Tin tức

Sự phân cực khắc nghiệt đằng sau thành công của phim ảnh Hàn Quốc

02/12/2013

Sau khi đạt mức người xem kỷ lục 100 triệu người vào năm 2012, điện ảnh Hàn Quốc đang tận hưởng một năm 2013 còn thành công hơn. Với một loạt tác phẩm như Miracle in Cell No.7, The Berlin FilesSnowpiercer đang tiếp tục ghi điểm, tổng lượng vé bán ra của các bộ phim Hàn đã chạm đến mức 80 triệu.

Nhưng trong khi thành công thương mại thổi sự sống vào bữa tiệc điện ảnh Hàn, đó lại là một bữa tiệc mà chỉ các diễn viên hạng A, đạo diễn và CEO công ty sản xuất thưởng thức. Đối với các diễn viên phụ, vai nhỏ, biên tập và các thành viên đoàn làm phim ở xa ánh đèn sân khấu, cuộc sống tiếp tục được định nghĩa bằng phần lương nhỏ mọn của họ.

Thành viên đoàn làm phim thường làm việc trong điều kiện khó khăn và nguy hiểm.
Ảnh chụp một cảnh quay phim
Iris vào năm 2009

Theo một cuộc khảo sát qua 400 vai nhỏ trong phim thực hiện bởi Hội đồng Điện ảnh Hàn Quốc (KOFIC), gần 90% trong số họ nói rằng họ chỉ kiếm được ít hơn 10 triệu won (khoảng 8.900 đôla) thu nhập liên quan đến phim ảnh vào năm ngoái. Con số này còn thấp hơn ngưỡng thu nhập tối thiểu của nước này, vào khoảng 11,48 triệu won cho một năm tròn. Chưa đến 9% trong số các diễn viên vô danh nói họ làm việc theo hợp đồng lao động chính thức.

KOFIC tin rằng khoảng 70 ngàn người đóng các vai nhỏ trong phim vào năm ngoái, trong đó bốn ngàn người mô tả hoạt động này là công việc chính của họ.

Bị trả lương thấp và điều kiện làm việc tồi tệ là vấn đề đối với các đoàn làm phim và cả biên tập hình ảnh.

Kim, không muốn tiết lộ đầy đủ tên họ, là một người kỳ cựu trong nghề biên tập phim, đang điều hành một công ty với ba nhân viên. Những hãng phim thường ép buộc Kim phải chọn hình thức thanh toán trước hoặc đồng ý một “bảo đảm dài hạn” mà thu nhập dựa vào mức độ thành công của bộ phim.

Đơn vị làm biên tập phim thuê cho Miracle in Cell No.7 không được
hưởng lợi gì từ thành công đình đám của bộ phim này

Lấy tiền trước luôn là lựa chọn an toàn hơn, nên Kim nhận 20 triệu won (khoảng 17.900 đôla) cho việc biên tập một bộ phim mới bởi công ty phát hành, NEW. Tiếc thay bộ phim đó lại là Miracle in Cell No.7, phim đạt doanh thu cao nhất hiện tại của năm nay, đã chạm mức biểu tượng 10 triệu lượt xem.

“Cảm giác thật tệ, nhưng liệu tôi có thể có một lựa chọn khác không. Tôi làm việc này để kiếm sống và tôi không thể mạo hiểm,” cô nói.

“Đây là một công việc khó khăn, bắt đầu ngay sau khi công đoạn quay phim hoàn tất. Mất khoảng hai tháng để hoàn thành biên tập một bộ phim, nên 20 triệu won thật sự không quá nhiều khi tôi còn phải trả lương cho nhân viên. Số tiền còn lại sau khi khấu trừ thuế là không đủ, nhưng bảo đảm dài hạn là không thể khi bạn không có một miếng đệm tài chính lớn, vững vàng.”

Hiệp hội Phê bình điện ảnh Hàn Quốc (KAFC) gần đây đã chỉ trích “sự phân cực thu nhập” trong công nghiệp phim ảnh, mà họ tin rắng đang dần bị điều khiển bởi số ít các công ty phân phối nhưng có tầm ảnh hưởng lớn.

“Sự sáng tạo và sức sống của nền công nghiệp đang gặp nguy hiểm,” theo một nhận định.

Một cảnh trên trường quay IRIS II

Ở Hàn Quốc, bất kỳ công ty nào cũng đều có thể vừa phân phối vừa sản xuất phim khi đất nước không có luật cấm quyến sở hữu tương hỗ đối với quá trình sản xuất và phân phối, vốn tồn tại trong một thị trường phát triển như ở Mỹ.

Dịch: © Hoài Nam @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Korea Times


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi