Với hơn 7.600 đơn vị trong ngành từ 42 quốc gia hội tụ tại Hồng Kông,
Filmart 2025 và EntertainmentPulse đã trở lại với thông điệp rõ ràng: Cỗ
động cơ giải trí của châu Á không chỉ đang hoạt động — mà còn đang tăng
tốc tiến vào các thị trường, định dạng và công nghệ mới.

Gian hàng triển lãm chung của phim Trung Quốc tại Hội chợ phim điện
ảnh và truyền hình quốc tế Hồng Kông (Filmart), ngày 17 tháng 3 năm 2025
|
Do Hội đồng Phát triển Thương mại Hồng Kông (HKTDC) tổ chức, hội chợ kéo
dài bốn ngày này có sự góp mặt của hơn 760 đơn vị triển lãm và gia tăng
đáng kể đại diện của Đông Nam Á. Từ kết nối hợp tác sản xuất đến các
ứng dụng AI tiên tiến và trình diễn trực tiếp di sản âm nhạc điện ảnh
của Hồng Kông, Filmart đã một lần nữa chứng minh lý do tại sao nơi này
được coi là thị trường phim điện ảnh và truyền hình hàng đầu châu Á.
Sau đây là những điểm chính rút ra từ phiên bản năm nay.
1. Sự hiện diện của ASEAN bùng nổ khi Đông Nam Á trở thành tâm điểmMột
trong những tít tin lớn nhất năm nay là sự trỗi dậy của các quốc gia
ASEAN với tư cách là những đơn vị chiến lược cả về quy mô thị trường và
tham vọng nội dung. Số đơn vị triển lãm từ khu vực này tăng hơn 50% so
với cùng kỳ năm ngoái, trong khi lượng người mua tham dự tăng 15%.
Cơ
quan điện ảnh quốc gia Malaysia, FINAS, đã tận dụng sự kiện này để hoàn
thiện biên bản ghi nhớ với KOFIC của Hàn Quốc và tham gia các cuộc đàm
phán tiếp cận thị trường với Campuchia. “Đó là một khởi đầu tuyệt vời
cho ngày đầu tiên của Filmart 2025,” tổng giám đốc điều hành FINAS Dato’
Azmir Saifuddin Bin Mutalib cho biết, “trong số các thảo luận kết thúc
thành công là thảo luận với Cơ quan Phát triển Văn hóa và Sáng tạo Hồng
Kông về tài trợ đồng sản xuất.”

Gian hàng Thái Lan tại Filmart 2025
|
Ở những nơi khác, Thái Lan và Indonesia đã tổ chức các gian hàng và diễn
đàn được thiết kế để làm nổi bật năng lực sáng tạo và tham vọng toàn
cầu của họ, khẳng định Đông Nam Á không còn là hoạt động bên lề — mà là
một phần của chương trình chính.
2. Kết nối các nhà sản xuất tạo đà cho đồng sản xuấtMới
ra mắt trong năm nay, chương trình Kết nối các nhà sản xuất nhanh chóng
trở thành trung tâm của các cuộc trò chuyện cấp cao và kết hợp hiệu
quả. Được hỗ trợ chung bởi Cục Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cơ quan
Phát triển Ngành công nghiệp Sáng tạo (CCIDA), Hội đồng Phát triển Điện
ảnh Hồng Kông và HKTDC, sáng kiến này đã thu hút hơn 1.300 người tham
gia.
Một phiên làm việc quan trọng có tên “Đồng sản xuất quốc tế:
Cân bằng rủi ro và phần thưởng” tập trung vào hội nhập sáng tạo, đa
dạng hóa nguồn tài trợ và thực tế làm việc xuyên biên giới. Các diễn giả
bao gồm Gabriela Tocchio (Gullane Films), Justin Kim (CJ ENM) và
Natacha Devillers (Les Petites Lumières), đã giải thích các chiến lược
để vượt qua xung đột văn hóa và hậu cần sản xuất.

Phiên làm việc “Đồng sản xuất quốc tế: Cân bằng rủi ro và phần thưởng”
|
Các buổi trò chuyện bên lò sưởi của chương trình đã tăng thêm chiều sâu,
tập trung vào việc mở rộng IP và các chiến lược thị trường mới nổi.
Chương trình đã tập hợp các nhà sản xuất quốc tế và các nhà làm phim địa
phương — bao gồm Trần Tiểu Quyên, Điền Khải Văn và Lương Lễ Ngạn —
trong các cuộc thảo luận được thiết kế để thúc đẩy quan hệ đối tác xuyên
khu vực và mở rộng hợp tác toàn cầu.
3. Hoạt hình châu Á tìm thấy tiếng nói toàn cầuNgành
công nghiệp hoạt hình ở châu Á đã tăng trưởng theo cấp số nhân trong
những năm gần đây và các hội trường đều bàn tán chuyện ai sẽ là
Na Tra 2
tiếp theo. Bộ phim hoạt hình này đã thu về hơn 2 tỉ đôla và trở thành
phim hoạt hình có doanh thu cao nhất trong lịch sử, đồng thời là phim có
doanh thu cao thứ năm từ trước đến nay. Các công ty Trung Quốc đều đang
bận rộn khai thác danh tác cổ điển làm nội dung.

Ngành công nghiệp hoạt hình ở châu Á đã tăng trưởng theo cấp số nhân
trong những năm gần đây và các hội trường đều bàn tán chuyện ai sẽ là Na Tra 2 tiếp theo
|
Những hãng phim ở các quốc gia Đông Nam Á như Indonesia đang chứng kiến
nhu cầu ngày càng tăng vì họ có thể cung cấp phim hoạt hình chất lượng
cao với chi phí lao động thấp hơn nhiều so với những nơi như Nhật Bản
và Hàn Quốc. Nhưng Nhật Bản vẫn tiếp tục hấp dẫn mặc dù chi phí sản xuất
cao hơn đơn giản vì chất lượng quá tốt.
Hội nghị Thượng đỉnh
Giải trí Kỹ thuật số đã tăng gấp đôi cơn sốt vàng hoạt hình của khu vực.
Với chủ đề "Mở khóa cơ hội của thị trường hoạt hình năng động và sản
xuất tại châu Á", hai hội thảo đã phân tích sự tăng trưởng nhanh chóng
của hệ sinh thái này.
Buổi đầu tiên tập trung vào xu hướng thị
trường, quy tụ Catherine Ying (CMC Inc./Pearl Studio), Francesco
Prandoni (Production I.G.), Kang Yue (Bilibili) và Mia Angelia Santosa
(Visinema). Buổi thứ hai nêu bật triển vọng sáng tạo và sản xuất, với
các diễn giả như Karyabudi Mohd. Aris (Les’ Copaque Production Sdn.),
Nao Hirasawa (ARCH Inc.), Polly Yeung (Point Five Creations) và Chu Du
(Light Chaser Animation Studios) cung cấp thông tin chi tiết về một quy
trình ngày càng mang tính cộng tác và được công nghệ thúc đẩy.

Trang phục trong phim điện ảnh và truyền hình được trưng bày tại gian hàng của cụm công nghiệp văn hóa và điện ảnh Hoành Điếm
|
4. AI không còn là tương lai — mà đã là hiện tạiTrí tuệ
nhân tạo không chỉ là xu hướng — mà còn thống trị. Hồng Kông đang rất
tập trung vào việc trở thành trung tâm AI, vì vậy không ngạc nhiên khi
Filmart có một Trung tâm AI chuyên giới thiệu các ứng dụng sản xuất phim
tiên tiến. Giới sáng tạo rất hào hứng về cách AI sẽ tác động đến việc
lồng tiếng. Nó làm giảm nhu cầu cần nhiều diễn viên lồng tiếng và sẽ cắt
giảm thời gian làm hậu kỳ.
Trong số các nhà làm phim hoạt hình
Nhật Bản, có cảm giác các hãng phim đã chậm áp dụng các tùy chọn AI nói
chung và tác động đến những người sáng tạo sẽ là rất nhỏ. Sony Pictures
hy vọng sẽ sử dụng AI để cắt giảm chi phí sản xuất.

Một dự án thí điểm về trí tuệ nhân tạo giới thiệu những đột phá sáng
tạo do công nghệ AI mang lại cho sản xuất phim và truyền hình tại Hội
chợ phim điện ảnh và truyền hình quốc tế Hồng Kông (Filmart) 2025
|
Tại Trung tâm AI, Sony đã tiết lộ một chiếc máy ảnh tích hợp AI để đóng
khung tự động và các chức năng xoay ngang, nghiêng và thu phóng từ xa.
Lenovo ra mắt một chú chó máy AI sáu chân được trang bị khả năng học tập
tự động và thích ứng, được thiết kế để vận chuyển hàng hóa trên địa
hình khó khăn.
Việc ra mắt Trung tâm AI đã thu hút sự chú ý của
10 đơn vị triển lãm, giới thiệu các ứng dụng thực tế của trí tuệ nhân
tạo trên các chức năng sản xuất, hậu kỳ, phân phối và quảng cáo. Hơn
3.900 chuyên gia tham gia triển lãm và diễn đàn tương tác.
Một
phiên họp có tên “Chuẩn bị cho các cơ hội AI” bao gồm các bài thuyết
trình của Hong Li Animation Studios và Heguang Post-Production. Dựa trên
thành công vang dội của
Na Tra 2, các diễn giả đã trình bày
chi tiết về hiệu ứng đặc biệt và tự động hóa do AI hỗ trợ sử dụng trong
các quy trình hoạt hình và VFX cao cấp.

Việc ra mắt Trung tâm AI đã thu hút sự chú ý của 10 đơn vị triển
lãm, giới thiệu các ứng dụng thực tế của trí tuệ nhân tạo trên các chức
năng sản xuất, hậu kỳ, phân phối và quảng cáo
|
Liu Baoyu, phó tổng giám đốc của Heguang, đã cảnh báo: “Chúng ta nên tận
dụng AI một cách hiệu quả trong khi vẫn tôn trọng nghệ thuật truyền
thống.” Jihong Chen, đối tác tại Hãng luật Zhong Lun, cho biết thêm rằng
trình độ AI hiện là “rất quan trọng để duy trì khả năng cạnh tranh.”
5. Bản đồ toàn cầu của Filmart ngày càng lớn hơn (và rộng hơn)Lần
đầu tiên tham gia năm nay là Armenia, Kazakhstan và Cộng hòa Séc, trong
khi người mua đến từ Argentina, Kyrgyzstan, Pakistan và Bulgaria — mở
rộng phạm vi của sự kiện vượt ra khỏi châu Á-Thái Bình Dương và Bắc Mỹ.
Diễn
đàn tài trợ phim Hồng Kông-châu Á lần thứ 23 đã quy tụ 48 dự án để ký
kết hợp đồng, với hơn 35 quốc gia đại diện. Trong khi đó, các buổi chiếu
tại chỗ có 24 tựa phim, bao gồm 10 phim ra mắt thế giới và Danh mục IP
trực tuyến — liệt kê hơn 1.600 dự án — mở đến hết tháng 4.

Khu vực triển lãm của Việt Nam tại Filmart 2025 vào ngày 17 tháng 3 năm 2025
|
Như Helen Sawczak, ủy viên thương mại cấp cao của New South Wales đã
nói: "Filmart cung cấp sân khấu lý tưởng để giới thiệu sự xuất sắc trong
sáng tạo của NSW đồng thời thúc đẩy hợp tác và cơ hội xuyên biên giới."
Liza
Diño, người đứng đầu Fire and Ice Media and Prods. có trụ sở tại
Philippines, đã lưu ý về một hội chợ thành công. “Đối với nhiều người
trong ngành công nghiệp nội dung châu Á, Filmart chính là Cannes của
chúng tôi – dễ tiếp cận hơn, gắn với khu vực hơn, nhưng cũng thiết yếu
không kém. Đây là điểm khởi đầu mạnh mẽ cho thời gian còn lại trong năm,
đặc biệt khi chúng tôi hướng đến Cannes và các thị trường lớn khác,” cô
nói.
Từ sự thay đổi quyền lực trong khu vực và đồng tài trợ
xuyên biên giới đến công nghệ mới và đổi mới văn hóa, Filmart 2025 đã
tái khẳng định danh tiếng là hội chợ có tầm ảnh hưởng nhất trong khu vực
— không chỉ vì những gì được công bố mà còn vì động lực mà nó tạo ra.

Gian hàng của Philippines tại Filmart 2025
|
Với sự trỗi dậy của Đông Nam Á, AI đi vào hoạt động và hoạt hình châu Á
đang tăng tốc, câu chuyện về ngành công nghiệp màn ảnh của châu Á không
chỉ tiếp tục — mà còn đa dạng hóa, số hóa và dám vươn xa hơn bao giờ
hết.
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Variety