Nhân vật & Sự kiện

Tại sao những nhân vật điện ảnh xuất sắc nhất lại là những phản người hùng

29/10/2011

Chúng ta yêu mến người hùng, vì chúng ta muốn giải thoát. Phản người hùng không mang lại lối thoát. Thay vào đó nhân vật này cố gắng giải nghĩa cõi trần tục.

Chúng ta đều yêu thích người hùng. Khi trải nghiệm thế giới qua con mắt của họ chúng ta không thể nao núng hay thất bại. Chúng ta không thể làm điều xấu và không thể tha thứ cho cái xấu. Chúng ta đại diện cho sự thật và công lý và cho dù có khó khăn đến thế nào, chúng ta cũng sẽ chiến thắng! Khi màn ảnh xuống đèn và chúng ta quay lại căn phòng của mình, thực tại nhắc nhở rằng chúng ta có thể thất bại, cái xấu có thể thắng thế và sự thật là công lý cũng có thể bị chà đạp.

Công việc kể chuyện lấy hiệu quả từ sự đồng cảm của người nhận và các nhân vật tạo cảm giác hài lòng nhất khi khán giả thật sự xem họ như con người thực. Người hùng hiếm khi đạt được điều này; họ không thể quyết định sai hay chịu sự tự ti, bất an như chúng ta vì bản chất của họ luôn ngay thẳng. Mỗi quyết định đưa ra đều dựa trên tính công bằng, nếu không thì đó không phải là một anh hùng. Trên thực tế có rất ít người đạt được mức độ đức hạnh này.

Khái niệm “phản người hùng” tồn tại trong nhiều câu chuyện, với định nghĩa về khái niệm này luôn thay đổi cùng với sự mong đợi của xã hội về một người hùng. Từ điển trực tuyến Cambridge định nghĩa một phản người hùng (anti-hero) là “nhân vật chính không có những tố chất của một anh hùng theo truyền thống và được ngợi ca vì những điều xã hội thông thường xem là điểm yếu”. Không giống người hùng, nhân vật này có thể có những quyết định sai lầm về mặt đạo lý miễn là hành động của họ cuối cùng sẽ đưa họ trở thành một người tốt.

Nhân vật phản người hùng có thể nóng nảy và ngoan cố. Hắn có thể gạ gẫm và chôm chỉa. Hắn có thể làm bất cứ gì hắn muốn. Đạo đức không phải là vấn đề, vì một phản người hùng có thiên hướng riêng của hắn: hắn tốt một cách lộn xộn. Trái ngược hẳn với người hùng luôn phân biệt trắng đen, phản người hùng xem mọi thứ lẫn lộn vì trong cuộc sống hiếm khi có sự đối đầu rành rọt giữa cái tốt và cái xấu.

Để có ví dụ tuyệt vời nhất cho hình mẫu này, bạn chỉ cần nghĩ tới nhân vật Người đàn ông vô danh (Clint Eastwood đóng, ảnh trên) trong bộ ba phim Spaghetti Western của Sergio Leone. Chỉ với mưu kế, danh dự và bàn tay phải đỏ rực, Blondie tung hoành miền Viễn Tây để tìm kiếm thứ gì đó chưa biết đến.

Anh dấn thân vào nỗi thống khổ của những người anh gặp, luôn vì mục đích giàu có hoặc tìm kiếm vinh quang nhưng những hành động của anh luôn chan chứa lòng trắc ẩn. Chúng ta đều gặp bất công mà chúng ta không thể nào chống lại và thật dễ hiểu ta khi tôn vinh tay súng huyền thoại này; anh không hề gặp bất công anh không để lại thứ gì.

Trong một xã hội bất công, bất kể địa vị thấp hèn hay cao sang, ham muốn hành động luôn tồn tại trong mỗi chúng ta. Nhân vật phản người hùng hoạt động ngoài vòng pháp luật và theo đúng ham muốn mạnh mẽ đó.

William ‘D-Fens’ Foster (Michael Douglas đóng, ảnh trên), trong phim Falling Down nói về trả thù đô thị tuyệt vời của Joel Schumacher, là ví dụ điển hình của một nhân vật không thể chịu đựng được nữa; tội phạm, hệ thống giai cấp, ngoa dụ về mặt thương mại. Cho dù ta thấy rõ ràng căn bệnh biến thái nhân cách của ông, chúng ta không thể nói xấu D-Fens, thực tế khá trái ngược; mặc dù được xây dựng với quá nhiều nỗi hèn nhát của xã hội, những pha hành động của ông thắm được lòng trắc ẩn đối với gia đình bị lạc của ông. Tóm lại Foster đã có những quyết định về mặt đạo đức đáng ngờ tốt hơn mong đợi và được ca tụng.

