Nhân vật & Sự kiện

Những người hùng hành động cuối cùng

30/01/2011

Đối tượng tôn sùng của các cửa hàng video, sự giúp sức từ Hollywood, sản phẩm ngoại lai chủ lực của các rạp chiếu phim tư liệu – trong thập niên 1990, các bộ phim hành động Hồng Kông đã trở nên đồng nghĩa với sự sáng tạo mãnh liệt và ngoạn mục, được ca ngợi, như nhà phê bình Grady Hendrix từng nói, với “nhiệt tình không thể phủ nhận, đồng thời vẫn giữ được sự tươi mới và vượt trội”.

“Ảnh hưởng” của những bộ phim này tới việc thực hiện phim hành động và các nhà làm phim hành động – thông qua kỹ thuật, quan điểm, sự di chuyển của Ngô Vũ Sâm và Từ Khắc – đã trở thành hiển nhiên. Song cần nhìn lại bản thân các bộ phim để thấy được tại sao chúng vẫn làm say đắm lòng người, trong làn sóng của những bộ phim hành động bắn giết tại các cụm rạp, lờ đi những bài học căn bản nhất về sức mạnh thể chất.

Poster bộ phim Hard Boiled nổi tiếng của Ngô Vũ Sâm

Chương trình chiếu phim cuối tuần kéo dài trong ba tuần của Bảo tàng nghệ thuật hạt Los Angeles "Hard Boiled Hong Kong" hoàn toàn không phải là cuộc khai quật những tên tuổi đã rơi vào quên lãng hay một biên niên ký chính thức, nhưng sức lôi cuốn không bao giờ cạn của bộ phim mở đầu chuỗi sự kiện này Điệp huyết song hùng (The Killer) (12/11) khiến người ta khó có thể để tâm tới điều này. Sau khi tạo tiền đề với Anh hùng bản sắc (A Better Tomorrow) và giới thiệu lại Châu Nhuận Phát, đạo diễn Ngô cùng nhà sản xuất Từ Khắc đưa một kẻ đánh thuê có lương tri qua một chuỗi những thử thách bởi súng đạn và những thách thức về lòng trung thành xé tâm can. Trong một thế giới của những đường đạn đầy mê hoặc, sẽ luôn có một người lính bộ binh ở rất gần và những loạt súng ngắn nhanh như cắt của Châu Nhuận Phát chính là những trận đấu kiếm chớp nhoáng theo nghĩa khác.

Với nỗ lực lớn nhất, đội ngũ của Ngô Vũ Sâm tính toán tới những hạn chế của họ về dàn cảnh – một chiếc xe điện chật chội, tay bắn tỉa trên bãi biển trải dài, một căn hộ khép kín – nhưng tất cả những sự hỗn loạn có kiểm soát này cũng ngừng lại cho những cuộc đối thoại bất chấp lôgic giữa kẻ đánh thuê và viên thanh tra tâm giao có lẽ cũng đang diễn ra trong đầu họ: Thời gian và súng đạn đã hoàn toàn bị quên lãng nên người cảnh sát và kẻ sát nhân có thể có một cuộc nói chuyện chân tình. Thêm vào đó khung cảnh của một ca sĩ hộp đêm mù lòa – và vẻ đẹp trai lương thiện kiểu Rock Hudson của Châu Nhuận Phát (“Anh ta không giống một tên sát nhân!”) – cùng sự dằn vặt tội lỗi trong phim gợi nhớ tới Magnificient Obssesion, thêm 900 viên đạn, cùng khoảng trống cho một cảnh hài bịt mắt bắt dê.

Nhưng thứ năng lượng pha trộn nhiều thể loại đó đã giúp người ta nhớ rằng cuộc cách mạng phim hành động của Hồng Kông không phải là sáng tạo nguyên bản từ đầu, mà đã đưa vào – tùy bạn chọn lựa – sự hào hoa của những tên cướp Pháp, những bộ phim yakuza Nhật Bản, lịch sử điện ảnh từ thời xa xưa của chính Hồng Kông. Tác phẩm xuất sắc năm 1992 của đạo diễn Ngô mà tiêu đề được dùng cho chương trình chiếu phim của LACMA đã gợi nhắc tới tiếng vang của ảnh hưởng Đông – Tây đang bắt đầu sâu đậm.

Sau màn vũ đạo đầy sắc nét dạo dầu của bữa tiệc phòng trà sôi động, chiến thuật đổ dồn những tay súng vào một gian và khai nổ loạt súng máy phản ánh “sự thừa thãi phóng túng kiểu Hollywood”. Cao trào của Điệp huyết song hùng – ý thức về toàn bộ trận chiến, chiến trường vẫn đang bốc khói – là cơ sở cho Hard Boiled. Nhưng điều đó cõ lẽ phù hợp với cảm hứng cho tiêu đề ngắn gọn của bộ ba này (và tương lai đầy bất an của vùng đất quê nhà), mặc dù “đề tài” về lạm sát người vô tội còn phải xem xét. Cuộc tấn công ồ ạt vào một bệnh viện (nơi những căn phòng kim loại bên trong và vẻ ngoài cao tầng gợi nhớ tới vụ đột kích tòa nhà Cyberdyne trong Kẻ hủy diệt 2) thừa nhận sự phi lý cực độ khi một đứa bé đang tè đã cứu nhân vật cảnh sát đang chiến đấu của Châu Nhuận Phát.

Tất nhiên, những giới hạn cực độ không phải là thiếu sót của Hồng Kông, đó là một đặc điểm, và loạt phim trình chiếu của LACMA cũng đã thể hiện được sự cách biệt giữa hai điểm đó trong các tác phẩm.

Cùng với buổi chiếu mở màn tác phẩm sử thi chiến tranh Xích Bích của Ngô Vũ Sâm tại Los Angeles – bộ phim đánh dấu sự trở lại của ông tại đại lục với tất cả vẻ mỹ lệ của nó – trong chương trình còn có Vương Gia Vệ, và đạo diễn Từ Khắc trong thời kỳ ông còn được yêu mến nhiều hơn. Chuyển từ vẻ kỳ diệu của những hành động mạnh mẽ sang những day dứt mê hoặc, Vương Gia Vệ đã trang hoàng những đoạn phim mang âm hưởng Mean Streets của As Tears Go By (1988) với sự lãng mạn không tưởng, với những vệt màu nóng bỏng, với những đoạn phim tập trung vào điếu thuốc lá, sự xuất hiện mang tính biểu tượng của những con chó hoang và một bài hát trong vai trò hỗ trợ (phiên bản tiếng Quảng Đông của Take My Breath Away).

As Tears Go Away của Vương Gia Vệ cũng có trong danh sách trình chiếu

Với tác phẩm năm 1995 Fallen Angels (Đọa lạc thiên sứ) do Chris Doyle (Đỗ Khả Phong) quay phim, chúng ta đang theo dõi một điều mà, cùng với những thần tượng trong Làn sóng mới của Pháp của Vương Gia Vệ, một phần là về những khán giả say mê thưởng thức bộ phim, và đạo diễn Vương nhận được sự tôn sùng của giới phê bình bằng cách hoàn thiện huyền thoại Hồng Kông của ông.

Đoạn thuyết minh mở đầu kỳ dị trong tác phẩm năm 2000 Time and Tide của Từ Khắc thậm chí có thể khiến khán giả nghĩ tới Vương Gia Vệ trước, nhưng chương trình cũng ghi nhận vai trò to lớn của người sáng lập Film Workshop với Once Upon a Time in China (Hoàng Phi Hồng) – bộ phim hành động năm 1991 tái hiện võ sư yêu nước Hoàng Phi Hồng trong các màn hành hiệp trượng nghĩa và thân thủ nhẹ nhàng của Lý Liên Kiệt.

Dù vẫn tiếp tục cảm nhận được tiếng vang của điện ảnh Hồng Kông, tôi ước ao tiêu điểm mới sẽ là một đạo diễn – nhà sản xuất khác, nhạc trưởng đại tài của công ty điện ảnh Ngân hà ánh tượng (Milkyway Image) Đỗ Kỳ Phong. Đội cận vệ cừ khôi do Huỳnh Thụ Sinh dẫn đầu trong The Mission (Sanh hỏa) (1999), một năm chứng kiến triển lãm sự nghiệp của Đỗ Kỳ Phong tại Liên hoan phim quốc tế Kim Tượng) đã có một màn trình diễn liên tục trong 80 phút của những trận chiến cuối cùng và những đường ngắm, biên tập với độ chuẩn xác sắc bén. “Mục đích của những phân đoạn bắn súng này,” đạo diễn họ Đỗ nói về tình trạng kiểu-như-là-phô-trương của cuộc đối đầu tại khu thương mại trong bộ phim, “không phải là để phô diễn những hành động hoa mỹ, mà giống như một dạng phấn khích âm thầm, cái không khí của việc đánh liều mọi thứ trong khoảnh khắc.”

Đưa những nguyên tắc của việc làm phim và chắt lọc lấy tinh tuý kỹ thuật, đưa lên một mức độ thuần nhất mới – đó là một mục tiêu chính đáng, cho dù ở Hồng Kông hoặc bất cứ nơi nào khác.

Dịch: © Vân Húc @Quaivatdienanh.com
Nguồn: LA weekly