Là một trong những nhân vật ở Trung Quốc được mệnh danh “thế hệ nhà làm phim thứ sáu”, nổi tiếng với những bộ phim như
A Touch of Sin,
Still Life chiến thắng ở Venice và
Ash Is Purest White, anh đã đến Berlinale để giới thiệu
Swimming Out Till the Sea Turns Blue.
Đạo diễn Giả Chương Kha tại Berlinale 2020
|
Bộ phim tài liệu đầu tiên của Giả Chương Kha kể từ
I Wish I Knew
năm 2011, cuộc phiêu lưu phi hư cấu này cũng đưa anh trở về quê nhà
Phần Dương ở tỉnh Sơn Tây, bối cảnh cho một số phim của anh trong đó có
Platform và
Mountains May Depart.
Sau khi nghiên cứu về họa sĩ Lưu Tiểu Đông (trong
Dong năm 2006) và nhà thiết kế thời trang Mã Khả (trong
Useless năm 2007), đây là cái kết cho bộ ba phim nghệ thuật ở Trung Quốc của đạo diễn họ Giả.
Trong
phim này, trọng tâm của anh là văn chương, khi ba nhà văn Trung Quốc
đáng chú ý — Giả Bình Ao, Dư Hoa và Lương Hồng — tập hợp lại để nói
chuyện tại một liên hoan văn chương ở tỉnh Sơn Tây. Người thứ tư, Ma
Feng quá cố, cũng là một sự hiện diện quan trọng trong một bộ phim dựa
nhiều vào lời khai cá nhân.
Với những nhà văn nổi tiếng miêu tả
nhân vật và bối cảnh nông thôn này, những suy nghĩ và cảm xúc của họ về
cuộc sống và công việc của họ là điều mà Giả Chương Kha thấy mê mẩn nắm
bắt. “Trải nghiệm nông thôn là điều tôi nghĩ còn thiếu trong câu chuyện
chính, diễn ngôn chính của xã hội Trung Quốc ngày nay,” anh nói với
South China Morning Post,
“vì chúng ta đã trải qua quá trình đô thị hóa đau thương, và rất nhiều
thế hệ trẻ không biết trước đây các làng quê trông ra sao.”
Nhà văn Giả Bình Ao trong một cảnh từ phim Swimming Out Till the Sea Turns Blue
|
Khi bộ phim nổi lên như một bức chân dung tinh tế của lịch sử Trung Quốc
kể từ năm 1949, thấy rõ tại sao Giả Chương Kha lại chọn các tác giả làm
chủ đề chính. “Nhà văn là người có xu hướng rất nhạy cảm và đó là lý do
tại sao họ có xu hướng trở thành người đưa tin về những gì diễn ra
trong xã hội theo dòng thời sự. Ngoài ra, đây là những nhà văn rất nổi
tiếng, dũng cảm, tiếp tục cho đến ngày nay để đẩy ranh giới của rất
nhiều vấn đề xã hội và những cấm kỵ xã hội. Họ sẽ viết về những điều mà
mọi người không dám nói đến và đó là môtíp chính trong tác phẩm của họ.”
Chắc
chắn, đó là trường hợp của Giả Bình Ao, một trong những nhà văn nổi
tiếng nhất Trung Quốc, đã chứng kiến cuốn tiểu thuyết nổi tiếng năm 1993
của ông,
Ruined City, với nội dung tình dục đồ họa, bị cấm
trong 17 năm. Nhưng đạo diễn Giả không muốn khuấy động tranh
cãi với bộ phim của mình. “Quan trọng hơn đối với tôi, đây là những
người kể chuyện tuyệt vời... họ không chỉ có thể sử dụng chữ nghĩa để kể
chuyện, mà nếu ở trên máy quay, họ có thể truyền lại dạng lịch sử
truyền miệng đó một cách rất, rất thuyết phục và xác thực.”
Biết
rằng các nhà văn có khả năng là một người “cởi mở, trung thực và thân
tình nhất có thể” với những ký ức của họ, Giả Chương Kha đã trích dẫn
bằng cách so sánh với bộ phim
24 City năm 2008 của anh, kể về
hồi ức của ba thế hệ người ở Thành Đô, khi một nhà máy thuộc sở hữu nhà
nước nhường chỗ cho một khu chung cư hiện đại.
Lương Hồng là một trong những nhà văn Trung Quốc mà Giả Chương Kha đặc tả trong Swimming Out Till the Sea Turns Blue
|
“Tôi đã sử dụng các công nhân nhà máy để kể lại những chấn thương và
những thách thức mà họ trải qua lúc đó.” Mọi người sẵn sàng chia sẻ, anh
nói thêm. “Bạn chỉ cần biết tìm ra họ ở đâu.”
Với ý nghĩa này,
Swimming Out Till the Sea Turns Blue
trở thành một lịch sử truyền miệng, đó là lý do tại sao Giả gọi bộ phim
là “món quà” dành cho những người trẻ tuổi theo nghĩa họ sẽ có thể rút
ra từ hồi ức của những người được phỏng vấn. Chắc chắn, đó là một cuộc
khám phá thuyết phục về cuộc sống trong Cách mạng Văn hóa. Dư Hoa, tác giả
nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết
To Live năm 1993, nhớ lại nỗi
thất vọng sâu sắc của việc tìm thấy những cuốn sách bị kiểm duyệt, mất
đầu mất đuôi. “Tôi đã bị ám ảnh bởi những cái kết bị mất đó,” ông nói
trong phim.
Ở tuổi 49, Giả Chương Kha trẻ hơn Dư Hoa một thập kỷ, lớn
lên ở cuối thời kỳ Cách mạng Văn hóa. “Tôi nhớ mình có trải nghiệm đọc
truyện tranh tương tự. Đôi khi chỉ có phần giữa, không có phần đầu hay
phần cuối.” Lớn lên, các anh chị của Giả Chương Kha cũng thường kể cho
anh nghe chuyện nhận những cuốn sách chép tay, và bí mật chuyền tay
chúng “vì không thể có bản gốc của cuốn tiểu thuyết.”
Từ trái qua: Biên kịch Wan Jiahuan, đạo diễn và biên kịch Giả Chương Kha, và điều hành sản xuất Zhu Weijie của Swimming Out Till the Sea Turns Blue tại Liên hoan phim quốc tế Berlin lần thứ 70
|
Đối với Giả Chương Kha, việc quay lại hình thức phim tài liệu sau một
thập kỷ làm phim hư cấu — trong thời gian đó danh tiếng của anh trong
điện ảnh thế giới đã tăng lên rất nhiều — là một niềm vui đặc biệt. “Đối
với những bộ phim hư cấu, bạn có xu hướng có một kịch bản rất nghiêm
ngặt mà bạn biết câu chuyện sẽ diễn ra như thế nào,” anh nói.
“Có
thể có một số thay đổi nhưng vẫn đã có sẵn. Với phim tài liệu, bạn có
những khám phá mới trong quá trình làm phim. Rất nhiều điều xảy ra chỉ
do tình cờ. Chúng không được lên kế hoạch trước. Hết sức tự phát. Liên
tục và không ngừng phát triển.”
Được chia thành 18 chương ngắn,
cấu trúc bộ phim tài liệu này của Giả ban đầu cảm giác khá lỏng lẻo,
nhưng dần dần tiết lộ theo thời gian. Bắt đầu với Ma, được con gái của
ông kể lại, “Có nhiều thế hệ nhà văn khác nhau kể lại một lịch sử từ các
thời đại khác nhau. Bộ phim đưa chúng ta, thông qua Giả Bình Ao và Dư Hoa,
đến Lương Hồng, người trẻ nhất trong nhóm tứ tấu (cô sinh năm 1973) đã tạo
tên tuổi trong phê bình văn học, truyện ngắn và tiểu thuyết.
Tuy
Giả Chương Kha lưu ý rằng tác phẩm của anh chứa đựng một số “chi tiết
lịch sử rất độc đáo của Trung Quốc”, anh cảm thấy bộ phim có phạm vi
toàn cầu. “Tôi nghĩ đó là một bộ phim dành cho những ai quan tâm.” Anh
nói thêm, chủ đề của anh đều liên quan đến “đề tài chung phổ quát đến
mức tất cả con người đều có thể liên hệ, chẳng hạn như ăn uống, tình yêu
và bệnh tật”. Trong trường hợp cuối, Giả Bình Ao xúc động kể lại cuộc
chiến kéo dài 15 năm với bệnh viêm gan B, cuối cùng ông đã vượt qua.
Nhà văn Dư Hoa trong một cảnh phim Swimming Out Till the Sea Turns Blue
|
Tất nhiên, bệnh tật là không may xét dịch cúm virus corona lúc này. Giả
Chương Kha là một trong số ít đại biểu Trung Quốc đến Berlinale, 118
người hủy bỏ do sự bùng phát của virus.
Dịch bệnh vốn là một bộ
phim mà anh dự định khởi quay vào tháng 4, lấy bối cảnh vào mùa xuân và
mùa hè, đã bị hoãn lại, có thể là vô thời hạn, với sự lây lan của virus
khiến cho khâu tiền-sản xuất trở thành bất khả thi.
Tất nhiên,
đây là một lý do khác khiến suy nghĩ của anh hướng về quê nhà. Chỉ ra
rằng đây là đợt bùng phát thứ hai ở Trung Quốc, sau đại dịch Sars năm
2003, Giả Chương Kha đưa ra một lưu ý tích cực: “Tôi nghĩ đó là cơ hội
cho người dân, xã hội và cộng đồng Trung Quốc thực sự bắt đầu kiểm tra
lại và suy nghĩ lại. Đã đến lúc chiêm nghiệm và hướng nội. Chúng ta cũng
phải suy nghĩ về cách mà những tiếng nói thực sự có thể được nghe thấy,
về những gì đang diễn ra trong xã hội.”
Anh có bao giờ nghĩ đến
việc sử dụng dịch cúm virus này làm bối cảnh cho một bộ phim trong tương
lai không? “Lúc này chúng ta vẫn đang ở giữa dịch cúm, vì vậy tôi cần
chút thời gian nghiền ngẫm để biết mọi chuyện diễn biến thế nào,” anh
nói, thận trọng, trước khi thêm rằng ý tưởng hướng nội và tìm một hạ
tầng cho những tiếng nói bên lề “chắc chắn sẽ là một đề tài mà bạn sẽ
thấy trong các bộ phim tương lai của tôi.”
Một cảnh trong Swimming Out Till the Sea Turns Blue, kết lại bộ ba phim về nghệ thuật ở Trung Quốc của Giả Chương Kha
|
Thật là hấp dẫn để xem xem đề tài này sẽ được thể hiện thế nào.
Dịch: © Xuân Phong @Quaivatdienanh.com
Nguồn: South China Morning Post