Sau khi cha mẹ bị sát hại một cách vô lý, Bruce Wayne đã dành cả cuộc đời cho sứ mệnh và trở thành Người dơi. Bạn biết anh ấy là ai và nếu bạn không biết thì thật tội nghiệp khi bạn quá lạc hậu. Người ta đã viết về Người dơi liên tục trong gần cả thế kỷ và chuyển thể thành vô số phim, cả hay và dở. Người dơi bản chất là một cảnh sát, nhưng bị kìm hảm bởi quy tắc danh dự không thể xâm phạm của anh; cho dù tội phạm có tàn ác cỡ nào đi chăng nữa, anh cũng không thể giết người. Đây là một sự cân xứng hoàn hảo của kích thích, đối với cả tham vọng đánh trả của chúng ta và giá trị cuộc sống loài người, và kết quả là chúng ta có thể hành xử không thể tranh cãi.

Người hùng hấp dẫn sự hướng tới hoàn hảo của chúng ta, phản người hùng lôi cuốn sự mong đợi thực tế của mỗi người đối với chính bản thân họ. Chúng ta không mong chúng ta đạt đến sự hoàn hảo mặc dù có thể chúng ta thèm muốn điều đó. Người hùng biểu tượng hóa khao khát đó, với đạo nghĩa và tính bất khả xâm phạm của họ. Chúng ta yêu mến người hùng, vì chúng ta muốn giải thoát. Phản người hùng không mang lại lối thoát. Thay vào đó nhân vật này cố gắng giải nghĩa cõi trần tục. Chúng ta tới rạp phim để tránh nỗi đau cộng hưởng tình cảm và chúng ta tìm kiếm những điều phiền muộn với sức mãnh liệt mới.

Triết gia Edmund Burke ở thế kỷ 18 nổi tiếng với câu nói “cái xấu sẽ thắng thế khi người tốt không làm gì cả.” Han Solo nên là thứ công cụ để làm điều đó. Trong cuộc sống thật, một người như anh sẽ làm bạn phát điên chứ. Nhưng sẽ có điều làm chúng ta phấn chấn mỗi khi anh hạ thấp Luke, hay khiến Leia phấn khởi với những lời khen. Cho dù anh ta ích kỷ và rõ ràng không hề có khả năng nhìn ra nhu cầu của chính mình, khi cái xấu có thể thắng thế Han Solo sẽ ra tay và vì thế cuối cùng chúng ta vẫn không thể ghét anh.

Chúng ta đều có thể đồng cảm với một nhân vật tự tạo động lực cho bản thân, giống như chúng ta thường làm. Luke rõ ràng là người hùng trong Star Wars và là một anh hùng vĩ đại, nhưng anh vươn lên cấp độ thần thánh; anh là người bất khả bại và ta thật sự không thể đồng cảm với mức độ vĩ đại của anh. Han Solo có cùng quan điểm với chúng ta về sự thành thánh đó, trở thành luận điểm khán giả có thể thông cảm nhiều hơn, dựa theo kinh nghiệm của họ. Không có Han Solo, loạt phim Star Wars sẽ không thể trở thành một hiện tượng mà chỉ là một phim khoa học viễn tưởng bình thường.

Danh sách những phản người hùng thực tế là vô tận. Thực ra, đa số những biểu tượng màn bạc vĩ đại nhất là hiện thân của hình mẫu này: Indiana Jones, Terminator, Dirty Harry, và Travis Bickle. Để một nhân vật thực sự ảnh hưởng đến sự thay đổi đối với người xem, họ phải đạt được hết các khía cạnh của con người - kiên cường và dũng cảm cũng như đáng sợ và hèn nhát.

Đóng vai trò phương tiện khuyến khích phong cách hơn là nội dung, rạp phim cần những hiện thân xấu xa của con người để duy trì mối quan hệ với khán giả. Sau tất cả mọi thứ, chúng ta không phải là siêu nhân đâu.


Dịch: © Đức Châu @Quaivatdienanh.com
Nguồn: What Cultures!


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi