Nhân vật & Sự kiện

Phim chuyển thể tiểu thuyết tuổi mới lớn khiến phim bom tấn phải hổ thẹn

21/07/2014

The Fault in Our Stars có thể không có tính phức tạp của một kinh điển văn chương cho tuổi trưởng thành. Nhưng, khi so sánh với những đối thủ “trưởng thành” trên màn ảnh rộng, tác phẩm này thực sự khôn ngoan trước tuổi.

Một sĩ quan tìm đường chiến đấu qua hàng loạt các bối cảnh chiến trận lặp đi lặp lại trong một nỗ lực nhằm đánh bại một đoàn quân ngoài hành tinh. Hai bệnh nhân ung thư trẻ tuổi bị lay chuyển mạnh mẽ bởi sức mạnh tình yêu, nhưng cuối cùng vẫn không thoát khỏi cái chết.

Đó lần lượt là nội dung của Edge of Tomorrow / Cuộc chiến luân hồiThe Fault in Our Stars (TFiOS), hai bộ phim cạnh tranh vị trí đứng đầu phòng chiếu Bắc Mỹ khi chúng ra mắt. The Fault in Our Stars là tác phẩm chuyển thể từ tiểu thuyết được giới trẻ yêu mến của John Green, lèo lái bởi hai diễn viên khá vô danh. Edge of Tomorrow được xây dựng cẩn thận, có Tom Cruise, bom tấn khoa học-viễn tưởng, nhào nặn ra từ công thức truyền thống cho sự thành công của các phim từ hãng lớn. Nhưng khi mọi sự lắng xuống ngày thứ hai tuần tiếp theo, bộ phim hành động nặng ký đã bị đánh bại bởi một câu chuyện rất tầm phào; với 48,2 triệu USD ra mắt, TFiOS rõ ràng là người thắng cuộc tại phòng vé.

Phim bom tấn trào lưu, đặc biệt là phim hành động, thường dựa vào những câu chuyện trên thế giới này. Zombie xâm lăng, virus chết người và người ngoài hành tinh tấn công chính là bánh mì và bơ của ngành công nghiệp khoa học-viễn tưởng nhằm làm khán giả choáng ngợp với những cảnh tượng lạ lùng, được làm như thật nhờ sử dụng kỹ xảo thị giác đắt tiền. Đội quân ngoài hành tinh của Edge of Tomorrow, rõ ràng là chả ảnh hưởng gì cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Tuy nhiên, cốt chuyện gần như không thể hiểu nổi này thế nào đấy lại thành công trong việc gợi ra một cảm giác ngờ ngợ. Trong khi các sự kiện diễn ra trên màn ảnh chỉ toàn là những thứ phi thực tế, bộ khung của phim vẫn quen thuộc sâu sắc với chúng ta: người đàn ông dũng cảm, đẹp mã chống lại bọn người xấu, chiến đấu thần kỳ, rồi chiến thắng. Bị bẫy vào quy luật cứng nhắc của của phim bom tấn thể loại khoa học-viễn tưởng hiện đại, tất cả những yếu tố có tiềm năng nổi bật, phức tạp hay khác lạ của bộ phim đều bị giảm thiểu; những kẻ xâm lược ngoài hành tinh dễ đoán, những cảnh chiến đấu thần kỳ như thường lệ, và Tom Cruise chỉ là một người cầm súng khác nữa mà thôi.

Theo lẽ thường tình, bất cứ thứ gì đạt mục tiêu hướng tới khán giả trẻ nên dễ hiểu hơn, dễ làm người ta thích thú hơn, và tất cả hợp lại nên ít phức tạp hơn những đối thủ trưởng thành của nó. Như Ruth Graham của tạp chí Slate đã chỉ ra, về tổng quát đây là mối quan hệ giữa truyện dành cho giới trẻ và truyện đậm tính văn chương, trưởng thành. Nhà báo này viết, “truyện cho giới trẻ đều kết thúc thỏa mãn theo cùng một kiểu, trong đó sự thỏa mãn đến từ khóc mếu hoặc phấn khởi. Những kết thúc kiểu mơ hồ cảm xúc và đạo đức của truyện trưởng thành – hay chính là thế giới thực – biến mất trong truyện cho giới trẻ.” Thế nhưng, những bom tấn chuyển thể từ truyện cho giới trẻ đang lật ngược công thức này, mang đến những nội dung phức tạp và cốt truyện góc cạnh khiến phim “trưởng thành” của các hãng lớn phải hổ thẹn.

