Đạo diễn Trương Uyển Đình nhớ lại một cảnh từ bộ phim sử thi chiến tranh của bà, A Tale of Three Cities, trong đó nhiều lính Trung Quốc bị quân Nhật chặt đầu.
"Khi đầu rơi xuống, máu không phọt ra ngay. Các cơ cổ thoạt tiên sẽ co lại, rồi máu mới phun ra," nữ đạo diễn 65 tuổi nói.
Áp phích phim
Nhà làm phim kỳ cựu đứng sau những thành công vang dội như
Echoes of the Rainbow và
City of Glass quảng bá cho
A Tale of Three Cities ở Bắc Kinh.
Với
dàn diễn viên thượng thặng do nam diễn viên Hồng Kông Lưu Thanh Vân và
nữ diễn viên Đại lục Thang Duy dẫn dắt, bộ phim đã ra rạp ở Trung Quốc
từ ngày 27/8.
Miêu tả sinh động về cảnh xử tử trong phim mới nhất
của Trương Uyển Đình xuất phát từ thân phụ của ngôi sao hành động Thành
Long, Trần Chí Bình, người từng bị buộc phải chứng kiến việc hành quyết
sáu lính Trung Quốc sau khi bị quân Nhật khép tội buôn lậu, đã được ghi
lại trong bộ phim tài liệu của Trương Uyển Đình,
Traces of a Dragon: Jackie Chan and His Lost Family.
Trần
Chí Bình dẫn đầu một đội bảo trì trên con tàu hàng ở tỉnh An Huy và
cũng có liên hệ với buôn vải chợ đen giữa Vu Hồ và Nam Kinh thời gian đó.
Đạo Long (Lưu Thanh Vân, phải) và Nguyệt Vinh (Thang Duy)
Phát hành năm 2003, bộ phim tài liệu nói trên đã khiến nhà làm phim kỳ
cựu họ Trương trở thành bạn thân của gia đình Trần Chí Bình.
"Mẹ
tôi qua đời trong thời gian đó, và khiến tôi nhận ra mình phải làm gì
cho thế hệ những người cao tuổi đã trải qua sự tàn bạo thời chiến
tranh," Trương Uyển Đình nói.
"Bộ phim chuyển tải những ký ức chọn lọc đối với những ai đã bị tổn thương và còn sống sót."
Nổi tiếng đào sâu tính nhân văn trong phim của mình, Trương Uyển Đình còn trình bày cả những cảm nhận của thường dân trong
A Tale of Three Cities nữa.
Tên của bộ phim ý nói ba thành phố Vu Hồ, Thượng Hải và Hồng Kông, nơi đôi tình nhân bị thất lạc và tìm lại nhau.
Hai cặp đôi thời tao loạn trong phim, theo thứ tự từ trái qua: Lưu
Thanh Vân trong vai Đạo Long, Thang Duy trong vai Nguyệt Vinh, Tần Hải
Lộ trong vai Cừu Đại Thư, và Tỉnh Bách Nhiên trong vai Thu Mãi Hoa
|
Dựa trên trải nghiệm của song thân của Thành Long, bộ phim kể câu chuyện
về hai cặp đôi trong thời kỳ từ những năm cuối cùng của cuộc Kháng
chiến chống Nhật (1937-1945) đến Nội chiến Trung Quốc (1945-1949).
Nhân
vật của Thang Duy trong phim là từ hình mẫu của mẹ Thành Long. Người
chồng đầu tiên của cô bị giết trong trận ném bom của quân Nhật, và cô
phải buôn lậu thuốc phiện để nuôi hai con gái nhưng bị hải quan bắt. Đó
là lúc cô gặp người chồng sau này dựa theo hình mẫu của Trần Chí Bình.
Hai con người-đều bị thương và mất đi bạn đời-phải lòng nhau.
"Thời tao loạn đó là phông nền... tôi muốn nhấn mạnh câu chuyện tình," Trương Uyển Đình nói.
Vào
cái thời mà người Trung Quốc không nói được liệu còn sống để thấy ngày
mai không, có lẽ tình yêu là điều duy nhất khiến họ tiếp tục sống, bà
nói thêm.
Cặp đôi Thu Mãi Hoa và Cừu Đại Thư
Thang Duy bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với đam mê sâu sắc mà nhân vật của
cô thể hiện. Cô miêu tả bộ phim này là "chuyện cổ tích thời chiến
tranh".
Quay phim của
A Tale of Three Cities Diệp Cẩm Thiêm, nổi tiếng với giải Oscar dành cho
Ngọa hổ tàng long, nói xuất phẩm này thể hiện một thế mạnh hiếm có.
"Tôi đã làm nhiều phim về Thế chiến II. Nhưng
A Tale of Three Cities
thật đặc biệt vì tinh thần lạc quan của các nhân vật chính. Họ sống
trong thời chiến nhưng cố gắng để không bị chiến tranh ảnh hưởng, khiến
bộ phim thật mạnh mẽ," ông nói tại sự kiện quảng bá ở Bắc Kinh.
Với
kinh phí khoảng 80 triệu tệ (12,5 triệu đôla), Trương Uyển Đình mất gần
10 năm thuyết phục các nhà đầu tư. Rồi, Hoa Nghị Huynh Đệ, một trong
những hãng phim và đài truyền hình lớn nhất Trung Quốc, trở thành nhà
sản xuất chính.
Khi được hỏi về triển vọng thương mại, Vương
Trung Lỗi, chủ tịch kiêm đồng sáng lập hãng Hoa Nghị, nói rằng rất quảng
bá một phim nghệ thuật như thế này rất khó.
Thang Duy trong một cảnh phim
"Nhưng kịch bản thu hút tôi. Sau khi bàn thảo với Thi Nam Sanh, một nhà
sản xuất phim kỳ cựu của Hồng Kông, về triển vọng thương mại của nó,
chúng tôi quyết định đầu tư làm phim," ông nói tại sự kiện truyền thông
trên.
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China.org.cn