bộ phiên bản chuyển thể truyền hình này đã trở thành nền tảng cho
văn hóa đại chúng của Trung Quốc.
Sống mãi trong ký ức nhiều thế hệ"Cám
ơn bà đã mang đến cho chúng tôi một ký ức chung quí báu nhất," người
dùng có tên Longchengbukuaixiaotang viết trên Sina Weibo.
Giống như anh, nhiều người Trung Quốc hồi tưởng trong thương tiếc đạo diễn Dương Khiết.
Diễn
viên Vương Bách Chiêu, nổi tiếng với vai Bạch long mã trong phim, nói:
"Dương Khiết, đạo diễn và người thầy yêu mến của tôi, đã qua đời. Nhưng
Tây du ký sẽ đi cùng chúng tôi mãi mãi. Khi chúng ta xem bộ phim truyền hình đó, chúng ta đang và sẽ nhớ bà."
Một bức ảnh cũ của đạo diễn Dương Khiết cùng nam diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng
|
"Bà là người thầy trong nghệ thuật và trong cuộc sống của tôi. Không có
Tây du ký,
khán giả sẽ chẳng bao giờ thấy Tề Thiên Đại Thánh trên màn ảnh. Xin
vĩnh biệt, vị đạo diễn yêu quí của tôi," Chương Kim Lai, người diễn vai
Tề Thiên Đại Thánh, viết trên tài khoản cá nhân của anh trên Sina Weibo.
Thi
Hán, tác giả và nhà xuất bản, nói với Tân Hoa xã rằng Dương Khiết không
tìm kiếm sự chú ý, và khi người ta nói về bà, thực ra họ đang trở lại
thời thơ ấu của chính mình.
"Tề Thiên Đại Thánh là biểu tượng khắc sâu vào bao trái tim của thế hệ chúng ta," Thi nói.
Mỗi năm đến hè bộ phim này vẫn được phát sóng và bọn trẻ ngày nay vẫn xem
Tây du ký là một trong những chương trình truyền hình chúng yêu thích nhất.
Thầy trò Đường Tăng trong phim
|
"Tình cảm dành cho Tề Thiên Đại Thánh và dành cho bộ phim truyền hình
này được chuyển từ thế hệ này sang thế hệ sau," Thi nói. "Cùng với tác
phẩm lỗi lạc ấy, Dương Khiết sẽ luôn được nhớ đến, mãi mãi."
Dịch: © Yên Khuê @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China.org.cn