Tháng 4 là thời gian trong năm để nghĩ đến tượng vàng điện ảnh. Là thời
gian của hào quang lấp lánh và sức quyến rũ của Giải thưởng Điện ảnh
Hồng Kông (Hong Kong Film Awards - HKFA), còn gọi là giải Kim Tượng.
Nhưng, ngoài thảm đỏ rợp sao, bạn biết gì về kỳ giải 36 tuổi này?
Nam diễn viên Lương Gia Huy (trái) nhận giải Nam diễn viên chính
xuất sắc từ tay người trao giải - nữ diễn viên Mục Kiển Nhân với Thành
Long (phải) là người giới thiệu tại lễ trao giải Kim Tượng lần thứ ba
|
Đêm chủ nhật 9/4/2017 vừa rồi đánh dấu HKFA 36 tuổi. Sự kiện năm nay đầy
ắp những đạo diễn, biên kịch, diễn viên mới, cho thấy nền điện ảnh này
đang bước vào một kỷ nguyên mới. Tuy nhiên, nhìn lại, có bao giờ bạn
thắc mắc Kim Tượng đầu tiên đã diễn ra khi nào và ở đâu? Tại sao chiếc
cúp là bức tượng một phụ nữ? Và ai là Ảnh hậu (Nữ diễn viên chính xuất
sắc) trẻ nhất trong lịch sử HKFA? Sau đây là một số điều thú vị có thể
bạn chưa biết về giải Kim Tượng.
Trung tâm Văn hóa Hồng Kông không phải là địa điểm duy nhấtHầu
hết lễ trao giải đều tổ chức ở Nhà hát lớn của Trung tâm Văn hóa Hồng
Kông từ năm 1991. Trước đó, không có địa điểm thường xuyên. Vì kinh phí
hạn hẹp và không có hội đồng quản trị, lễ trao giải Kim Tượng đầu tiên
năm 1982 diễn ra ở Nhà hát Shouson của Trung tâm Nghệ thuật Hồng Kông ở
quy mô nhỏ hơn rất nhiều. Năm đó, Hứa Quán Văn, đóng trong
Security Unlimited, được xướng tên Ảnh đế (Nam diễn viên chính xuất sắc) còn Huệ Anh Hồng đoạt Ảnh hậu cho vai diễn trong phim
My Young Auntie.
Bên trong Nhà hát lớn của Trung tâm Văn hóa Hồng Kông
|
Kỷ lục giải thưởng cho một phimMiêu tả câu chuyện sự phụ Diệp Vấn của Vịnh Xuân quyền,
The Grandmaster,
do nhà làm phim huyền thoại Vương Gia Vệ đạo diễn, đoạt 12 trong tổng
số 14 giải mà phim này được đề cử tại HKFA lần thứ 33 năm 2014, phá kỷ
lục số giải thưởng một phim đoạt được. Sử thi võ thuật này đã lấy được
các giải Phim hay nhất, Đạo diễn xuất sắc, Kịch bản xuất sắc, Nữ diễn
viên chính xuất sắc, Nữ diễn viên phụ xuất sắc, v.v...
Một cảnh phim The Grandmaster
|
Nhân vật nổi tiếng ăn mặc đẹp nhất trên thảm đỏHKFA lần
đầu trao giải Trang phục đẹp nhất trên thảm đỏ năm 2009 và nhân vật nổi
tiếng duy nhất thắng giải này hai lần là nam diễn viên Lưu Thanh Vân.
Trong bộ tuxedo của Giorgio Armani cả hai năm 2012 và 2013, Lưu Thành
Vân đã đoạt giải này hai năm liên tục. Nam / Nữ diễn viên ăn m85c đẹp
nhất năm ngoái 2016 là Trương Học Hữu và Lâm Gia Hân.
Lưu Thanh Vân (phải) và vợ Quách Ái Minh chụp hình trên thảm đỏ tại HKFA lần thứ 32
|
Tại sao cúp là bức tượng phụ nữ?Bức tượng nhỏ nhưng không
hề tầm thường. Một nữ thần mảnh mai có mái tóc thề, quấn cuộn phim
vàng, cánh tay trái thanh tú nâng cao viên ngọc. Nhà thiết kế chiếc cúp
này lấy cảm hứng từ Trịnh Văn Nhã, Hoa hậu Hồng Kông 1979. Bức tượng trở
thành cúp chính thức của HKFA từ khi được giới thiệu lần đầu tại Kim
Tượng lần thứ 10 năm 1991.
Thiết kế chiếc cúp dựa theo vóc dáng của Hoa hậu Trịnh Văn Nhã (phải)
|
Kỷ lục đoạt Ảnh đế và Ảnh hậuKhông có gì bất ngờ, câu trả lời là Lương Triều Vỹ và Trương Mạn Ngọc. Cả hai đều năm lần đoạt danh hiệu này.
Có lẽ Vương Gia Vệ là người phát hiện nhân tài tuyệt vời. Các lần đoạt giải Nam chính xuất sắc của Lương Triều Vỹ, trừ
Vô gian đạo / Infernal Affairs (2003), đều là những phim do Vương Gia Vệ đạo diễn, gồm
Trùng Khánh Sâm Lâm / Chungking Express (1995),
Xuân quang xạ tiết / Happy Together (1998),
Tâm trạng khi yêu / In the Mood for Love (2001) và
2046 (2005).
Trương Mạn Ngọc lần đầu đoạt Ảnh hậu năm 1990 với bộ phim
A Fishy Story và sau đó là phim
Center Stage năm 1993;
Comrades: Almost a Love Story năm 1997;
The Soong Sisters năm 1998 và
In the Mood for Love năm 2001.
Bộ phim In the Mood for Love đưa Lương Triều Vỹ và Trương Mạn Ngọc đoạt Ảnh đế / Ảnh hậu
|
Ảnh hậu trẻ tuổi nhấtBạn sẽ thất vọng nếu nghĩ đó là nữ diễn viên Xuân Hạ của phim
Port of Call hay Trương Bách Chi của
Lost in Time.
Cả hai đều 23 tuổi khi đoạt giải này. Hãy trở ngược về tận 34 năm
trước, tại HKFA lần thứ nhì năm 1983, nữ diễn viên Lâm Bích Kỳ của phim
Lonely Fifteen lên ngôi Ảnh hậu ở tuổi mới 17.
Ảnh hậu Trương Bách Chi và Ảnh đế Lưu Đức Hoa của Kim Tượng lần thứ 23 năm 2004
|
Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: South China Morning Post