Làm sao một bộ phim trông hoành tráng lại có vẻ nhỏ hẹp như thế? Đầy
những quái vật trong thần thoại, các anh hùng huyền thoại được rèn luyện
và bản thân các vị thần – tất cả được gom vào một cuộc chiến nơi số
phận của con người (và thần linh) đặt trên bàn cân – ấy vậy mà Wrath of the Titans (phát hành ở Việt Nam với tựa đề Sự phẫn nộ của các vị thần) lại làm cho nó trở thành trống rỗng và vô vị.
Theo cách đó, bộ phim – rõ ràng là phần tiếp theo của
Clash of the Titans
(2010) – rất giống với địa ngục rộng lớn nơi các anh hùng của chúng ta
làm nhiệm vụ. Vương quốc của Hades (Ralph Fiennes) là nơi các linh hồn
người chết tồn tại vĩnh cửu. Chỉ có điều nơi đó hầu như không có bóng ma
nào khi người hùng Perseus của chúng ta đặt chân đến. Thật vậy, những
nhà làm phim hàng đầu sẵn sàng dựng cảnh giả, nhưng chiều sâu và phần
chính yếu của địa ngục lại không có. Nơi này không gây cảm giác là chốn
buồn thảm, tàn lụi của vô số thế hệ linh hồn bị quên lãng buồn thảm mà
nhà đồ họa vi tính những tưởng.
Sam Worthington trở lại trong vai Perseus, một bán thần con của thần
Zeus (Liam Neeson). Anh chỉ muốn sống cuộc đời bình thường của một ngư
dân người trần với đứa con trai bé bỏng mà anh đã một mình nuôi dạy sau
khi nhân vật của Gemma Arterton bị loại khỏi kịch bản sau phần đầu.
Nhưng giống như Michael Corleone (con trai của trùm mafia trong phim
Bố già
- ND) từng chiêm nghiệm, ngay khi anh nghĩ mình ngoài cuộc, họ lôi anh
trở lại. Khác với Michael – cha anh không bao giờ muốn anh dính vào việc
nhà – cha của Perseus hoàn toàn mong muốn con trai mình dấn thân vào
cuộc sống chống lại các vị thần.
Thực ra, Zeus rất cần điều đó
xảy ra. Khi lòng tin của con người vào các vị thần cổ đại ngày càng suy
giảm, Zeus và các thần khác dần mất đi quyền năng. Hậu quả là, các vị
thần còn xa xưa hơn – những người khổng lồ – đe dọa phá vỡ những xiềng
xích không-vĩnh-cửu và thoát khỏi địa ngục mà Zeus cùng hai người anh em
Hades và Poseidon đã đày họ xuống. Dĩ nhiên cuối cùng Perseus không có
lựa chọn nào khác ngoài tham gia khi cuộc chiến lan xuống quê hương anh
và đẩy con trai anh vào hiểm nguy.
Giống như phần trước,
Wrath of the Titans thết đãi hàng tá quái
vật và những kỳ công bằng đồ họa vi tính: người khổng lồ một mắt, quái
vật Chimera hai đầu, những bức tường thành lao vút quanh bạn với tốc độ
kinh hoàng và còn nữa. Đa phần những chi tiết này đều có trong đoạn phim
giới thiệu, và tiếc là không có nhiều điều mới lạ để dành cho phim. Hơn
nữa, người viết đã xem thử phim ở IMAX 3D và nhận thấy hầu hết các cảnh
hành động khó mà hiệu quả trên màn ảnh quá cỡ (điều này có thể không
gặp đối với định dạng cỡ thông thường).
Rosamund Pike (
Die Another Day)
tham gia loạt phim với vai Andromeda (Alexa Davalos thủ diễn trong phần
trước) nhưng đến phần này về cơ bản được biến đổi thành một nhân vật
hoàn toàn mới – một nữ hoàng chiến binh cùng làm nhiệm vụ với Perseus.
Toby Kebbell (
RocknRolla) đem đến chút hài hước trong vai
Agenor gian xảo, em họ của Perseus, một tay lừa đảo là con một vị thần.
(Kebbell có vẻ như là điều duy nhất có thể khiến Worthington trở nên hòa
đồng hơn, vì hai người thường vui vẻ đấu khẩu với nhau). Bill Nighy vào
vai thần Hephaestus bị đày xuống trần, sống với cú vàng Bubo thông thái
trong bản gốc năm 1981. Bubo giờ đây không nói chuyện với ai trừ
Hephaestus, vị thần đã trở nên hơi gàn dở từ khi bị đày.
Kỳ lạ là vì sao chú cú Bubo lặng im để lại ấn tượng nhiều hơn cho người
viết hơn là những nhân vật khác? Đúng vậy, có điều cần ngẫm nghĩ về
Perseus và người anh cùng cha khác mẹ Ares (Edgar Ramirez), một vị thần
trở nên độc ác vì nhận thấy cha mình yêu thương Perseus hơn. Neeson và
Fiennes còn chia sẻ chút tình cảm yêu ghét như anh em. Nhưng điều này
hoàn toàn không hiệu quả, bởi thời lượng phim ngắn một cách bất ngờ,
khoảng 1 giờ 40 phút chắc chắn không giúp gì được về mặt này.
Khoảnh
khắc đặc biệt ấn tượng đó là khi mối đe dọa chính của cơn thịnh nộ được
giải phóng – Kronos, người khổng lồ to như quả núi sinh ra từ dung
nham, cuồng nộ và báo thù. Kronos còn là cha của Zeus và Hades, ông của
Perseus, nhưng không ai – dù là các nhân vật hay các nhà làm phim – có ý
định giao thiệp với con quái vật; không tiếp xúc, trừ việc giết hoặc bị
nghiền nát thành từng mảnh. Kronos vì thế không là một nhân vật nữa, mà
chỉ là yếu tố phụ. Và chủ đề bất hòa trong gia đình lẫn trách nhiệm của
từng thế hệ trong phim gần như bị gạt bỏ. Kronos trông rất khủng khiếp,
nhưng mặt cảm xúc trong những cảnh có ông ta hầu như không có.
Điều này gây thất vọng, vì đạo diễn Jonathan Liebesman (
Battle: Los Angeles)
có con mắt tinh tường và ông mang đến cho bộ phim vài chi tiết hình ảnh
rất đẹp. Nhưng đó không phải là điều duy nhất mà người hâm mộ chờ đợi.
Đánh giá: 2/5 sao | 4/10
Dịch: © Thái Hiền @Quaivatdienanh.com
Nguồn: IGN
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi