Nhân vật & Sự kiện

Mọi sinh vật đều vĩ đại và giống thằn lằn, và cả con người

30/03/2011

Có một dạng hấp dẫn đặc biệt với các câu chuyện dẫn chúng ta đến bến bờ xa khuất của con người và cho phép ta ghé mắt nhìn thứ ở bờ bên kia, nơi hoang dã. Thứ thường lọt vào tầm nhìn ở đó là phản chiếu của những gì được chôn giấu sâu kín. Con sói trên giường mặc quần áo của bà biểu hiện cho cái tôi mang tính động vật trỗi dậy đe dọa, liên quan hoặc không liên quan đến giới tính, ẩn núp trá hình trong môi trường gia đình ấm cúng của ta. Những tên xâm lược từ không gian, săn mồi trên thành phố của ta, đại diện cho chính sự thúc giục săn mồi, phá hoại của ta dưới dạng quái vật, ngoài hành tinh. Và chúng ta không thể quên những con ma cà rồng, vẻ đẹp lạnh lùng đặt chúng vào ngã tư đường đông đúc tình cảm và cái chết, nơi ham muốn của ta đuổi theo những cái bóng xanh xao của chúng.

Tất cả những thứ này bất kỳ khán giả nào, thậm chí khi không được học khóa phân tích tâm lý ở đại học, đều đã biết. Trong thập niên vừa qua, một cuộc chiến văn hóa đã bùng lên trong giới thiếu niên Mỹ về việc thích hẹn hò với một người sói máu nóng hay kẻ tình địch ma cà rồng da vàng bủng của anh. Catherine Hardwicke, đạo diễn bản chuyển thể phim Twilight đầu tiên, có vẻ đã không thành công trong việc quyến dụ đám đông thích Jacob theo bản cập nhật câu chuyện Cô bé quàng khăn đỏ của bà, nhưng linh cảm văn hóa phổ thông trong việc nhận thức phim như một phim người sói nữ quyền của bà chưa hằn là sai. Vấn đề với Red Riding Hood của bà có thể là do phim quá rụt rè và quá hiển nhiên trong việc đào xuống nét nghĩa sâu xa của câu chuyện trần thuật cổ xưa, nên dù là chủ nghĩa lãng mạn hay kinh dị đều không thành hình một cách thỏa mãn và mạnh mẽ. Dù có đôi mắt to của Amanda Seyfried và vầng hào quang đe dọa còn lớn hơn thế của Gary Oldman, sự cân bằng giữa thứ quen thuộc và thứ phi thường chưa cân xứng cho lắm.

Nhân vật Rango (Johnny Depp lồng tiếng) trong phim cùng tên
[Ảnh: Industrial Light & Magic/Paramount Pictures và Nickelodeon Movies]

Phim hoạt hình Rango của Gore Verbinski – một ví dụ ngược lại hy vọng sẽ có vẻ ít viển vông trong lúc này – dường như đã thành công trong việc hài hòa nét hoang dã và thuần hóa. Các chú thằn lằn, gặm nhấm và những con vật bò trên mặt đất đáng sợ sống trong khung cảnh sa mạc của phim xấu xí nên khó đón chào hơn hệ động vật truyền thống của Disney nhiều, nhưng nét không mấy ưa nhìn của chúng chỉ thêm một nét run rẩy vào thuyết nhân dạng quyến rũ của phim. Lúc đầu ta có thể giật nảy người và nhắm tịt mắt, nhưng trước khi Rango đến hồi kết, những chú bò sát này cũng dễ thương như thỏ hay cá trong Finding Nemo hoặc kiến trong A Bug’s Life.

Và con người cũng thế. Một trong những mục đích chính của hoạt hình hiện đại là hòa quyện các thể loại phim truyền thống – thường là phim tình cảm hài lai với hành động-phiêu lưu – rồi chọn vào đó các câu chuyện ngụ ngôn quái vật với tiềm năng thương mại có sẵn. Động vật biết nói biết hành xử giống con người ít nhất cũng lâu đời như truyện ngụ ngôn Aesop rồi, dù dĩ nhiên cả Aesop và Beatrix Potter chẳng hề có một đội quân ngôi sao điện ảnh sẵn sàng nâng cao thu nhập của họ bằng cách lồng tiếng. Dù vậy, ngày nay có thế tin vào một loại lời nguyền trong truyện cổ tích mới, trong đó các diễn viên từng được biết đến với các vai người thực đa dạng và gợi cảm xúc bị mắc kẹt trong nhân dạng động vật hoạt hình của mình.

Bạn còn nhớ Eddie Murphy trước khi anh vào vai Lừa trong Shrek không? Có thể bạn nhớ, chứ con bạn thì không.

Một cảnh trong Uncle Boonmee Who Can Recall His Past Lives của Apichatpong Weerasethakul [Ảnh: Strand Releasing]

Và có thể không hiểu sự bóng gió nhung nhúc trong Rango, bọn trẻ sẽ ngay lập tức nhận ra hành tinh động vật của phim là sản phẩm tổng hợp của hoạt hình về con người. Nhân vật chính – một chú thằn lằn lắm lời được nuôi trong hồ mặc áo chim cò (do Johnny Depp lồng tiếng) lấy tên Rango trong lúc phiêu lưu – nhận thấy mình trong một ngôi làng cát bụi miền Tây nơi khủng hoảng kinh tế và sinh thái bước ra từ những phim cao bồi cổ điển dưới hình thức “khu người Hoa”. Thị trưởng vùng này là một con rùa già, các cư dân là chuột chũi, gián và những loài sâu bọ khó phân biệt hơn, cùng kẻ xấu là một con rắn. Nhưng vấn đề nước và tiền bạc của thị trấn là bản sao những gì ở thế giới con người hiện diện ngay bên kia đường chân trời, nơi có đường cao tốc.

Rango, hoàn toàn thấm đẫm sở chỉ đến các câu chuyện nổi tiếng không lấy loài vật làm trung tâm, thực hành một loại thuyết vật linh đảo nghịch. Thuyết vật linh là một hệ tín ngưỡng nhấn mạnh quyền năng của các linh hồn cục bộ: sinh vật, cây cỏ, dáng đá và các chủ thể khác trong tự nhiên. Dù vậy, trong Rango, “linh hồn miền Tây” thực ra không nằm ở một ngọn núi, một cây xương rồng hay một con sói mà ở một con người, một chàng cao bồi ma quái được tạo ra từ máy tính (và giọng lồng tiếng của Timothy Olyphant) có hình bóng giống như Clint Eastwood.

Có vài sự châm biếm sâu cay trong câu chuyện cười này, vì từ lâu miền Tây đã thôi là biên giới hoang dã của mọi thứ, kể cả với đời sống hoang dã nơi đó. Đó là một vùng bị điện ảnh chiếm đóng đến mức không còn tồn tại bên ngoài những bộ phim. Và trong lúc sự tự nhận thức hoa mỹ khiến Rango là một trường hợp đặc biệt, bộ phim này có một đợt sóng ngầm bâng khuâng thú vị. Phim mường tượng – và phát minh – ra một thế giới ngập tràn điện ảnh đến mức không thực tại nào khác có thể hiểu được, và làm cho thực tại đó có vẻ vừa tuyệt vời vừa đượm chút buồn.

Đây là một dạng thoát ly thực tế – loại cùng cực, dễ chịu và lợi nhuận cao – nơi thứ nổi tiếng và xưa cũ được trộn lại với nhau và đem dùng ngay. Nhưng nếu xảo thuật này là nét đặc biệt của điện ảnh, thì khả năng khám phá ra điều lạ thực sự trong thế giới cũng vậy. Hứng thú với thực tại không phải con người đã được các phim tài liệu thiên nhiên phạm vi rộng nuôi lớn, huênh hoang về những thước phim đời sống hoang dã chưa từng được nhìn thấy, bắt trọn bởi các nhà quay phim gan dạ dùng công nghệ tiên tiến nhất. Dù vậy, cùng lúc đó, những phim này, với giọng trần thuật từ các ngôi sao điện ảnh của riêng chúng (ví dụ như Jeremy Irons trong The Last Lions), thường mang đến cái nhìn về thế giới hoang dã, và đặc biệt và hành vi của động vật, đã được thuần hóa để con người tiêu thụ.

Các phim về quái vật phục vụ cho nỗi sợ rằng chúng ta có thể không khác động vật: phàm ăn, vô lương tâm, dã man. Nhiều bộ phim tài liệu về thiên nhiên nuôi dưỡng thứ ảo tưởng rằng chúng cũng như ta: có tính chở che, dũng cảm, hướng về gia đình. Các phim hoạt hình vứt đi bất kỳ nét khác biệt nào giữa người và thú, những sinh vật lai với vảy trông như thật và lông mao, đi thẳng và phun lời châm biếm cùng các câu cửa miệng. Nhưng cũng có thể loại làm phim khác cố gắng xem trọng sự khác biệt giữa con người và thế giới tự nhiên đồng thời tìm kiếm nơi chúng giao thoa.

Uncle Boonmee Who Can Recall His Past Lives, của đạo diễn Thái Lan Apichatpong Weerasethakul, có những yếu tố giống như được tạo ra từ một trong những xưởng hoạt hình 3-D của Hollywood. Đó là những chú cá trê giả bằng máy biết nói (chúng làm nhiều trò khá giới hạn người xem với một nàng công chúa, nhưng thôi đừng màng đến); cũng có những sinh vật giống linh trưởng lớn con với đôi mắt sáng đỏ rực. Những sinh vật này, hiện diện với nhân vật chính và bạn của ông, cũng là biểu tượng của khu rừng già nơi chúng sống, vượt khỏi tầm hiểu biết của con người, với luật riêng và ý nghĩa riêng. Chú Boonmee, một người nông dân nuôi ong sắp chết vì bệnh thận, đang nói lời từ biệt với thế giới tự nhiên – vài đoạn trong phim có cảnh chuyến đi từ biệt rừng cây và những ngọn núi quanh nhà chú – và cũng chuẩn bị tái hợp với thiên nhiên.

Giuseppe Fuda trong Le Quattro Volte [Ảnh: Lorber Films]

Sự chú ý của ông Weerasethakul lần lữa ở những hòn đá, cây và hang động, như thể việc quan sát kiên nhẫn, yên ắng có thể thuyết phục chúng đầu hàng mà giao ra bí mật. Nhưng trong lúc phim của ông có thể được gọi là sùng bái, với tâm linh hình thành từ Phật giáo và thứ gì đó xưa hơn, phim không ngây thơ chút nào. Góc nhìn thiên nhiên của phim cũng phức tạp như về điện ảnh, và tâm hồn chủ đạo trong phim thuộc về cuộc khai phá đa nghi chưa có hồi kết. Đây là một phim khó tóm tắt, nhưng không khó xem, và ít mập mờ theo kiểu một bài thơ bối rối mà mập mờ như khu rừng lúc trời sập tối.

Thậm chí còn tinh tế hơn Uncle Boonmee – bí ẩn và khắc nghiệt hơn – là Le Quattro Volte của Michelangelo Frammartino, một phim Ý phát hành hạn chế vào cuối tháng 3/2011. Le Quattro Volte thoạt nhìn trông gần giống bản châm biếm chủ nghĩa tân hiện thực, khi phim theo chân một người chăn dê có tuổi qua những chu trình thường nhật khắc khổ không thay đổi của ông. Nhưng thay vì thưởng ngoạn điều kiện xã hội ở vùng đồng quê Ý, bộ phim lập tức cố định sự chú tâm vào các vấn đề siêu hình và vật chất, lấy chủ đề không gì khác hơn là bản thân cuộc sống. Bốn phần của phim, tiếp diễn không có thoại và dùng các phương pháp kết hợp sự khách quan của phim tài liệu với kiểu hài hình thể của Buster Keaton, là những bản tiểu sử nhỏ về một người đàn ông, một con dê, một cái cây và vài mẩu than chì. Mỗi nhân vật đều có thời kỳ, định mệnh, chỗ đứng của mình trong vũ trụ nơi các quy luật sắp xếp vừa hiển nhiên vừa tất nhiên không thể nhận biết được.

Trong Le Quattro Volte, thiên nhiên nói ngôn ngữ của riêng mình: hầu hết các “cuộc đối thoại” chỉ gồm tiếng dê be be và gió rung rinh cành cây. Khi xem phim, bạn có cảm giác như đang ở nhà mà cũng xa cách – điều này có được là nhờ phần nhân tính trong bạn và không chắc điều đó có ý nghĩa gì.


Dịch: © Mai Khanh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: New York Times