Cô hiểu, và thấy điều đó thật kinh khủng.
Thiết kế trường quay
biến gia đình trung lưu của cô thành quý tộc. Thật lố bịch khi phân Dick
Van Dyke vào vai thợ cạo ống khói người khu Đông London. Những lời thơ
trữ tình không đúng vần điệu. Còn những chú chim cánh cụt hoạt hình nhảy
múa? Sao lại có lũ chim cánh cụt hoạt hình nhảy múa đó?
Và, tất nhiên, ngồi trên ghế khán giả, chắc chúng ta sẽ mỉm cười trước quan điểm bảo thủ, ương ngạnh tuyệt đối của cô.
Tác giả bài viết muốn cổ vũ cô ấy.
Van
Dyke vẫn là báu vật uyển chuyển nhưng Bert có vẻ không lừa gạt ai, à
ông chủ? Nhà Banks không phải là gia đình thượng lưu như thế. Các ca
khúc – chà, bất cứ bài nào do Julie Andrews hát đều hay tuyệt. Nhưng lũ
chim cánh cụt. Sao phải là chim cánh cụt chứ?
Sự thật là, Travers đã đúng. Cô cũng thú vị hơn nhiều so với mức bộ phim muốn tiết lộ.
Chúng
ta chờ mong thấy Travers có chút biểu hiện của một gái già gắt gỏng, tẻ
nhạt chỉ trở nên hăng hái nhờ “nơi hạnh phúc nhất trên trái đất”. Thực
ra, cô là quý cô khá phóng khoáng, đi du lịch như một nữ diễn viên, lang
thang với Yeats, nghiên cứu sự thần bí và, ở tuổi 70, cô nghỉ việc hai
năm, bỏ đi và sống cùng người da đỏ Hopi.
Thế nên cô không phải
là bà cô chi li, khó chiều. Nhưng cô dùng đúng ngữ pháp và có khiếu thẩm
mỹ, và thời nay, tác giả bài viết nghĩ những điều đó được cho là kỳ
quặc, bảo thủ.
Phần hay nhất trong
Saving Mr. Banks,
không bất ngờ gì, là Emma Thompson, người chúng ta không bao giờ được
thỏa thích thấy trên màn ảnh. Trong bộ phim này, Emma Thompson có lẽ
không diễn tả được P.L Travers thực sự, song nhất định cô đã mang cả tài
năng lẫn sự tinh tế vào nhân vật được giao.
Sự gay gắt của cô hạ
bệ tất cả những gì Los Angeles mời chào – từ thời tiết đẹp đến tách trà
tồi tệ thường xuyên – thật tuyệt. Cũng có chút cảm xúc thật sự ở một
trong những cảnh cuối của Travers với Disney, khi cô ngẫm nghĩ về ý
nghĩa thực sự của
Mary Poppins đối với mình. (Như tựa phim chỉ ra, Mary ở đó không phải vì lũ trẻ - mà là vì người cha già nghèo khổ.)
Tuy nhiên, Tom Hanks, không giống Walt Disney chút nào, và hình ảnh tao
nhã khá sôi nổi so với nhân vật của anh, dù hầu như không có khác biệt
gì đối với xưởng phim đã phát hành vài phim tài liệu đáng ngưỡng mộ về
bản thân mình. Disney là nơi có ý nghĩa lịch sử - và là sự cống hiến xây
dựng một tượng đài.
Tiếc thay,
Saving Mr. Banks cũng
mắc lỗi khuôn sáo, và dàn diễn viên phụ đủ loại – nhân viên kiên nhẫn,
thư ký già mỉa mai, người lái xe nhếch nhác nhưng là một kho hiểu biết
thông thường. (Lưu ý dành cho Paul Giamatti: Chẳng hại gì cho anh khi
thỉnh thoảng từ chối một vai diễn.)
Thêm vào hồi tưởng miên man
về thời thiếu nữ ở vùng nông thôn Australia của Travers, và cuộc sống
với người cha quyến rũ kiểu gian xảo song không thể trông cậy gì được
(ông chết vì bệnh cúm, và mắc một đợt lao ngắn, nhưng không sao) và bạn
có một tác phẩm thèm khát Oscar với hy vọng duy nhất đặt trên vai
Thompson xuất sắc.
Vậy nên hãy xem phim vì cô ấy, nếu bạn phải
làm thế – hoặc nếu bạn phải xem bộ phim này, hãy tập trung vào cô ấy.
Hay tốt hơn hết là đọc một trong những cuốn sách gốc của Travers – không
dính líu đến hoạt hình, nhưng song hành cùng lòng kính trọng đặc biệt
đối với phụ nữ, những người quan trọng trong thế giới hỗn độn và sắp xếp
mọi thứ về đúng chỗ.
Lưu ý xếp loại: Phim có cảnh lạm dụng rượu.
Saving Mr. BanksXếp loại: PG-13
Hãng sản xuất: Disney
Thời lượng: 126 phút
Đạo diễn: John Lee Hancock
Diễn viên chính: Emma Thompson, Tom Hanks
Đánh giá: ★ ★
Dịch: © Xuân Hoa @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Star-Ledger
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi