“Nếu bảo hiểm nghề nghiệp được mở rộng phạm vi ảnh hưởng đến các nghệ sĩ, họ có
thể nhận được mức trợ cấp thất nghiệp tối thiểu cần để sống sót, và điều đó sẽ
giúp họ thoát khỏi tình cảnh khốn cùng.” – giáo sư kịch nghệ Chai Seung Hoon
nhận định.
Những
nghệ sĩ bất bình về tiền lương bất công và thiếu sự hỗ trợ
Đó
là một cú sốc với đất nước Hàn Quốc. Thi thể không còn sự sống của một nhà biên
kịch tài năng và thành công được tìm thấy trong căn nhà nhỏ không được sưởi ấm
của cô vào ngày 8/2/2011. Bên cạnh cô là một tờ giấy viết tay xin chủ nhà cơm và
kim chi. Trong bức thư ngắn, Choi Go Eun lặp đi lặp lại lời xin lỗi vì chưa trả
tiền điện.
Người phụ nữ 31 tuổi này qua đời vì những biến chứng phát sinh
từ chứng cường giáp và viêm tụy. Đồng nghiệp của cô cho biết việc cô chết là
không thể tránh khỏi, còn người dân Hàn Quốc phải cố gắng để hiểu được làm thế
nào một người có vẻ thành công lại có một cuộc sống cô độc như vậy.
Từ cái chết của Choi Go Eun, cô trở thành một “liệt sĩ” của những nghệ sĩ bần cùng
Hàn Quốc. Những nhạc sĩ, nhà văn và diễn viên chuyên nghiệp cho biết họ phải
chịu đựng mức lương ít ỏi bất công từ lâu, trong khi cùng lúc đó họ không còn
được nhận quỹ bảo trợ xã hội nữa.
Sau cái chết bi thảm của nhà biên kịch,
một chuỗi những tiêu chuẩn đánh giá đã được đề xuất để bảo vệ những người trong
ngành điện ảnh. Những dự luật có ảnh hưởng sâu rộng bao quát mọi thứ từ những
vấn đề nổi tiếng về hợp đồng trong ngành giải trí đến mở rộng trợ cấp cho nghệ
sĩ được cả Đảng Đại dân tộc và Đảng Dân chủ đệ trình lên Quốc hội.
Bộ
trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Choung Byoung Gug đã tổ chức một cuộc hội
nghị bàn tròn hồi tháng 2/2011 nhằm tìm ra gốc rễ của những vấn đề đã làm tổn
hại đến giới nghệ sĩ chuyên nghiệp suốt một thời gian dài.
Sự ra đi quá
sớm của Choi Go Eun gợi lại những ký ức về nhạc sĩ Lee Jin Won, với nghệ danh
trên sân khấu được dịch ra là “Sự trở lại của một Hằng Nga với cú ăn điểm trực
tiếp”. Lee Jin Won đã phát hành bảy album trước khi qua đời ngày 1/11/2010 ở
tuổi 37.
Cái chết của anh đã đẩy sự chú ý đến quy trình phân chia lợi
nhuận trong ngành giải trí giữa những cổng chia sẻ âm nhạc lớn và các nhạc sĩ,
được giới phê bình liệt vào loại bất công từ lâu.
Điều gì đang
ăn dần mòn các nghệ sĩ?
Choi Go Eun là một nhà biên kịch vô danh
trước khi tài năng của cô được công nhận với tác phẩm Passionate Sonata
(2006), đã đoạt giải Face in Shorts tại Liên hoan phim ngắn Quốc tế châu Á năm
đó.
Bất chấp tài năng của cô, cô vẫn không thể tự nuôi sống mình. Được
tìm thấy gần thi thể của cô là điện thoại di động đã bị khóa tài khoản vì không
thanh toán hóa đơn. Khi cô bắt đầu viết kịch bản, họ thường lơ là việc trả lương
đúng ngày cho cô. Trong bức thư cô dán lên cửa chủ nhà, Choi Go Eun ngụ ý cô
chưa nhận được tiền của tác phẩm trước đó và có thể trả nợ chủ nhà một khi được
trả lương.
Tiền lương chưa được thanh toán là một vấn đề của toàn ngành.
Theo Hội liên hiệp Nhân viên Điện ảnh Hàn Quốc, tổng số lương bị trả chậm trong
ngành điện ảnh năm 2009 lên đến 1,7 tỉ won (1,5 triệu USD).
“Những nguồn
đầu tư và quá trình làm phim thực sự chỉ bắt đầu sau khi kịch bản đã hoàn thành.
Vì vậy những nhà biên kịch rất khó có được tiền lời trong hệ thống này, mặc dù
tác phẩm của họ mang tính quyết định đối với bất kỳ bộ phim nào,” Jo Hyun Kyung
của hội liên hiệp nhân viên điện ảnh giải thích.
Sự ra
đi của hai nghệ sĩ, nhạc sĩ Lee Jin Won (trái) và biên kịch Choi Go Eun nhắc nhở
về những vấn nạn quốc gia trong cấu trúc ngành âm nhạc và phim ảnh [JongAng
Photo]
“Những hợp đồng thường mập mờ về chi tiết. Ngay cả khi một
công ty nói họ sẽ trả cho nhà biên kịch ba đến năm triệu won, những điều khoản
của hợp đồng không bao giờ rõ ràng,” Jo Hyun Kyung cho biết. “Sự khác biệt nằm ở
việc được trả hết số lương ấy trong vòng một năm hay là, lấy ví dụ như, năm
năm.”
Việc thiếu ổn định kinh tế dẫn đến một vấn đề khác. Nhiều nhà văn
Hàn Quốc nghĩ về viết kịch bản như bước một bước đến việc đạo diễn. Mới đây
nhất, nhà biên kịch Park Hun Jung, nổi tiếng với tác phẩm I Saw the
Devil (2010) và The Unjust (2010), đã bắt đầu sự nghiệp đạo diễn
đầu tháng 3 với The Showdown. Kết quả là những nhà biên kịch chuyên
nghiệp Hàn Quốc không có khả năng quyết định số phận của chính họ theo cách họ
có thể làm ở các quốc gia khác.
Năm 2007 và 2008, Hội Biên kịch Mỹ đã
đình công để đòi một phần quyền lợi trong cái gọi là chiếc bánh “truyền thông
đại chúng mới”. Họ cho biết trong nhiều năm, các công ty đã lừa họ để lấy lợi
nhuận từ những hình thức giải trí mới như bán DVD và lợi tức sinh ra từ
internet. Nhiều chương trình truyền hình và điện ảnh hàng đầu bị gián đoạn trong
thời gian diễn ra đình công. Cuối cùng, các công ty sản xuất phải nhượng bộ yêu
cầu của các nhà văn và thông qua một phương thức phân chia lợi nhuận công bằng
hơn.
“Tất cả những gì tôi có thể nói là chúng tôi rất ganh tỵ với chuyện
như vậy ở Mỹ,” Jo Hyun Kyung thổ lộ. “Chúng tôi đơn giản là không có nhân lực
hay năng lực để làm được điều đó.”
Hội liên hiệp Nhân viên Điện ảnh Hàn
Quốc chỉ gồm năm nhà biên kịch. Dù Hội liên hiệp Nhà biên kịch Hàn Quốc cũng tồn
tại, nhưng tổ chức này không dễ tham gia và thiếu tác động sâu rộng đến toàn
ngành.
Baek Heena, tác giả và là người vẽ minh họa cho sách thiếu nhi,
cho biết các nhà văn Hàn Quốc phải đối mặt với vấn đề thù lao không không hợp
lý. Baek Heena trở nên nổi tiếng với tác phẩm thiếu nhi đầu tiên của cô
Cloud Bread năm 2004, nhưng bản hợp đồng cô đã ký với một công ty xuất
bản ghi rõ nội dung sách thuộc về công ty, một thực tế phổ biến trong ngành công
nghiệp xuất bản.
“Ngành này vẫn phát triển, nhưng tôi thực sự lo lắng về
những kiểu hợp đồng như vậy,” Baek Heena nói. “Vì lý do đó, nhiều nhà văn và
người vẽ minh họa cho sách thiếu nhi thường có nghề tay trái để kiếm
sống.”
Không đủ tiền để sống qua ngày
Chủ tịch
Hiệp hội các nhà sản xuất phim Hàn Quốc, Choi Hyun Yong, giải thích các công ty
sản xuất đã trả tất cả kinh phí làm phim trước năm 2007. Tuy nhiên, nguồn vốn
được các công ty sản xuất nâng lên từ lúc đó đã bị cắt đi một nửa để bù lỗ cho
những thất bại phòng vé.
Ngày
27/1/2011, gần 100 ban nhạc và hàng trăm người yêu âm nhạc đã tập hợp tại đại
học Hongik tổ chức lễ tưởng niệm đầu tiên cho ca sĩ Lee Jin Won [JoongAng
Photo]
“Năm 2007, vốn đầu tư trung bình để làm một bộ phim khoảng
3,2 tỉ won. Bây giờ là 1,4 tỉ won,” Choi Hyun Yong nói. “Dù vấn đề nằm trong
chính hệ thống, chúng tôi [ngành điện ảnh] vẫn cần học cách trải đều nguy cơ cho
tất cả những người liên quan một cách công bằng hơn.”
Nếu vấn đề không
được giải quyết, Choi Hyun Yong cho rằng những phim Hàn Quốc được sản xuất trong
tương lai gần sẽ chỉ đến từ các công ty sản xuất lớn.
Một khó khăn khác,
theo đạo diễn Kang Woo Suk, là có quá nhiều người muốn được chia phần từ một
chiếc bánh đang ngày càng nhỏ lại. “Đơn giản là có quá nhiều người muốn góp mặt
trong ngành điện ảnh. Điện ảnh Hàn Quốc không thể đáp ứng cho tất cả họ. Việc
này đã bắt đầu khi một vài trường cao đẳng bắt đầu lập ra các ban sân khấu và
điện ảnh, dẫn đến sự quá tải nhân lực,” Kang Woo Suk phân tích trong chương
trình phát thanh “Tiêu điểm của Son Seok Hee” trên MBC ngày 12/2.
“Nhưng
số lượng phim được thực hiện mỗi năm hiện nay chỉ bằng một nửa so với mười năm
trước,” ông nói thêm.
Khi Quốc hội cân nhắc các dự luật để giải quyết
khoản đền bù bất công với các nghệ sĩ để mở rộng trợ cấp xã hội cho họ, những
cuộc vận động quần chúng được tiến hành để tìm ra giải pháp.
“Vì các dự
luật và luật lệ phải đợi rất lâu để được thông qua, chúng tôi đưa ra các nghị
quyết để bảo vệ những nghệ sĩ [bị tổn hại] trong ngành, như cho phép hưởng trợ
cấp thất nghiệp,” Jo Hyun Kyung của hiệp hội điện ảnh cho biết. “Tin tức về sự
ra đi của Choi Go Eun thực sự đã nâng mức độ khẩn cấp của những luật lệ này
lên.”
Những nghệ sĩ kỳ cựu cho biết cách hiệu quả nhất để ngăn chặn những
kết cục bi thương như Choi Go Eun là áp dụng chế độ bảo hiểm nghề nghiệp do
chính phủ hỗ trợ cho các nghệ sĩ. Với luật lệ Hàn Quốc hiện tại, các nghệ sĩ chỉ
đủ điều kiện nhận hai trong bốn loại trợ cấp nghề nghiệp. Họ bị cắt trợ cấp việc
làm và tai nạn nghề nghiệp.
Trong những cuộc họp mặt gần đây giữa các
nghệ sĩ và bộ trưởng Bộ Văn hóa Choung Byoung Gug, nữ diên viên kịch kỳ cựu Park
Jung Ja chia sẻ kinh nghiệm của bà về việc đăng ký một thẻ tín dụng.
“Tôi
bị một công ty tín dụng từ chối khoảng 20 năm trước vì công ty cho rằng [nữ diễn
viên kịch] không thể trả nổi hóa đơn tín dụng của họ,” Park Jung Ja thổ lộ với
các phóng viên. “Chúng tôi luôn cảm thấy như thể chúng tôi đang đứng trên bờ vực
thẳm.”
Một hiệp hội của các giáo sư kịch nghệ đã đưa ra một lời phát biểu
thúc giục chính quyền trung ương thông qua một điều luật đảm bảo tiêu chuẩn đời
sống tối thiểu cho các nghệ sĩ chuyên nghiệp.
“Nếu bảo hiểm nghề nghiệp
được mở rộng phạm vi ảnh hưởng đến các nghệ sĩ, họ có thể nhận được mức trợ cấp
thất nghiệp tối thiểu cần để sống sót, và điều đó sẽ giúp họ thoát khỏi tình
cảnh khốn cùng.” – giáo sư kịch nghệ Chai Seung Hoon nhận định.
Dịch: © Trúc Linh @Quaivatdienanh.com
Nguồn:
JoongAng Daily