Rạp chiếu Trung Quốc đã đặt hy vọng vào
Avatar: Thủy chi đạo để vực dậy các rạp chiếu phim đang chật vật do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch. Thế nhưng, sự hồi phục không như mong đợi.
Trong khi hậu truyện khoa học giả tưởng được nhiều mong đợi của bom tấn năm 2009
Avatar
của James Cameron thu về khoảng 530 triệu nhân dân tệ (76 triệu đôla
Mỹ) ở Trung Quốc tính đến ngày 23/12/2022 kể từ khi phát hành ngày 16
tháng 12, nền tảng bán vé Trung Quốc Maoyan đã cắt giảm dự báo tổng
doanh thu tiềm năng khoảng 1 tỉ nhân dân tệ. Và dù phim này hồi đầu đã
khiến hơn 10.000 rạp mở cửa trở lại — hơn 80% tổng số rạp Trung Quốc —
con số này đã bắt đầu giảm.
Phim phát hành khi Trung Quốc gỡ bỏ
hầu hết các biện pháp kiểm soát COVID hồi đầu tháng 12, với việc virus
lan khắp cả nước. Và trong khi một số người hy vọng rằng điều này sẽ
giúp cho nhiều doanh nghiệp đang chật vật và khiến đông đảo khán giả
quay lại rạp phim, chuyện ngược lại đã xảy ra — nhiều người quyết định ở
nhà do nhiễm bệnh hoặc sợ nhiễm virus.
Zhu Teng, quản lý của ba
rạp chiếu phim ở tỉnh Chiết Giang phía đông và tỉnh Tứ Xuyên phía tây
nam, đã dự đoán phim mới phát hành của Hollywood có thể lặp lại sự nổi
tiếng của phần phim đầu tiên cách đây 13 năm. Song doanh thu vé của
Avatar: Thủy chi đạo — mặc dù chiếm phần lớn doanh thu các rạp phim ở tuần mở màn — chỉ có thể xoa dịu một số khó khăn tài chính của ông.
Rạp chiếu Trung Quốc đã đặt hy vọng vào Avatar: Thủy chi đạo để vực dậy các rạp chiếu phim đang chật vật do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch. Thế nhưng, sự hồi phục không như mong đợi
|
“Chúng tôi không ngờ rằng ngay cả
Avatar cũng không thể cứu được thị trường điện ảnh,” Zhu Teng nói với
Sixth Tone, cho biết thêm ông hy vọng kỳ Tết Nguyên đán sẽ khác. “Đại dịch chưa kết thúc. Khán giả chưa sẵn sàng quay lại rạp.”
Ngành
công nghiệp điện ảnh Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi chính sách chống COVID
nghiêm ngặt trong ba năm qua, dù đã phục hồi nhẹ vào năm 2021. Doanh
thu vé ở mức thấp nhất trong 11 năm hồi tháng 11, đã phủ bóng đen lên
khu vực từng vượt qua Bắc Mỹ trở thành phòng vé lớn nhất thế giới năm
2020. Mặc dù có vài phim đình đám chẳng hạn như
Moon Man và
Home Coming,
phòng vé Trung Quốc năm 2022 chỉ thu về 29 tỉ nhân dân tệ, giảm gần 38%
so với năm 2021, so với tổng doanh thu trước đại dịch là 64 tỉ nhân dân
tệ năm 2019.
Lĩnh vực điện ảnh của Trung Quốc đã vật lộn với
việc thiếu phim mới phát hành năm 2022, khiến khó thu hút khán giả và
dẫn tới lượng khách đến rạp thấp hơn, những người trong ngành công
nghiệp này nói. Dữ liệu từ báo cáo của trung tâm dữ liệu Wanda Film
Group cho thấy chỉ 263 phim phát hành tính đến cuối tháng 10, giảm 38%
so với năm 2021, trong đó có 38 phim nước ngoài so với con số 123 năm
2019.
Ngay cả Avatar cũng không cứu được phòng vé Trung Quốc
|
“Thị trường điện ảnh không bình thường và cứ như vậy cả năm nay,” Zhu
Teng nói. “Một vài phim được chiếu hầu như quanh năm. Không có nhiều
phim mới phát hành. Giống như thể tuyết dày đặc đang bao phủ toàn bộ thị
trường trong mùa đông lạnh giá.”
Zhu Yuqing, tổng thư ký bộ phận phim ảnh của Hiệp hội tài chính và đầu tư công nghiệp văn hóa Bắc Kinh, cho
Sixth Tone
biết rằng các đợt bùng dịch liên tục cùng các giải pháp kiểm soát đi
kèm đã ảnh hưởng đến đến việc sản xuất, phân phối và trình chiếu phim
ảnh. Ông nói thêm việc cơ quan quan lý kiểm soát phim và tiêu chuẩn đánh
giá không rõ ràng khiến các nhà sản xuất khó khởi động các dự án mới và
bật đèn xanh cho phim.
“Những người trong ngành công nghiệp phim
ảnh chúng tôi cảm thấy tuyệt vọng và mất mát trong năm nay,” Zhu Yuqing
nói. “Do sự bất ổn từ chính sách kiểm soát COVID và liên quan đến phim
ảnh, chúng tôi không có bất kỳ định hướng nào về sản xuất, quay phim,
đầu tư, và quảng bá. Tình trạng rối loạn như thế dẫn đến thiếu phim mới,
điều hiếm thấy trong ba năm qua.”
Trung Quốc có ít phim ra rạp hơn trong những năm Covid
|
Dẫu ít phim phát hành so với những năm trước đó, phim ái quốc của Trung
Quốc vẫn chiếm thị phần lớn ở thị trường phim ảnh quốc gia này.
The Battle at Lake Changjin II và
Home Coming
đều dẫn đầu doanh thu bán vé trong từng kỳ nghỉ lễ riêng biệt khi phát
hành, lần lượt thu về khoảng 4 tỉ nhân dân tệ và 1,6 tỉ nhân dân tệ.
Song
những thành công thỉnh thoảng này không bù đắp được tổn thất, vì nhiều
rạp chiếu phần lớn đóng cửa do những đợt bùng phát dịch lẻ tẻ trong năm.
Đến tháng 10/2022, khoảng 92% trong số khoảng 124.000 rạp của Trung
Quốc đóng cửa ít nhất một lần trong năm, trong đó 1.191 rạp đã đóng cửa
cả tháng, theo báo cáo của Wanda.
Quản lý rạp Zhu Teng nói ông
không thể trả tiền thuê cho một trong những rạp phim của mình ở thành
phố phía nam Đông Quan và rạp đã đóng cửa năm 2022. Ba rạp còn lại thì
chật vật sống sót.
“Mỗi ngày, chúng tôi không biết liệu mình có
thể mở cửa kinh doanh ngày hôm sau hay không,” ông nói, cho biết thêm đã
cắt giảm một nửa số nhân viên trong năm 2022. “Tôi lo lắng suốt ngày.
Khán giả cũng không có tâm trạng xem phim do lệnh phong tỏa nghiêm
ngặt.”
Home Coming trình chiếu tại một rạp ở Thượng Hải
|
Vì thế, nhiều người Trung Quốc hiện không muốn hoặc không thể xem phim ở
rạp, trung bình họ đến rạp 1,9 lần vào năm 2022, giảm hai lần so với
năm ngoái, báo cáo của Wanda chỉ ra.
“Vì không có phim mới, tôi
ít chú ý hoặc cập nhật sẽ xem gì,” Wang Yuxhuo 23 tuổi nói, đã cắt giảm
ba phần tư số lần đến rạp năm nay. “Niềm đam mê của tôi dần phai nhạt.”
Song
bất chấp triển vọng kinh doanh không rõ ràng, các nhà quản lý rạp chiếu
như Zhu Teng vẫn hy vọng ngành công nghiệp này cuối cùng sẽ phục hồi
vào năm tới. Dù
Avatar: The Way of Water không thể trở thành
“phao cứu sinh” cấp thiết, ông tin rằng những phim chất lượng — cả nội
địa lẫn nước ngoài — có thể giành lại khán giả sau khi COVID lắng xuống
những tháng tới.
Khán giả vào xem phim tại một rạp chiếu phim ở Đông Quảng, tỉnh Quảng Đông phía nam Trung Quốc vào ngày 14 tháng 12 năm 2022
|
“Năm tới sẽ tích cực hơn,” Zhu Teng nói. “Song tôi cho rằng sẽ mất ít
nhất ba năm hoặc lâu hơn ngành công nghiệp phim ảnh mới hồi phục trở lại
mức trước đại dịch. Ký ức về ba năm qua đã hằn sâu.”
Dịch: © Minh Phát @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Sixth Tone