Phim hoạt hình hài hước này quái đản và điên loạn – nhưng ít ra có vẻ hay.
Trong phần cuối phim truyền hình hài được tán thưởng của mình
Extras, Ricky Gervais cho chúng ta thấy bộ phim truyền hình mang tính đột phá
The Office sẽ ra làm sao nếu như ông nghe theo những đề xuất từ cộng đồng mạng; phim trong phim
When the Whistle Blows là phù phiếm và vớ vẩn.
The Nut Job (phát hành ở Việt Nam với tựa
Phi vụ hạt dẻ)
có kiểu lộn xộn tương tự. Một phim quá điên loạn đến nỗi cảm giác như
thể nhiều nhóm nghệ sĩ làm mà không hội ý nhau, phim mâu thuẫn không
ngừng.
Ví dụ như những chiếc xe ô tô và trang phục của con người,
ngụ ý rằng phim lấy bối cảnh những năm 1950. Vậy có phải là bạn sẽ
không nghe thể loại nhạc dubstep và bài hát đình đám mới lạ đã nhàm
Gangnam Style
trong nhạc phim chứ? Không. Có ai để ý rằng trong Màn Một mấy chú sóc
không hề biết lửa và bể chứa khí propane là tin xấu, nhưng trong Màn Ba
chúng lại hiểu được hậu quả của một thanh thuốc nổ đã mồi lửa?
Bối cảnh chủ yếu ở một khu phố, phải thừa nhận là một khoảng không gian rộng nếu bạn là một chú sóc,
The Nut Job
mở đầu với Raccoon (Liam Neeson lồng tiếng) than phiền không có đủ thức
ăn dự trữ cho các động vật ở công viên trong những tháng ngày lạnh lẽo.
Buddy và Surly
Hai chú sóc – Andie tháo vát (Katherine Heigl lồng tiếng) và Grayson
kiêu ngạo (Brendan Fraser lồng tiếng) – được cử đi cướp chiếc xe chứa
hạt dẻ vừa mới bắt đầu kinh doanh bên ngoài công viên, nhưng chúng bị
Surly đểu giả (Will Arnett lồng tiếng) đánh bại và gã chuột đồng lõa
không mấy thông minh Buddy (tạo hình nhân vật rất giống với vai chính
của
Ratatouille mà Pixar nên khởi kiện).
Vụ cướp ban đầu
thành ra tệ hại, với khí propane đã đề cập ở trên phá hủy lượng nhỏ
thức ăn dự trữ, vì thế Surly bị trục xuất khỏi công viên. Thế nhưng,
trên những đường phố tồi tàn, hắn phát hiện một cửa hàng toàn hạt dẻ.
Giấc mơ của Surley về một mùa đông thịnh soạn chạm phải những rắc rối
xuất phát từ một băng cướp ngân hàng vụng về, những kẻ đang lợi dụng khe
nứt đột nhập vào kho tiền của ngân hàng kế bên.
Raccoon
The Nut Job có vẻ chưa bao giờ biết rõ ai là khán giả mục tiêu - những phim hoạt hình hay nhất, từ loạt phim ngắn
Looney Tunes
đến các phim của Pixar và Studio Ghibli, kể những câu chuyện mà cả
người lớn lẫn các nhóc đều yêu thích. Họ cho rằng khán giả trưởng thành
không hoàn toàn từ bỏ sự ngạc nhiên của tuổi trẻ, và khán giả trẻ thì
thông minh và chăm chú đủ để họ không cần phải hạ cố.
Tuy
nhiên, trong kịch bản hỗn độn này của Lorne Cameron và đạo diễn Peter
Lepeniotis, những chuyện cười lố bịch và chú chó púc nói chuyện xúc động
(Maya Rudolph lồng tiếng) cùng tồn tại một cách khó khăn với một cốt
truyện quá phức tạp (tại sao bọn cướp ngân hàng lại cần hạt dẻ?) và một
câu chuyện ngụ ngôn chính trị về “Trại súc vật”.
Tất cả những chuyện này sẽ được bỏ qua nếu phim hài hước. Nhưng
The Nut Job chỉ ầm ĩ và điên rồ, ngập tràn những nhân vật tẻ nhạt và lập dị chán ngắt.
Surly và Precious
Khen cho thích đáng, tạo hình hoạt hình khá dễ thương, từ tạo hình nhân
vật (ngoại trừ Buddy) đến những chi tiết thời gian rồi cây cối hùng vĩ ở
công viên đầy ắp lá mùa thu. Dù bực mình khi lắng nghe,
The Nut Job
thường cho bạn thứ gì đó rất đẹp để xem; tuy nhiên, đừng bỏ thêm khoản
tiền cho 3D, vì chỉ có một khoảnh khắc trong phim mà đạo diễn dường như
sực nhớ ra để tận dụng.
Các bậc phụ huynh và các nhóc đầy khát khao xem một phim hoạt hình về dự trữ thức ăn cho mùa đông tốt hơn nên xem
A Bugs Life lần nữa, và nếu bạn đang nghiện những kẻ gậm nhấm mỉa mai,
Bugs Bunny vẫn là vua của ngọn đồi đặc biệt đó.
Thật không may,
The Nut Job hết sức cố gắng hấp dẫn cả trẻ em lẫn người lớn và kết cục không làm hài lòng ai cả.
Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: TheWrap
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi