Tin tức

Phim võ thuật Trung Quốc: từ Hồng Gia quyền đến võ tổng hợp

05/12/2013

Thời hoàng kim của phim võ thuật Trung Quốc được cho là bắt đầu từ điện ảnh Hồng Kông, đặc biệt là Hồng Gia quyền, một hệ phái võ Thiếu lâm có nguồn gốc ở miền nam Trung Quốc.

Với sự bùng nổ nhanh chóng của các bộ phim võ thuật, nhiều môn phái võ khác nhau lần lượt xuất hiện trong nhiều năm qua, từ Triệt quyền đạo, Vịnh Xuân quyền cho tới Thái cực quyền và mới đây nhất là võ tổng hợp (MMA).

. .

Thập niên 40: Hồng Gia quyền

Hồng Gia quyền bắt đầu phổ biến vào năm 1949, khi đạo diễn người Hồng Kông Hồ Bằng cho ra mắt bộ phim điện ảnh về người anh hùng dân tộc Trung Quốc và bậc thầy môn phái Hồng Gia quyền Hoàng Phi Hồng. Bộ phim Hoàng Phi Hồng đã mở ra mảnh đất cho phim hành động Hồng Kông và nhanh chóng thu hút sự quan tâm đến Hồng Gia quyền và nam diễn viên Quan Đức Hưng tiếp tục khắc họa chân dung nhân vật Hồng Hy Quan hơn 75 lần trong hơn 30 năm tiếp theo. Bậc thầy Hồng Gia quyền như Lưu Gia Lương và Lưu Gia Huy, cả hai đều tầm sư học đạo các đệ tử xuất chúng của Hoàng Phi Hồng, và đã phát triển sự nghiệp điện ảnh hành động nhờ vào nền tảng võ thuật của mình.

Năm 1978, sự nghiệp điện ảnh của Thành Long trở nên nổi tiếng sau khi anh thủ vai Hoàng Phi Hồng trong bộ phim Drunken Master / Túy quyền, là một người sử thế võ sử dụng bàn tay với bộ dạng như đang say rượu, thế võ này có nguồn gốc từ Hồng gia quyền. Diễn xuất có hồn của Thành Long và kỹ thuật nhào lộn đỉnh cao đã tạo thương hiệu riêng cho Thành Long - võ thuật hài.

Thành Long trong phim Túy quyền

Theo thời gian, khán giả bắt đầu chán nản khi xem Hồng Gia quyền trên rạp. Mặc dù, không thể phủ nhận được tầm ảnh hưởng của thể loại này trong đời sống, nhưng nó vẫn chưa thật mãn nhãn để làm khán giả thõa mãn. Năm 1991, đạo diễn Hồng Kông Từ Khắc đã nổ lực mang đến sức sống mới cho thể loại này với bộ phim Once Upon a Time in China, có sự tham gia của Lý Liên Kiệt trong vai Hoàng Phi Hồng. Hay như, Chân Tử Đan đã cố gắng làm mới Hồng Gia quyền trong phim điện ảnh Iron Monkey / Thiết hầu (1993), nhưng cảnh hành động múa may trong những phim này lại khác xa so với thế võ Hồng Gia quyền truyền thống nặng về cương và cận chiến.

Kết quả là, Hồng Gia quyền bắt đầu phai nhòa trong lòng khán giả cho đến khi bắt đầu một thời kỳ mới. Và bộ phim đáng nhớ nhất về môn võ này gần đây phải kể đến bộ phim Kung Fu Hustle / Tuyệt đỉnh kung fu (2004) của Châu Tinh Trì, với sự góp mặt của diễn viên đóng thế Triệu Chí Lăng, một bậc thầy về Hồng Gia quyền nổi tiếng xuất sắc như Lý Tiểu Long trong thế giới võ thuật của Mỹ.

Lý Liên Kiệt trong vai Hoàng Phi Hồng

Thập niên 70: Triệt quyền Đạo và Vịnh Xuân quyền

Triệt Quyền Đạo, một phái võ do Lý Tiểu Long sáng tạo ra vào cuối thập niên 60, và xuất hiện trên màn bạc vào đầu thập niên 70, nhờ vào những bộ phim kinh điển của Lý Tiểu Long như Fists of Fury / Tinh võ mônEnter the Dragon / Long tranh Hổ đấu. Vì mục đích của Triệt quyền đạo được tạo ra là để phá vỡ những giới hạn của các thế võ cứng nhắc và kế thừa những điểm mạnh của những môn võ khác, nên nó có nét tương đồng với võ tổng hợp, và có nhiều người cho rằng Lý Tiểu Long chính là cha đẻ của MMA.

Sau cái chết của Lý Tiểu Long năm 1973 thì Vịnh Xuân quyền lên ngôi, đây là môn võ Lý Tiểu Long học từ Diệp Vấn và nó có ảnh hưởng mạnh mẽ đến triết lý võ thuật của chính anh. Năm 1981, bộ phim The Prodigal Son / Phá gia chi tử của Hồng Kim Bảo được phát hành, làm lay động khán giả khi mô tả về Vịnh Xuân quyền và sau đó bộ phim đã thắng giải Đạo diễn phim hành động xuất sắc nhất tại Liên hoan phim Hồng Kông. Vì phim này mà Chân Tử Đan đã mời Hồng Kim Bảo hợp tác trong loạt phim về Ip Man / Diệp Vấn, nó có lẽ là phim nổi tiếng nhất về Vịnh Xuân quyền trong vài năm gần đây.

Lý Tiểu Long trong phim Long tranh hổ đấu

Triệt quyền đạo và Vịnh Xuân quyền cùng tồn tại yên bình trong cùng thời kỳ, và khán giả hài lòng với thể loại võ thuật cô đọng và trực diện như thế này. Cũng phải thừa nhận rằng dù thừa thải những bộ phim võ thuật nhan nhản trên thị trường tại thời điểm đó, nhưng ít ra vẫn có một tác phẩm kinh điển nổi lên như Fist of Legend / Tinh võ anh hùng, có sự tham gia của chỉ đạo võ thuật Viên Hòa Bình và nhận được nhiều sự tôn trọng của những 'fan' cuồng phim hành động.

Thập niên 1980: Thái cực quyền

Những tác phẩm đầu tiên trong việc nỗ lực mô tả Thái cực quyền phải kể đến Tai Chi Chuan (1974) của hãng phim Thiệu Thị Huynh Đệ và Drunken Tai Chi / Túy Thái cực (1984) của Chân Tử Đan, đã cố gắng truyền tải sức mạnh nội tại của môn võ này. Mãi cho đến năm 1993 một kiệt tác đúng nghĩa mới xuất hiện, đó là bộ phim Tai Chi Master / Thái cực Trương Tam Phong, trong phim Lý Liên Kiệt đã dựa vào nền tảng võ thuật bậc thầy của mình để làm Thái cực Quyền dễ hiểu với khán giả thông thường.

Lý Liên Kiệt trong phim Thái cực Trương Tam Phong

Kể từ khi Thái cực quyền trở thành trò giải trí phổ biến ở Trung Quốc, nhiều diễn viên võ thuật Trung Quốc đã từng thể hiện nó ít nhất một lần trong đời, và thậm chí là môn võ này còn xuất hiện trong cả bộ phim hoạt hình Kung Fu Panda. Gần đây, các bộ phim như Tai Chi 0Tai Chi Hero của Phùng Đức Luân và Man of Tai Chi của Keanu Reeve đã thất bại trong việc khôi phục lại thời kỳ hoàng kim của Thái cực quyền.

Thập niên 2000: Võ tổng hợp

Những thể loại võ khác như Muay Thái và võ phong cách phương Tây, trước đây đã được mô tả trong các bộ phim hành động Trung Quốc, tuy nhiên chúng thường do các nhân vật phản diện thể hiện và rồi sau đó sẽ bị hạ bệ bởi kung fu. Nhờ sự xuất hiện của các bộ phim MMA, mà bây giờ khán giả Trung Quốc có thể lựa chọn được nhiều thể loại võ thuật đa dạng hơn tùy theo sở thích của mình.

Chân Tử Đan (phải) trong phim Special ID

MMA xuất hiện lần đầu tiên gây nhiều chú ý trong điện ảnh Hoa ngữ là bộ phim SPL / Sát Phá Lang (2005) của Chân Tử Đan. Hai năm sau đó, anh đạt được tiêu chuẩn vàng cho chỉ đạo MMA với phim Flash Point / Ngòi nổ, và bộ phim sắp tới của anh Special ID (đã phát hành ở Việt Nam với tựa Phi vụ mật), được cho là bộ phim cuối cùng trong bộ ba tác phẩm kinh điển về MMA của anh.

Nhiều người so sánh giữa MMA và Triệt quyền đạo, dựa vào chất lượng trận đấu thực tế của họ, mặc dù người xưa tập trung nhiều hơn vào các trận đấu được tổ chức ở võ đài, nhưng sau này tập trung hơn trên đường phố đông đúc và trận chiến thực tế. Tuy nhiên, vì MMA tiếp tục phát triển trong rạp chiếu, những diễn viên và đạo diễn võ thuật sẽ tìm ra một cách đánh rõ ràng tạo cân bằng giữa MMA và nhiều phong cách truyền thống.

Dịch: © Gia Khang @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Jayne Stars


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi