Cùng nhìn lại doanh thu phòng vé của các bộ phim ra mắt năm 2010.
Mỗi cuối tuần đều có thống kê về doanh thu của các phim, nhưng những con số này chưa phải là tất cả. Phim nào thu hút được khán giả nước ngoài nhất? Thể loại nào đem lại nhiều lợi nhuận nhất? Phim nào trụ vững lâu nhất tại bảng xếp hạng, khiến khán giả trở lại xem hết tuần này đến tuần khác?
Sau đây là vài phân tích về doanh thu phòng vé năm 2010, theo các tiêu chí: tổng doanh thu, doanh thu tuần đầu công chiếu, thể loại, ngày công chiếu, hãng phim, phân loại của Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ (MPPA) và khả năng trụ vững trên bảng xếp hạng.
Hầu hết các phân tích sẽ xét đến các phim công chiếu rộng rãi (chiếu tại 1000 rạp trở lên). Có tổng cộng 126 phim ra mắt trong khoảng thời gian từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2010. Các con số thống kê được lấy từ Box Office Mojo và The Numbers.
Chú thích:
Ngày: Ngày khởi chiếu
Bắc Mỹ: Doanh thu tại Mỹ và Canada
Ra mắt: Doanh thu tuần đầu công chiếu
Tỷ lệ: Doanh thu Bắc Mỹ chia cho doanh thu tuần đầu công chiếu
Đơn vị: triệu đôla
Doanh thu phòng vé Bắc Mỹ
Tổng doanh thu phòng vé tại Bắc Mỹ năm 2010 là 10,32 tỉ đôla, giảm 2,6% so với năm 2009. Có những bộ phim vượt trội hơn hẳn như Avatar năm ngoái hay The Dark Knight năm 2008, nhưng năm nay Toy Story 3 và Alice in Wonderland đã tạo nên thành công kép cho Disney với hai vị trí cao nhất trong bảng xếp hạng.
2010 là một năm thành công của phim hoạt hình với Toy Story, Despicable Me, Shrek Forever After và How to Train Your Dragon trong top 10, cộng thêm Tangled chuẩn bị bùng nổ dịp đầu năm mới.
23 phim có doanh thu vượt ngưỡng 100 triệu trong năm nay. Little Fockers đã chạm mốc này còn True Grit, Chronicles of Narnia: The Voyage of The Dawn Treader, và Yogi Bear cũng sẽ cán đích trước khi tháng 1 kết thúc.
Doanh thu phòng vé toàn cầu
Xếp hạng doanh thu phòng vé toàn cầu cũng là bức tranh tương tự, mặc dù Harry Potter and the Deathly Hallows – Part 1, Inception, và Shrek Forever After thu hút được nhiều khán giả nước ngoài hơn Iron Man 2, The Twilight Saga: Eclipse.
Resident Evil khá thành công tại Mỹ, nhưng không thể sánh với kết quả mà bộ phim đạt được tại nước ngoài: doanh thu tại nước ngoài của Afterlife cao gấp bốn lần so với Bắc Mỹ. Prince of Persia: Sands of Time cũng tương tự, với doanh thu ấn tượng 244 triệu đôla tại nước ngoài sau khi mang về kết quả tương đối thất vọng tại Bắc Mỹ: 91 triệu đôla.
Có 28 bộ phim đã vượt mức doanh thu 200 triệu đôla tại nước ngoài trong năm 2010.
Các phim công chiếu giới hạn
Không có siêu sao nào trong số các phim được công chiếu giới hạn, mặc dù The Kids Are All Right có doanh thu tương đối khá với 21 triệu đôla và giành vị trí dẫn đầu. Mùa giải thưởng sắp tới có thể mang đến một hoặc hai bộ phim nổi bật, đặc biệt là The King’s Speech, hiện đang ở trong quỹ đạo tốt. Và The Girl with the Dragon Tattoo chắc chắn là phim Thụy Điển thành công nhất tại Bắc Mỹ trong nhiều năm qua, nhưng doanh thu của phim chủ yếu đến từ các thị trường ngoài Bắc Mỹ.
Có 19 phim công chiếu giới hạn đạt mức doanh thu 5 triệu đôla trong năm 2010.
Phim trụ vững trên bảng xếp hạng
Tuần đầu công chiếu của How to Train Your Dragon mang đến kết quả tương đối thất vọng cho DreamWorks. Nhưng Dragon đã bám trụ được rất lâu, thậm chí còn giành được vị trí dẫn đầu trong tuần thứ năm công chiếu. Còn Inception đạt được kết quả như Disney mong đợi trong tuần đầu tiên, và không ngừng tiến lên.
Kết quả kỳ diệu trong một tuần
Nhìn từ hướng ngược lại, một số phim lại mang về phần lớn doanh thu ngay trong tuần đầu công chiếu như Valentine’s Day ra mắt với 111 triệu đôla.
The Warrior’s Way tuy đang được chiếu tại các rạp, nhưng chắc chắn sẽ vẫn nằm trong danh sách này cho tới khi kết thúc công chiếu. Nhưng có lẽ Skyline mới xứng đáng với vinh dự là phim khán giả không muốn đến xem sau tuần đầu công chiếu.
Và cũng chúc mừng Tyler Perry, với hai phim lọt vào danh sách – For Colored Girls và Why Did I Get Married Too?
Phân theo thể loại phim
Tỷ lệ doanh thu tại Bắc Mỹ trên tổng doanh thu chia theo thể loại phim là điều đáng chú ý. Các con số khá khớp với quy luật thông thường, khi phim hoạt hình và phim gia đình trụ vững lâu nhất, phim kinh dị tụt dốc nhanh nhất, còn các thể loại khác ở mức trung bình.
Theo phân loại của Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ
Đáng ngạc nhiên khi chỉ có ba phim được phân loại G trong năm 2010: Toy Story 3, Oceans, và Ramona and Beezus. Toy Story 3 rõ ràng là nhân tố chính làm lệch đi con số doanh thu trung bình của hạng mục này. Một lần nữa, số liệu thống kê cũng khớp với lẽ thường: các phim PG và PG-13 có doanh thu cao hơn các phim phân loại R.
Theo tháng khởi chiếu
Có ba tháng có doanh thu trung bình vượt ngưỡng 100 triệu đôla là tháng 5, tháng 6 và tháng 7.
20th Century Fox
Fox khởi đầu năm 2010 khá tốt: Avatar mang về 466 triệu đôla trong năm 2010 trên tổng doanh thu 750 triệu đôla. Tuy nhiên, 2010 vẫn là năm không mấy nổi bật của Fox. Chỉ có Date Night là thành công đáng kể nhất. Cũng không có phim nào thực sự là thất bại, tuy Marmaduke rõ ràng bị lỗ còn Gulliver’s Travels ra mắt khá yếu ớt trong dịp nghỉ lễ.
Lionsgate
Xu hướng thích các phim theo thể loại của Lionsgate được đền đáp xứng đáng với The Expendables, đạt doanh thu 103 triệu đôla. Với Tyler Perry, có thể nói mỗi năm anh đều mang đến hai phim thành công.
Paramount
Hầu hết các phim của Paramount đều vượt mức 100 triệu đôla. Iron Man 2, Shrek Forever After, và The Last Airbender chỉ “mang về nhiều lợi nhuận” trong khi hãng phim hy vọng các phim này có thể tạo nên cơn địa chấn. Tuy nhiên, chỉ một phim duy nhất thực sự gây thất vọng: Morning Glory.
Sony Pictures
Năm vừa qua, Sony tập trung vào các tác phẩm gốc, đây cũng là hãng phim duy nhất không sản xuất một bộ phim là phần tiếp theo trong năm 2010. Tuy nhiên phim có doanh thu cao nhất của hãng lại là The Karate Kid, một bản làm lại. Nhưng chiến lược này sẽ được tưởng thưởng xứng đáng nếu The Social Network giành được giải Oscar cho Phim hay nhất. Phim mang về doanh thu khá cao trước khi thu hút sự chú ý với vô số giải thưởng giành được.
Universal Pictures
Despicable Me là ngôi sao sáng của Universal trong một năm khó khăn. Green Zone, The Wolfman và Scott Pilgrim vs. the World đều gây thất vọng về mặt lợi nhuận. MacGruber và My Soul to Take là hai thất bại lớn nhất của năm. Little Fockers ra mắt không được tốt như mong đợi của hãng. Nhưng bù lại Robin Hood đạt doanh thu cao tại thị trường nước ngoài. Vì thế với Universal, không phải toàn bộ đều là tin xấu.
Walt Disney Studios
Đáng khen cho Disney khi trở thành hãng phim đầu tiên có hai phim vượt ngưỡng 1 tỉ đôla tổng doanh thu trong cùng một năm, đủ để coi 2010 là năm thành công đối với hãng. Nhưng Tangled và Tron: Legacy là hai phim kinh phí lớn sẽ tiếp tục duy trì đà thành công của hãng trong năm mới. Vì vậy, so với các hãng phim khác thì còn quá sớm để tổng kết doanh thu của những phim do Disney phát hành trong năm 2010.
Warner Bros.
Warner Bros. phân phối 21 bộ phim trong năm 2010, nhiều hơn bất cứ hãng phim nào. Vì thế doanh thu của hãng cũng phân tán: từ Jonah cho đến Inception. Vẫn còn một phần Harry Potter nữa vào năm 2011 nhưng chắc chắn Warner Bros. sẽ rất nhớ cậu bé này khi loạt phim kết thúc. “Cậu bé vẫn sống” (Harry Potter) đã đem về cho hãng rất nhiều lợi nhuận trong suốt một thập kỷ qua.
Dịch: © Hồng Hạnh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Collider