Bảy trong số 11 phim có doanh thu cao nhất năm 2017 là phim siêu anh
hùng, dựa trên các nhân vật được giới thiệu lần đầu trong truyện tranh.
Ở đây là bài viết của Mark Bowden cho mục Opinion của The New York Times. Bowden là nhà báo và tác giả sách, ông xem tất cả phim siêu anh hùng. Yêu
thích là lựa chọn hết sức cá nhân, Quái vật Điện ảnh chỉ giới
thiệu các ý kiến đa chiều theo dòng bàn luận về sự lên ngôi trong văn
hóa xem phim và thắng lớn ở phòng vé của phim chuyển thể truyện tranh. |
Hai phim doanh thu cao nhất năm nay tới giờ là
Black Panther và
Avengers: Infinity War.
Deadpool 2 ra rạp cuối tháng 5, và
Ant-Man and the Wasp ra rạp tháng 7. Cả hai phim đều không phải xuất phẩm nhỏ.
Chúng ta đang sống trong Kỷ nguyên Truyện tranh của Hollywood. Một cơn
sốt toàn cầu, phim siêu anh hùng được hàng trăm triệu người xem, được
coi là những câu chuyện được tiêu thụ nhiều nhất trong lịch sử nhân
loại.
Phim phản ánh thị hiếu và giá trị của thời đại mà chúng
được tạo ra. Chúng ta có thể theo dõi sự thay đổi vị thế của phụ nữ, ý
tưởng dần biến hóa về nam tính, chiến tranh, tội phạm, báo chí, CIA hoặc
bất cứ điều gì khác do Hollywood thể hiện trong nhiều thập kỷ. Vậy khi
các nhà sử học nhìn lại cơn lũ phim siêu anh hùng này, họ sẽ nói sao về
chúng ta? Chuyện này nói lên cái gì?
Dĩ nhiên, không có quy tắc
nào bảo phim phải có ý nghĩa gì đó. Một cách nhìn về phim truyện tranh
là xem chúng đơn giản như bỏng ngô cho tinh thần, được làm ra để nhanh
chóng tiêu thụ rồi quên ngay — có thể chính là lý do khiến nhiều người
yêu thích chúng. Chúng vô hại. Quân đoàn chuyên nghiệp của Hollywood
được trả công, triệu triệu người thưởng thức chúng và chẳng ai bị thương
cả. Kể cả những nhà phê bình cao ngạo cũng có thú vui trong việc nghĩ
ra những cách thông minh để chê bai chúng.
Robert Downey Jr. — nam diễn viên hóa thân Tony Stark/Iron Man — tại sự kiện ra mắt Avengers: Infinity War ở Los Angeles
|
Đa phần còn không có lý trong logic kỳ ảo của thế giới của chúng — ví
dụ, tại sao siêu anh hùng và phản diện cứ phải ném đồ vật to đùng vào
nhau sau khi đã rõ là không có ích gì? Chúng phô diễn những cơ thể đẹp
trong những trận đánh được biên đạo tốt kèm tiếng nhạc giả Wagner inh
tai với hiệu ứng chói lóa. Các tuyến truyện chỉ là thứ để nghĩ lại sau,
và lời thoại thường thoảng qua không rõ nghĩa (đặc biệt khi cố truyền
tải ý nghĩa sâu xa). Chúng theo công thức, hoàn toàn nằm trong những
tính toán thương mại, phần nhiều được giao viết kịch bản dưới sự giám
sát chặt chẽ của hãng phim (không phải nói vậy nghĩa là những người được
giao không có khả năng viết kịch bản tuyệt vời — xem các phim Pixar hay
tuyệt đi.) Chúng đều là âm thanh và cuồng nộ — trang phục đầy trí tưởng
tượng, dàn diễn viên đầy sao, đôi lúc có diễn xuất tốt, được thiết kế
lung linh — chẳng có ý nghĩa gì, ít nhất là không cố ý.
(Một ngoại lệ là
Logan,
bộ phim gai góc và thực tế nhất trong các phim đứng đầu 2017, và là
phim hay nhất. Kịch bản như một câu chuyện ngụ ngôn cho cuộc đấu tranh
liên tục của Mỹ chống lại nạn phân biệt chủng tộc, và được dẫn dắt bởi
quan hệ cha con và bộ lạc khi đối mặt với áp bức. Nó là bộ phim cố tình
có ý nghĩa gì đó, và sẽ vẫn hay kể cả khi các nhân vật trung tâm không
có siêu năng lực.)
Những trận đánh được biên đạo tốt kèm tiếng nhạc giả Wagner inh tai với hiệu ứng chói lóa
|
Jodie Foster gần đây đã miêu tả các phim kinh phí lớn hiện tại là tương
đương điện ảnh của thủy lực cắt phá, đào vàng phòng vé trong khi phá nát
Trái Đất. “Nó đang hủy hoại thói quen xem phim của dân số Mỹ và cuối
cùng là phần còn lại của thế giới. Tôi không muốn làm phim 200 triệu USD
về siêu anh hùng.”
Sự tôn thờ bản thânKể cả khi
chúng không cần phải được xem xét nghiêm túc từ bất cứ ai hơn 12 tuổi,
câu chuyện nào cũng đều có nghĩa gì đó, kể cả những câu chuyện dở tệ.
Nếu
những người hùng con người lý tưởng, thì người hùng thời nay là sự tôn
thờ bản thân thái quá. Họ là những con người độc nhất và cực kỳ tài năng
vượt lên trên luật pháp, kể cả những quy luật tự nhiên. Hollywood luôn
cưng chiều những kẻ bất quy tắc, nhưng đây đúng nghĩa là hoạt hình — do
máy tính tạo nên.
Cá nhân nắm lấy quyền lực là tất cả
|
Họ tung hô chủ nghĩa biệt lệ và tư hình. Lý tưởng của nước Mỹ ngày xưa
về sự thành công nhờ trí thông minh, có ích và sự cần mẫn không còn nữa,
cũng như ý tưởng về những nhóm người bình thường chung vai vượt qua
hiểm họa — như
It’s a Wonderful Life hay
The Magnificent Seven
bản gốc hay bất cứ phim Thế chiến II nào. Cũng chẳng còn sự tôn trọng
đối với luật pháp và tầm quan trọng của truyền thống và cộng đồng. Các
thể chế và kiến thức của con người vô dụng. Tôn giáo chẳng là cái gì.
Các chính phủ tham ô và/hoặc bất lực, nếu không phải ác độc hết sức. Cá
nhân nắm lấy quyền lực là tất cả.
Siêu anh hùng là một người
ngoài hành tinh hay một kẻ bị xã hội ruồng bỏ sở hữu sức mạnh độc đáo từ
khi sinh ra hay có được qua một tai nạn hay là được ban tặng. Có thể
tưởng tượng người tiêu thụ hào hứng vì những phim này sẽ bầu cho một
tổng thống huênh hoang “Chỉ tôi thôi” có thể giải quyết các vấn đề của
quốc gia, và lấy làm vui sướng đặt cho các đối thủ trong và ngoài nước
của ông ta những cái biệt danh phản diện như trong truyện tranh —
“Hillary Gian Xảo,” “Gã Tên Lửa”.
Những người bình thường chỉ là
người đứng bên lề khi không bị nghiền nát hay làm cho bốc hơi. Con người
bình thường bất lực và sống chết dựa vào thiện ý của các vị thần. (Cũng
đáng chú ý là ở ngoài đời, cách duy nhất cho con người đạt được cái gì
như siêu năng lực là mua một khẩu súng, có thể giải thích sự mê đắm vũ
khí của Mỹ.)
Sở hữu đủ các viên ngọc vô cực, Thanos cho một nửa dân số vũ trụ bốc hơi trong Avengers: Infinity War
|
Sự sâu sắc giả tạoChúng vắt sức ra vẻ nặng nề. Như phần độc thoại mở đầu của
Wonder Woman,
một bộ phim được giới phê bình khen ngợi và là một trong những phim ăn
khách lớn nhất lịch sử. Ta thấy Trái Đất xanh giữa vũ trụ. Trên tiếng vĩ
cầm hòa âm là giọng khàn khàn của Gal Gadot, đóng vai Diana, siêu anh
hùng đẹp điêu đứng của bộ phim, chỉ ra vẻ đẹp của Trái Đất, nhưng cả
“bóng tối âm thầm” dưới bề mặt của nó, và rồi trầm ngâm, nghiêm túc:
“Việc một người làm, khi đối mặt với sự thật, khó hơn ta nghĩ.”
Tác
giả hiểu đây không phải là nhằm phản ánh về chúng ta đâu — phần hành
động tiếp liền nhanh chóng — nhưng vì mục đích tranh luận, hãy bấm nút
dừng mà cân nhắc. Việc một người làm khi đối mặt với sự thật… sẽ, dĩ
nhiên, phụ thuộc hoàn toàn vào sự thật. Tác giả nghĩ các biên kịch đang
theo đuổi thứ gì như là: “Các lựa chọn một người phải đối diện trước sự
thật là khó khăn.” Tác giả đoán thôi, tác giả nghĩ phiên bản của mình có
lý hơn, nhưng nó thiếu cái chất… Bùm!
Thor: Ragnarok,
Guardians of the Galaxy và
Avengers: Infinity War
(dài tầm hai tiếng rưỡi, nên cũng cảm giác vô cực thật) là minh chứng
hay nhất cho sự vô nghĩa. Chúng chẳng gì hơn phim võ thuật vũ trụ với
vài câu thoại hay ho.
Black Panther đi ngược lại hàng thế kỷ miêu tả phân biệt chủng tộc
về châu Phi, lấy bối cảnh một vương quốc thông thái và tiến bộ về công
nghệ hơn những viễn cảnh ngông cuồng nhất của chủ nghĩa châu Phi-trung
tâm
|
Một số phim có tham vọng cao hơn. Chúng miêu tả một thế giới Mani giáo
nơi những vị thần, hay siêu anh hùng và siêu phản diện sinh sống trong
xung đột không ngừng. Hình ảnh Thiên Chúa giáo được tự do gợi nên, nhưng
bản thân đức tin bị phản đối kịch liệt — quên chuyện làm người cao
thượng đi; lý tưởng là sút tung kẻ ác. Những phim này chẳng có mấy cho
cánh tả tôn giáo; chúng theo chủ nghĩa tự do xã hội, ủng hộ việc trao
sức mạnh cho phụ nữ, và không cho ai ngồi rìa đến mức còn cho vào phim
một con gấu mèo ngoài hành tinh nói năng thô lỗ. Thành công phi thường
của
Black Panther một phần nằm trong việc tạo ra một thần thoại
đi ngược lại hàng thế kỷ miêu tả phân biệt chủng tộc về châu Phi, lấy
bối cảnh một vương quốc thông thái và tiến bộ về công nghệ hơn những
viễn cảnh ngông cuồng nhất của chủ nghĩa châu Phi-trung tâm.
Các thần thoạiChúng
cạnh tranh với chủ nghĩa Mặc Môn để liều lĩnh dấn thân không xấu hổ,
không e dè vào việc cải biên các điển tích và đức tin cổ xưa. Nhưng
chúng chẳng vui tí nào.
Trong phim truyện tranh, kẻ ác chỉ muốn thống trị và chém giết
|
Các nhân vật trong thần thoại minh họa mọi ham muốn, điểm yếu và điểm
mạnh của con người. Họ đại diện cho tình yêu và vẻ đẹp (Aphrodite); sự
sung túc và khoan hồng (Demeter); hay rượu và sự điên rồ sảng khoái
(Dionysus). Các anh hùng chỉ có thêm một hoặc hai ưu điểm thể hình xuất
chúng. Và các phản diện truyện tranh thiếu sự nổi bật tăm tối của
Milton, viết nên những con quỷ là nhân hóa những tội ác cụ thể – Satan
(kiêu ngạo), Mammon (tham lam), Belial (quỷ quyệt), Moloch (hiến tế trẻ
em). Trong phim truyện tranh, kẻ ác chỉ muốn thống trị và chém giết.
Chúng không muốn làm ngơi khao khát của mình, thu gom của cải, xây những
tượng đài của bản thân, tạo ra những xã hội không tưởng hay ra tay tra
tấn tàn bạo. Chúng chỉ muốn thắng.
Spider-Man: Homecoming
là một tái hiện thẳng thừng câu chuyện Icarus, có lẽ nổi tiếng nhất
trong các thần thoại Hy Lạp. Icarus, đầy kiêu hãnh khi được người cha,
nhà sáng chế Daedalus, đeo cho đôi cánh lông vũ gắn sáp, lờ đi lời cảnh
cáo của cha và bay quá cao. Mặt trời nung chảy sáp và Icarus rơi xuống
chết thảm.
