Tin tức

Đối tác gõ cửa điện ảnh Trung Quốc

10/01/2011

Điện ảnh Trung Quốc có nhiều đối tác nhưng vẫn còn những rào cản.

Chỉ vài giờ sau khi đặt chân đến Hàn Quốc lần đầu tiên, Doug Liman, đạo diễn 44 tuổi của các phim Bourne IdentityMr. & Mrs. Smith được xếp ngồi cạnh một đạo diễn đến từ vùng Nội Mông với cái tên khó phát âm.

Trong sảnh khách sạn sạn tại Liên hoan phim Quốc tế Pusan, Liman sẽ giới thiệu phim truyện đầu tay của cựu đạo diễn quảng cáo Ô Nhĩ Thiện, 40 tuổi. Phim mang tên The Butcher, the Chef and the Swordsman do hãng 20th Century Fox sản xuất. Ở đây, Liman cũng giải thích lý do có mặt ở đây của mình.

“Thế giới đang trở nên nhỏ hơn và thật thú vị khi thấy những người từ các nền văn hóa khác nhau đến vậy có thể cùng hợpn tác làm phim,” ông cho biết. Khi được hỏi với vai trò tổng giám sát sản xuất, ông đã giúp Ô Nhĩ Sơn làm những việc gì, Liman nói thêm về chuyến đi của mình.

“Thật sự đây là chuyến tuyên truyền phim,” Liman cho biết. “Tôi không muốn phản hồi quá trình biên tập phim của ông ấy, cũng như tôi không muốn người ta nói về quá trình biên tập phim của tôi.”

Bộ phim với ngân sách $5,1 triệu, do các hãng phim Bắc Kinh Taihe Universal Film Investment và First Cuts Features hợp tác với Fox International Prods., một đơn vị của 20th Century Fox. Đây là bộ phim tiếng Trung Quốc thứ hai có sự tham gia của hãng phim Mỹ này.

Butcher là một câu chuyện về một lưỡi kiếm thần bí với khả năng thay đổi số phận của người sở hữu nó. Bộ phim cũng do đạo diễn Trung Quốc Ninh Hạo (Crazy Stone) giới thiệu. Bộ phim dự tính sẽ ra mắt ở Trung Quốc vào ngày 25/11, đúng dịp ra mắt phim cuối năm của nước này. Phim hợp tác đầu tiền của hãng FIP là Hot Summer Days với hãng Hoa Nghị Huynh đệ, với ngân sách $2 triệu và thu về $19 triệu.

Trong nhiều năm, những hãng phim Hollywood và Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ đã đấu tranh với các cơ quan kiểm duyệt của ngành điện ảnh Trung Quốc để giúp phim của họ có sự thâm nhập tốt hơn vào đất nước này. Hiện này mỗi năm chỉ có 20 phim nước ngoài được chiếu ở đây ở dạng chia sẻ doanh thu. Hiện nay, có khả năng rằng Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sẽ tạo thêm sức ép cho Trung Quốc tăng số phim nhập khẩu này lên. Cũng trong thời khắc chuyển giao này, Fox đã tìm ra một biện pháp xâm nhập thị trường mới.

Tình trạng này và sự tăng trưởng doanh thu phòng vé của Trung Quốc đã thúc đẩy Pháp, Singapore và New Zealand ký hợp đồng với Bắc Kinh trong vòng sáu tháng qua để tạo thị trường của mình ở Trung Quốc, nơi Hollywood đã có bước đi trước.

Doanh thu phòng vé năm nay cũng có một sự thúc đẩy lớn từ phim Avatar của Fox, với doanh thu $220 triệu ở Trung Quốc, doanh thu nước ngoài lớn nhất của James Cameron.

Cũng như thế, Anh, Ấn Độ, Nga và Bỉ đang cân nhắc các hiệp ước điện ảnh với Bắc Kinh để tạo điều kiện trao đổi tốt cho phim của mình qua được khâu kiểm duyệt của Trung Quốc.



Poster phim Xích Bích

Phim Trung Quốc hợp tác thành công nhất đến này là Xích Bích của Ngô Vũ Sâm, đánh dấu sự trở lại điện ảnh Trung Quốc sau hơn một thập kỷ làm phim Hollywood của đạo diễn Hồng Kông này. Bộ phim do các nước Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan và Hồng Kông hợp tác.

Ở châu Á, Xích Bích mang về hơn $100 triệu, gồm $47 triệu ở Trung Quốc, $53 triệu ở Nhật và $9 triệu ở Hàn Quốc. Nhưng không phải phim nào cũng có thể thành công như Xích Bích.

Sự thiếu tin tưởng ở cả hai phía và những văn hóa làm việc khác nhau có nghĩa rằng việc làm phim hợp tác tạo rất nhiều khó khăn, nhất là nhiều điều có thể không còn ý nghĩa khi dịch ra ngôn ngữ khác.

“Cây cầu bắc nối những rào cản này sẽ tốn nhiều thời gian để xây dựng và vượt qua,” Tony Safford, phó chủ tịch đơn vị mua bán toàn cầu của 20th Century Fox, Searchlight và FIP cho biết.

Ông cho rằng câu “Đó không phải là cách làm của chúng tôi” là câu có thể chặn đứng cuộc nói chuyện. Safford cho biết khi rời Pusan sang Bắc Kinh, “Câu này chúng tôi được nghe nhiều ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Ấn Độ. Chúng tôi phải hiểu rằng không thể hành động như mình muốn, như một hãng phim Mỹ kiêu ngạo.”

Khi thuê nhân viên địa phương, như Carrie Chu ở Hồng Kông và sự tư vấn của các chuyên gia địa phương, FIP, do Sanford Panitch dẫn đầu, hy vọng họ sẽ còn nhiều cơ hội hợp tác với điện ảnh Trung Quóc trong tương lai. “Ở đây có nhiều cơ hội,” Safford cho biết. “Vấn đề là làm sao để mở cửa vào đây.”

Ô Nhĩ Thiện tỏ ra hài lòng vì đã gặp được những người không thể phát âm tên ông. “Về chủ đề, tôi muốn làm phim cổ trang và phim hành động, và trong lĩnh vực này thật tốt có thể làm việc với một công ty quốc tế như Fox, người có thể đảm bảo chất lượng phim,” ông cho biết.

Trong một cuộc nói chuyện với Safford, Hồ Hiểu Phong, nhà sản xuất Xích Bích Đường Sơn đại địa chấn, phim trong nước thành công nhất hiện này, nói có hai loại công ty Trung Quốc sẵn sàng hợp tác với các hãng phim nước ngoài.

“Có những công ty nhà nước như Tập đoàn Điện ảnh Trung Quốc, chúng tôi chọn hợp tác với họ cho Xích Bích vì họ quản lý thị trường chiếu phim của mình,” ông cho biết. “Nhưng cũng có những công ty tư nhân như Hoa Nghị và Bona, họ có nhiều cơ hội phát triển. Họ không có hệ thống đã phát triển nhưng cũng vì thế mà họ trở nên linh hoạt hơn.”

Một trong những sự linh hoạt đó được thể hiện qua Tập đoàn Điện ảnh Quốc tế Bona ở Bắc Kinh, gần đây đã ký hợp đồng với CJ Entertainment của Hàn Quốc.



Củng Lợi và Lưu Đức Hoa trong phim What Women Want

Dự án phim đầu tiên của Bona và CJ là làm lại phim Hollywood What Women Want của đạo diễn Trần Đại Minh, với sự tham gia của Lưu Đức Hoa và Củng Lợi. Đây là phim đầu tiên trong một chuỗi phim hợp tác giữa hai công ty, theo Suh Hyun Dong, giám đốc hợp tác quốc tế của CJ.

“CJ sẽ có lợi thế chiếu phim ở các thị trường Hàn Quốc và Nhật, trong khi Bona sẽ dần đầu đoàn chiếu phim ở các khu vực Hoa ngữ,” Suh cho biết. “Sự hợp tác này dự trên lợi ích phân phối phim. Chúng tôi chia sẻ thông tin và giúp đỡ nhau.”

Không muốn bị các công ty tư nhân bỏ qua, Mã Hiểu Thiên, phó giám đốc Tập đoàn Hợp tác Điện ảnh Trung Quốc, cho biết tại Liên hoan phim Pusan rằng những dự án hợp tác châu Á là mối quan tâm lớn nhất trong thị trường điện ảnh thế giới.

Những thị trường châu Á nhỏ hơn chưa táo bạo bằng Fox hay các hãng khác đang đổ xô về Trung Quốc. Nỗi lo của họ thật hiện hữu. Amy Iamphungphorn, giám đốc điều hành Five Star Prods. ở Bangkok đang muốn hợp tác với Trung Quốc nhưng lo sợ sự kiểm duyệt chặt chẽ của Trung Quốc sẽ cấm phim Thái, với nhiều yếu tố kinh dị.

Dịch: © Xuân Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Hollywood Reporter