Phần đầu của bộ ba phim được thông báo bị nấu quá tay, không liên quan và có xu hướng thất bại hơn là thành công.
Có thể tình hình sẽ thay đổi trong hai phần sau, nhưng phần mở đầu của
một trong những loạt phim “mì ăn liền” tham vọng nhất trong ngành điện
ảnh Trung Quốc
Thái cực quyền: level zero không thắp lên bất kỳ
hy vọng nào. Phần đầu trong bộ ba phim võ thuật lấy bối cảnh thời đại
động cơ hơi nước của nam diễn viên – đạo diễn Hồng Kông Bằng Đức Luân –
tác phẩm hư cấu, giả tưởng thêu dệt xung quanh bậc thầy thái cực quyền
Dương Lộ Thiện (1799-1872) – được chỉ đạo dở, viết yếu và diễn xuất tệ,
và quá gắng sức để khác biệt và táo bạo, làm khán giả quá tải với thông
tin trên màn mình trong khi lờ đi các yếu tố căn bản như cấu trúc, cốt
truyện và phát triển nhân vật. Tệ hơn cả là, bộ phim hài võ thuật này
được thực hiện bởi một người có vẻ thiếu khiếu hài hước thật sự. Hai
phim hài xem được trước đó do Bằng Đức Luân đạo diễn – phim phiêu lưu
gangster
Mệnh lệnh phượng hoàng (
Enter the Phoenix) (2004) và phim hài võ thuật cổ trang
Gia đình Tinh Võ (
House of Fury)
(2005) – không đưa ra minh chứng đặc biệt nào về lý do nên giao phó cho
anh một tác phẩm tham vọng như vậy, và thực tế đã chứng minh điều đó.
Cỗ máy Troy số 1
Mặc dù có thể rõ ràng hơn trong các phần tiếp theo, sự say mê văn hóa
thời đại động cơ hơi nước của cá nhân Bằng Đức Luân có thể thấy chủ yếu ở
nửa sau bộ phim, khi toán côn đồ bước vào cỗ máy thép khổng lồ kỳ cục
chạy bằng động cơ hơi nước (có tên là Troy số một) hai trong một, vừa là
cỗ máy xây dựng vừa là cỗ máy hủy diệt, đầy bánh răng, bánh lái và các
tấm sắt kêu leng keng. Hình ảnh thời động cơ hơi nước hầu như không mới
mẻ trong phim võ thuật cổ trang Trung Quốc –
Địch Nhân Kiệt (2010) sử dụng một cỗ máy phức tạp, và mới đây là
Tứ đại danh bổ – và trong
Thái cực quyền: level zero,
Troy số một chỉ đơn giản là nỗ lực dở hơi có lẽ nhằm làm tương phản nền
công nghiệp ì ạch phương Tây với tài khéo léo, nhanh trí của người
Trung Quốc. Tài trí của người Trung Quốc thắng hiệp này, nhưng đoạn phim
giới thiệu phần hai cho thấy nhiều máy móc, thiết bị phương Tây đang
trên đường vượt biển.
Ngoài ra, bộ phim đặc biệt bận rộn với đồ họa hình ảnh gợi nhớ đến các bộ truyện tranh (
Slam!,
K.O.!)
và quảng cáo trên truyền hình châu Á (miêu tả người hay vật, điền bối
cảnh, xoay quanh phạm vi thái cực), cũng như các bộ phim hoạt hình ngắn
tương tự truyện tranh. Hoàn cảnh của người hùng trong bộ phim được sắp
xếp như kiểu phim câm và, có lẽ ngay từ đầu, các diễn viên được chú
thích như là “ngôi sao kung-fu thập niên 1970” và “đạo diễn bộ ba phim
Vô gian đạo”. Tất cả có lẽ thật vui tươi, sinh động – nhưng lạ thay không phải.
Thái cực quyền: level zero
giống như anh hề trên sân khấu, cố gắng làm cho vở diễn của mình có vẻ
thiếu nội dung thực sự bằng cách đùa cợt lòng vòng và cười chính câu
chuyện hài của mình.
Một cảnh trong phim Thái cực quyền: level zero
Phương pháp “bắn bừa” của đạo diễn Bằng chắc chắn đã qua cân nhắc, nhưng
nhanh chóng chán ngắt, thậm chí tiếp tục đến cuối với một danh sách
cuộc gọi (“Không, chưa kết thúc đâu!”). Lạc lối, không chút thấu cảm với
các nhân vật, không có bất kỳ kịch tính nào giữa họ và bất kỳ hướng gợi
mở tiếp theo cho câu chuyện. Tuy
Thái cực quyền: level zero
chỉ dài 97 phút nhưng cảm giác như hơn hai giờ, thiếu sự xúc động nổi
bật khi chỉ kết thúc – không có âm thanh nổi lên hay kết mở, mà đơn
thuần giới thiệu hai nhân vật mới.
Sự quá tải trên màn ảnh bộ
phim đáng ra dễ tiêu hóa hơn với các diễn viên chính tài giỏi cho khán
giả tập trung vào. Tuy nhiên, nhà vô địch trường quyền ngoài đời thực
Viên Hiểu Siêu là một diễn viên nhàm chán, ít nhất trong phần này, không
cống hiến gì nhiều ngoại trừ bị đẩy đi lởn vởn xung quanh. Trong vai
người con hoang toàng của làng trở về trong bộ dạng kiểu Isambard
Kingdom Brunel với mũ chóp cao, giày ống và đuôi sam nhà Thanh, nam diễn
viên Đài Loan Bành Vu Yến (
Nghe nói (2009),
Võ đài tình yêu (
Close to You,
2010)) chưa đủ tuổi, tầm hay sức hút trên màn ảnh để diễn được kiểu vai
này, tương tự như vậy – với mức độ kém hơn không đáng kể – với nữ diễn
viên kiêm người mẫu sinh ra ở Thượng Hải Dương Dĩnh, cô ghi điểm nhanh
chóng trong vài năm trở lại đây với các phim hài lãng mạn (
Toàn cầu nhiệt luyến,
Ngày hè vui vẻ)
nhưng chưa có ảnh hưởng trên màn ảnh để đảm nhiệm vai nữ chính trong
một tác phẩm tầm cỡ như thế này. Trong vai người đại diện xấu xa của
công ty Đông Ấn London, người mẫu Mỹ - Malaysia gốc Hoa Lưu Bích Lệ, ăn
mặc như cận thần thế kỷ 18, và hỏng ăn phần lớn bởi giọng lồng tiếng
kinh khủng và thoại tiếng Anh dở tệ (đặc biệt trong cảnh ân ái ngượng
ngùng với Bành Vu Yến).
Bành Vu Yến và Dương Dĩnh
Chỉ còn nam diễn viên kỳ cựu Lương Gia Huy vớt vát được vài màn diễn
xuất cho bộ phim, nhưng anh lại có ít cơ hội trong kịch bản rời rạc, do
Trình Hiếu Trạch người Đài Loan (
Miểu Miểu (2008)) đồng chấp
bút, Trình Hiếu Trạch cũng là một trong bốn biên kịch và nhận được lời
cảm ơn đặc biệt của Bằng Đức Luân ở đoạn giới thiệu nhân sự thực hiện
cuối phim. (Anh cũng chỉ đạo Bành Vu Yến trong phim tâm lý quyền anh
Võ đài tình yêu).
Các cảnh hành động, do Hồng Kim Bảo dàn dựng, bình thường với dây cáp
và quay chậm không phải lúc nào cũng kết hợp trôi chảy; và ở đây chính
bản thân Viên Hiểu Siêu có khá ít cơ hội để thực sự trổ tài. Quay phim
màn ảnh rộng tốt, không có hình ảnh hay kết cấu đặc biệt nào, còn nhạc
phim của Katsunori Ishida (
Họa bì 2) quá mạnh mẽ.
Cuối phim có một đoạn giới thiệu phần hai,
Thái cực 2: Anh hùng quật khởi, quay cùng lúc và dự kiến phát hành một tháng sau phần đầu.
Dịch: © Xuân Hoa @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Film Business Asia
Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên
Facebook của chúng tôi