Spider-Man: Homecoming là một tái hiện thẳng thừng câu chuyện Icarus
|
Dĩ nhiên đó sẽ là số mệnh quá thảm cho một siêu anh hùng. Peter Parker
bước vào thời kỳ kiểu học nghề với Iron Man, người làm cho cậu một bộ
trang phục hoành tráng tăng thêm sức mạnh của cậu và khuyến cáo cậu đừng
vội vã. Dĩ nhiên Spider-Man đi quá giới hạn và tạo ra đủ hỗn loạn,
nhưng cuối cùng chiến thắng sau khi liên tiếp ném những đồ vật rất lớn
vào kẻ ác không đội trời chung — hóa ra là bố của bạn gái mình, một bước
ngoặt không được các cây viết thời Hy Lạp hóa nghĩ ra. Cuối cùng, cậu
từ chối Iron Man dạy bảo nhưng vẫn được giữ bộ trang phục — một quy tắc
bất biến là, dù gì đi nữa, bộ trang phục hay ho vẫn được giữ lại.
Wonder Woman
có tính mới mẻ hơn, và tham vọng hơn về mặt chủ đề. Một phần nguồn cội
không tưởng và nữ quyền (và thậm chí hơi lập dị) của siêu anh hùng tìm
được đường đi vào kịch bản — “Đàn ông cần thiết cho sinh sản,” Diana
nói, “nhưng để có lạc thú thì không cần thiết.”
Bộ phim vay mượn nhiều từ
Paradise Lost,
nhưng thay vì Lucifer nổi loạn chống lại Chúa, đây là Ares, vị thần
chiến tranh, chống lại cha hắn, Zeus, và rồi lên kế hoạch hủy hoại nòi
giống của ngài. Ares khăng khăng con người có bản chất ác độc; Diana thề
rằng họ tốt bụng (và dễ thương, dù có lỗi lầm, dập tắt chủ nghĩa nữ
quyền mạnh mẽ của bộ tộc mình). Cô đánh bại Ares, không phải bằng việc
hy sinh thân mình, mà bằng việc ném các đồ vật rất lớn và rồi nướng chín
hắn bằng tia sét. Rồi cô ở lại để chống cái ác trong nhân loại — hứa
hẹn những phần tiếp theo của chuỗi phim.
Wonder Woman đối mặt Ares, vị thần chiến tranh, chống lại cha hắn, Zeus, và rồi lên kế hoạch hủy hoại nòi giống của ngài
|
Hiệu ứng quá liềuKhi tác giả 12 tuổi, sống ở Port
Washington, New York, tác giả và bạn Buzzy pha chế một thần dược từ hộp
đồ hóa học của cậu ấy và tưới lên người mình, hy vọng sẽ có siêu năng
lực. Sau đó hai đứa chạy khắp nhà, hy vọng một hiệu ứng nhiệm màu.
Tác
giả và cậu bạn đã phải thất vọng. Hai đứa vẫn rất binh thường, và sớm
để mắt tới những giấc mơ thực tiễn hơn. Kể cả thời đó, thời thập niên
60, tác giả đã tưởng tượng nếu phim nắm bắt được những câu chuyện tác
giả ngấu nghiến đọc trong truyện tranh thì hay thế nào. Phim truyền hình
Superman ngày xưa thật thảm hại; tội nghiệp George Reeves trông như độn bông hơn là săn chắc, và bay như có cần cẩu giữ.
Batman là trò cười, và phim truyền hinh
Wonder Woman không đem lại gì hơn một phụ nữ lả lơi trong một bộ trang phục thiếu vải.
Lý
do lớn nhất cho Kỷ nguyên Truyện tranh bùng nổ của Hollywood dĩ nhiên
là công nghệ. Tạo hình vi tính có thể biến những hình ảnh lạ lùng nhất
trong truyện tranh kỳ ảo thành hiện thực. Chúng chính xác là những gì
tác giả mơ đến khi còn bé.
Tạo hình vi tính có thể biến những hình ảnh lạ lùng nhất trong truyện tranh kỳ ảo thành hiện thực
|
Giờ tác giả giả xem với vé giảm giá cho công dân cao tuổi, luôn hy vọng
được sống lại sự ly kỳ từng có với một trang giấy in bất động. Và mặc
cho những phù phép điện ảnh gây kinh ngạc, tác giả luôn phải thất vọng.
Những
câu chuyện tác giả đọc khi còn bé cũng không hay hơn và thường là tệ
hơn khi lên màn ảnh, nhưng những giấc mơ của tác giả đã thay đổi hoàn
toàn. Kể cả khi những thứ hoàn toàn phi thường trở thành sự thật, những
siêu anh hùng đều có vẻ ngớ ngẩn, các câu chuyện giả tạo. Nhưng đứa bé
trong tác giả vẫn quay lại. Tác giả chưa xem
Ant-Man and the Wasp. Không chừng đây sẽ là phim coi được.
Dịch: © Phương Hà @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The New York Times