Edge of Tomorrow

Ví dụ một phim chuyển thể từ truyện dành cho giới trẻ được sùng bái khác: bộ ba The Hunger Games. Loạt phim này theo đuổi một cơ số phần bắt nguồn từ những toa thuốc cơ bản cho phim hành động. Một anh hùng trẻ tuổi, hấp dẫn chống lại một chế độ độc ác, quyền lực. Đó là những hiệu ứng hay ho và ví dụ có chất sử thi về cuộc chiến tay không. Một chuyện tình nhẹ nhàng được rắc vào liên tục. Thế nên, The Hunger Games, bất chấp nguồn gốc YA (Young Adult – dành cho giới trẻ) và cốt lõi bom tấn hành động, thực sự có rất nhiều điều mà Graham gọi là “sự mơ hồ cảm xúc và đạo đức.” Katniss Everdeen không chỉ là một nữ anh hùng đơn thuần. Động cơ tham gia vào Trò chơi Sinh tử của cô xuất phát từ cá nhân, không phải chính trị. Cô không phải là đầu não hay nhiệt huyết thúc đẩy cách mạng; thực ra, sự tiến hóa từ một công dân ngẫu nhiên đến đối mặt với bè phái nổi dậy xảy ra hoàn toàn bất ngờ. Đúng là Katniss rất dũng cảm, mạnh mẽ và có nguyên tắc, nhưng cô không tốt thuần túy hay vị tha một cách phi thực tế.

Sự mơ hồ đạo đức hiện diện từ đầu chí cuối trong The Hunger Games, dưới vô số hình thức. Những cư dân thủ đô xuẩn ngốc, hư hỏng trục lợi từ sự nghèo khổ của các quận xa xôi, và đến giờ rất nhiều trong số bọn họ trở thành bạn hoặc đồng minh của Katniss, bất chấp sự phù phiếm cố hữu của họ. Những người này không tốt mà cũng chẳng xấu; thay vào đó, giống như Katniss, họ cũng tình cờ vấp phải định mệnh của mình, và phải vật lộn để có tiếng nói và thể hiện định nghĩa của riêng mình về phải trái đúng sai. The Hunger Games thể hiện, cực kỳ chi tiết, một thế giới không phải của chúng ta.

Tuy nhiên, bất chấp những yếu tố giả tưởng, nó gợi đến thế giới thực theo một cách rất thách thức và phức tạp; cả hai đều khám giá các chủ đề như công nghệ, chủ nghĩa phát xít và văn hóa người nổi tiếng, thông qua đó cố gắng diễn tả trung thực và chính xác một cô gái trẻ trung, đa chiều, không hoàn mỹ, đầy sức sống. Theo cách này, The Hunger Games có lợi thế trí tuệ rõ ràng so với những đối thủ được-làm-cho-phim. Bộ ba không bị nguyên tác YA diễn tả phù phiếm; thay vào đó, hành trình xúc động và tính cách mạnh mẽ thu hút người đọc trẻ tuổi với câu chuyện Katniss làm cho bản chuyển thể điện ảnh của nó hay hơn rất nhiều so với những phim hành động dạng trung, thêm góc cạnh và sự phức tạp vào một thể loại thường quá dựa dẫm vào kỳ ảo, cốt chuyện theo công thức và nặng hành động.

Bộ ba The Hunger Games, loạt phim thành công chuyển thể từ tiểu thuyết dành cho giới trẻ

Giống như The Hunger Games, The Fault in Our Stars thành công bằng cách nỗ lực nói lên một quan điểm khó và thực, trái ngược với việc chỉ đem đến một thứ cho khán giả trả tiền. Người nào đó có thể tưởng tượng rằng phim tình cảm luôn hơn về chiều sâu cảm xúc, nhân vật phức tạp và tất tật đều “thực tế” hơn phim hành động đương thời. Tuy nhiên, phim tình cảm của Hollywood thì, thường xuyên có hơn là không, rập khuôn ở mức độ cao. Hai người gặp gỡ, phải lòng nhau, vượt qua các kiểu thử thách tình yêu rồi cuối cùng tìm thấy hạnh phúc vĩnh cửu. Trong một thời gian dài, mạch chuyện tiêu chuẩn này đem lại lợi nhuận lớn – những gì thiếu về tính xác thực, tính độc đáo và tính phức tạp, nó bù đắp ở bằng hấp dẫn về sự khao khát. Lượng khán giả số đông là nữ của những phim như vậy đã được dạy phải khao khát cuộc tình hoàn hảo và hôn nhân hạnh phúc. Nhưng thời thế đã thay đổi và chuyện tình truyền thống đã hầu như bị chôn vùi trong cát bụi. Như Claude Brodesser-Akner của Vulture đã viết, “tình yêu lãng mạn và ý niệm về ‘hạnh phúc mãi về sau’ bị sự kỳ ảo quá hấp dẫn chặn đứng và thế nên những phép tu từ truyền thống của phim hài tình cảm trở nên quá kỳ quặc, thậm chí lỗi thời.”

The Fault in Our Stars ẩn giấu một thông điệp phức tạp dưới cái mã “tình yêu đích thực” dễ đoán. Tương tự The Hunger Games, TFiOS không nhạo báng những phép tu từ đã được kiểm chứng của Hollywood. Tình yêu bất tử giữa hai nhân vật dễ thương, cuốn hút là động cơ chính đằng sau bộ phim; và, trong khi cái kết không hoàn toàn theo truyền thống, những nét chính của cốt truyện khó mà gọi là cách tân. Thế nên, cái mới là việc ghép đôi sự thật phũ phàng với những nụ hôn ngọt vào và những lời thú nhận ngọt lịm.

Như Lindy West của Jezebel chỉ ra, “The Fault in Our Stars vô cùng có lý, rất ít hư cấu, với chân lý rằng thực sự yêu ai đó là rất nguy hiểm.” Trong cuộc số thường ngày của chúng ta, kể cả những thành công vĩ đại nhất cũng đồng hành cùng sợ hãi, lo lắng và nghi ngờ. Bằng cách sùng bái tính lãng mạn truyền thống, những chuyện tình màn ảnh rộng đi theo lỗi cũ đang bỏ qua một yếu tố then chốt – sự nhất thời của hạnh phúc mãi mãi. Thay vì bịa đặt một giả thuyết dở hơi để truyền tải những chủ để lỗi thời (ai cũng có một tri kỷ, tình yêu đích thực tồn tại mãi mãi), TFiOS sử dụng một câu chuyện bất thường, nhưng khéo léo để nêu lên một chân lý hiển nhiên. Theo cách đó, hạnh phúc và khát vọng tình yêu lãng mạn hoàn hảo đạt được sự sâu sắc và ý nghĩa vì che khuất cái chết và mất mát. Dù không có kính 3D và hiệu ứng CGI, TFiOS đã đạt được những chiều kích mới của hiện thực, làm cho những đối thủ “trưởng thành” của nó trở thành tẻ nhạt và rập khuôn khi so sánh.

Ansel Elgort và Shailene Woodley trong một cảnh phim The Fault in Our Stars

“Sự mơ hồ cảm xúc” ở đây không phải là chuyện những ngôi sao trẻ của bộ phim có yêu nhau hay không, bởi họ thực sự, thực sự rất yêu nhau. Sự phức tạp được xây dựng giữa tác phẩm và người xem, khi tất cả chúng ta buộc phải chấp nhận sự sống hữu hạn của mình, và đặt câu hỏi về cái giá trị mà theo bản năng ta đặt vào tình yêu và hạnh phúc, dẫu cho sự thật là những khái niệm cảm xúc đó vốn chỉ là phù du. TFiOS chứng minh rằng khán giả ngày càng mệt mỏi không muốn bị áp đặt bởi những ý niệm tình yêu lỗi thời mà họ rõ ràng đã bắt đầu thất vọng. Họ muốn được đối mặt với ý niệm phức tạp hơp về tình yêu lãng mạn – để có cảm giác thỏa mãn khi đánh vật với một điều gì đó thật và quan trọng, điều gì đó vượt ra bên ngoài rạp chiếu phim đến với thế giới thực. The Fault in Our Stars có thể không tiếp cận sự phức tạp của một kinh điểm văn học trưởng thành – nhưng, khi so sánh với những đối thủ “trưởng thành” trên màn ảnh rộng, phim này thực sự khôn trước tuổi.

Dịch: © Ngô Bình @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Daily Beast


Hãy chia sẻ ý kiến của bạn về bài viết này trên Facebook của chúng tôi