Trong khi ngành truyền hình Hàn Quốc chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng
trong công thức thành công của mình — chuyển từ tập trung vào thị trường
nội địa ra thị trường quốc tế — khổng lồ phát trực tuyến Netflix đang
đóng một vai trò quan trọng, mang đến những hợp đồng béo bở và một cánh
cửa tới thị trường quốc tế mà các hãng sản xuất trong nước không thể nào
từ chối.
Và tỷ suất người xem nội địa không còn là một thang điểm chìa khóa.
Bộ phim toàn sao The King: Eternal Monarch, kết thúc với
một tỷ suất người xem đáng thất vọng chỉ với 8%, đã lấy lại toàn bộ kinh
phí sản xuất từ thỏa thuận với nhà đài SBS và bản quyền chiếu Netflix
|
Bộ phim toàn sao
The King: Eternal Monarch, kết thúc với một tỷ
suất người xem đáng thất vọng chỉ với 8%, là ví dụ gần đây nhất khi mà
nó đã đạt điểm hòa vốn trước cả khi lên sóng.
Bộ phim kinh phí 32
tỉ won (26,8 triệu USD) được biết đã lấy lại toàn bộ kinh phí sản xuất
từ thỏa thuận với nhà đài SBS và bản quyền chiếu Netflix, giảm nhẹ áp
lực tỷ suất người xem ở Hàn Quốc.
“Netflix tiếp cận với thỏa
thuận tốt không chê vào đâu được, nên có lẽ đa số các hãng chế tác muốn
làm việc với công ty này,” đại diện giấu tên một công ty chế tác nội địa
nói với
Korea Times.
Netflix ra mắt ở Hàn Quốc năm 2016
và đã triển khai chiến lược đầu tư mạnh mẽ để mở rộng nội dung nội địa
và thâm nhập thị trường. Hãng theo dõi ngành WiseApp ước lượng Netflix
có khoảng 3,28 triệu người dùng trong tháng 4 — tăng lên từ 1,42 triệu
hồi tháng 4 năm ngoái.
Hymn of Death được bán cho Netflix, vì rất khó tạo doanh thu từ
quảng cáo cho bộ phim ngắn ba tập. Bộ phim có mặt trên hạ tầng phát trực
tuyến toàn cầu này cùng ngày phát sóng trên SBS
|
Trong một nỗ lực hạn chế Netflix bước vào thị trường nội địa, các nhà
đài lớn — MBC, SBS và KBS — đã đồng ý một thỏa thuận không bán các phim
mới chiếu cho Netflix.
Nhưng thỏa thuận này kết thúc vào năm 2018 khi SBS Content Hub bán quyền phát trực tuyến bộ phim
Hymn of Death
cho Netflix, vì rất khó tạo doanh thu từ quảng cáo cho bộ phim ngắn ba
tập. Bộ phim có mặt trên hạ tầng phát trực tuyến toàn cầu này cùng ngày
phát sóng trên SBS.
Kể từ đó, Netflix đã đảm bảo có được nhiều
phim từ một số nhà đài, trả một phần chi phí sản xuất lớn thông qua thỏa
thuận thuê nội dung toàn cầu.
Netflix chịu ít nhất 65% trong 43 tỉ won (36 triệu USD) chi phí sản xuất phim bộ bom tấn năm 2018 của tvN
Mr. Sunshine.
Vagabond của SBS thu lại một nửa kinh chí 25 tỉ won (21 triệu USD) từ Netflix trong khi
Rookie Historian Goo Hae-ryung của MBC năm ngoái nhận được toàn bộ kinh phí 13 tỉ won (11 triệu USD) từ công ty này.
Vagabond của SBS thu lại một nửa kinh chí 25 tỉ won (21 triệu USD) từ Netflix
|
Năm nay, nhiều loạt phim —
It's Okay to Not Be Okay và
Crash Landing on You của tvN,
Itaewon Class của JTBC và
The King: Eternal Monarch và
Hyena của SBS — được bán cho Netflix để phát trực tuyến toàn cầu, có mặt trên đó cùng ngày phát sóng ở Hàn Quốc.
Đơn
vị truyền thông Hàn Quốc CJ ENM và công ty con Studio Dragon còn ký
thỏa thuận sản xuất và phát hành ba năm với Netflix để mang đến hơn 20
phim dài tập và sản xuất phim nguyên tác bắt đầu từ năm nay.
Công ty con của JTBC là hãng phim JTBC cũng ký thỏa thuận hợp tác phân phối với Netflix với cùng điều kiện.
“Netflix
đánh giá cao sức mạnh của nghệ thuật kể chuyện vì chúng tôi tin rằng nó
thu hút bên ngoài biên giới và trải nhiều thể loại,” Netflix nói với
Korea Times. “Thế nên, chúng tôi có ý định tiếp tục mang đến những câu chuyện chất lượng cao của Hàn Quốc tới với khán giả toàn cầu.”
Và trong khi làm như vậy, hạ tầng này đã trở thành công ty được săn đón nhất để làm việc cùng trong số các hãng chế tác nội địa.
Đại diện công ty chế tác này cho biết khoản chi trả hậu hĩnh của Netflix làm nhẹ gánh hẳn cho xuất phẩm.
“Khi
chúng tôi sản xuất một bộ phim, tìm kinh phí luôn khó khăn vì nhiều lý
do, đặc biệt với một tỷ suất người xem thấp,” đại diện này nói. “Thế nên
khi Netflix mua bản quyền, nghĩa là chúng tôi có thể tập trung vào sản
xuất.”
Nhờ Netflix, các hãng chế tác giờ có thêm một nguồn thu
nữa, thay vì cứ dựa vào các nhà đài. Việc này giải phóng các hãng phim
thoát khỏi áp lực từ các nhà đài nội địa và làm thay đổi động lực của
việc sản xuất truyền hình, nhà phê bình truyền hình Yun Suk Jin, cũng là
giáo sư văn học tại Đại học Quốc gia Chungbuk, nói.
Khoản chi trả hậu hĩnh của Netflix làm nhẹ gánh hẳn cho xuất phẩm
|
“Các nhà đài đã luôn thống trị quá trình sản xuất vì họ là người quyết định khung giờ chiếu,” Yun nói.
Ông
cũng thêm rằng điều này cho các nhà đài sức mạnh để thay đổi chi tiết,
cốt truyện, hay kể cả chủ đề của cả một bộ phim. “Các phim sẽ chỉ đi vào
sản xuất nếu đề xuất được nhà đài chấp thuận, nên (các công ty chế tác)
có sự hạn chế khi họ không có lựa chọn nào ngoài đồng ý yêu cầu của nhà
đài,” ông giải thích.
Việc thoát khỏi áp lực từ nhà đài cũng tạo ra những bộ phim chất lượng tốt hơn, theo giáo sư này.
Ông nói vì nhà đài chỉ chịu một phần chi phí sản xuất, doanh thu quảng cáo được sử dụng làm nguồn chính cho các hãng phim.
Rookie Historian Goo Hae-ryung của MBC năm ngoái nhận được toàn bộ kinh phí 13 tỉ won (11 triệu USD) từ Netflix
|
“Đặc biệt, những công ty nhỏ sẽ đặt một lượng lớn quảng cáo lồng trong
phim để tạo ra lợi nhuận, sẽ làm giảm chất lượng bộ phim,” Yun nói.
Một
yếu tố nữa làm cho Netflix nổi tiếng là phát trực tuyến toàn cầu. Như
vậy bộ phim có cơ hội được tiếp cận toàn cầu và rút ngắn quy trình xuất
khẩu hết sức lằng nhằng.
“Làm ông lớn phát trực tuyến toàn cầu là
một lợi thế đáng kể trên thị trường,” nhà phê bình văn hóa đại chúng
Kim Hern Sik nói, thêm vào rằng nó mở ra mô hình mới cho việc xuất khẩu
nội dung.
“Trong quá khứ, nhà đài hay công ty chế tác gõ cửa
‘từng nhà’ với các nhà đài nước ngoài để xuất khẩu một bộ phim,” ông
nói. “Thế nên sẽ mất nhiều năm và nhiều khi còn không thành trong quá
trình, điều sẽ chỉ là một sự lãng phí thời gian và tiền bạc.”
Netflix nổi tiếng là phát trực tuyến toàn cầu. Như vậy bộ phim có cơ
hội được tiếp cận toàn cầu và rút ngắn quy trình xuất khẩu hết sức lằng
nhằng
|
Khi mà Netflix đã có mặt ở hơn 190 quốc gia, nhà đài giờ có thể tận dụng
điều đó để thu hút các thị trường khác, sẽ tạo “ảnh hưởng lớn tới những
thỏa thuận tiềm năng cho các bản làm lại ở nước ngoài.”
Tuy
nhiên, khi dịch vụ này ập tới Hàn Quốc, sự hiện diện ngày càng tăng của
nó cũng làm nổi lên một vài lo ngại về sự kiểm soát quá đáng lên thị
trường nội dung nội địa.
“Netflix nhận được rất nhiều đề nghị nội
dung, nên họ có thể đánh giá và lựa chọn thực hiện cái nào từ chối cái
nào,” đại diện công ty chế tác giấu tên đó cho biết.
Công ty đầy
tiền này có lẽ sẽ trở thành nguồn lực thống trị điều khiển và lựa chọn
các nội dung cho người dùng xem, định hình thị trường.
Sự hiện diện ngày càng tăng của Netflix cũng làm nổi lên một vài lo
ngại về sự kiểm soát quá đáng lên thị trường nội dung nội địa
|
Netflix cũng đã bị buộc tội “xài miễn phí” trong hệ sinh thái nội dung
bên thứ ba của Hàn Quốc khi từ chối trả cho các công ty viễn thông nội
địa cho việc sử dụng dịch vụ mạng ở Hàn Quốc. Điều này có vẻ là lợi thế
không công bằng khi các dịch phát trực tuyến nội địa khác — như Seezn,
Wavve và Watcha — đều bị yêu cầu trả tiền.
Trong khi đó, Hãng
phim Dragon đang tìm kiếm cơ hội vượt ra ngoài Netflix để đảm bảo một
chân trong thị trường toàn cầu. Công ty này mở chi nhánh ở Hoa Kỳ đầu
năm nay, trở thành công ty chế tác Hàn Quốc đầu tiên làm vậy.
Công
ty cũng ký một thỏa thuận hợp tác sản xuất với Skydance của Mỹ hồi
tháng 2, thông báo dự án đầu tiên, làm lại phiên bản Mỹ của
Hotel Del Luna.
Hãng phim Dragon đang tìm kiếm cơ hội vượt ra ngoài Netflix, ký một
thỏa thuận hợp tác sản xuất với Skydance của Mỹ hồi tháng 2, thông báo
dự án đầu tiên, làm lại phiên bản Mỹ của Hotel Del Luna
|
“Với thành công của
Hotel Del Luna, chúng tôi mong có thể bước tới để trở thành một hãng phim hàng đầu toàn cầu,” Studio Dragon nói.
Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Korea Times