Kỷ nguyên mới của phim hoạt hình Trung Quốc chất lượng cao có lẽ vừa bắt
đầu với việc một phim hoạt hình về Tề Thiên Đại Thánh trở thành hiện tượng văn hóa sau khi ra rạp ngày 10/7.
Monkey King: Hero is Back, do Điền Hiểu Bằng đạo diễn, đã thu
hơn 100 triệu nhân dân tệ (16,11 triệu đôla) chỉ trong ba ngày cuối tuần
đầu tiên ra rạp. Thành tích này là khó kiếm, vì lịch chiếu của bộ phim
được xếp cạnh hai bom tấn dành cho tuổi mới lớn,
Tiny Times 4 và
Forever Young,
đã thu hoạch được 360 triệu tệ (57,99 triệu đôla) và 255 triệu tệ (41
triệu đôla), theo thứ tự lần lượt, cũng trong kỳ cuối tuần đó.
Trong ngày mở màn,
Monkey King: Hero is Back chỉ chiếm 6% tổng
số suất chiếu của tất cả các phim có mặt ở các rạp Trung Quốc. Nhưng
hiệu ứng truyền miệng hiệu quả, và ‘fan’ lũ lượt kéo đến rạp càng lúc
càng nhiều để xem bộ phim hoạt hình này, các nhà rạp vội vàng tăng thêm
suất chiếu. Đến ngày thứ hai, tổng số suất chiếu
Monkey King trên toàn Trung Quốc đã tăng lên 14%, dù vẫn còn ít hơn so với số suất chiếu dành cho
Tiny Times 4 và
Forever Young.
Monkey King: Hero is Back dựa theo truyền thuyết cực kỳ nổi tiếng về Tề Thiên Đại Thánh từ tuyệt tác kinh điển
Tây du ký,
nhưng phim kể một câu chuyện không quá quen thuộc với cốt truyện và tạo
hình mới. Tuy phim còn rất nhiều khuyết điểm, và mặc dù có những nhà
phê bình đã chỉ trích tuyến truyện trong kịch bản quá giản đơn và loãng,
phim quả đã lấy được sự hưởng ứng nồng nhiệt từ khán giả, đặc biệt là
cộng đồng ‘fan’ hoạt hình.
Mất tám năm và hơn 10 triệu đôla kinh
phí, rốt cuộc bộ phim hoạt hình đã bị thiếu tiền để đánh bóng xuất phẩm
và quảng bá trước khi ra mắt. Giờ đây
Monkey King hoàn toàn dựa
vào phẩm chất và những bình luận ca ngợi của khán giả trên Internet để
quảng bá cho bản thân. Đến ngày thứ hai, đã có hơn 470 triệu ‘tweet’ nói
về bộ phim này trên hạ tầng mạng kiểu Twitter của Trung Quốc là
Weibo.com. Trên trang đánh giá phim Douban.com,
Monkey King nhận 8,8 điểm trên 10, điểm số cao nhất trong số những phim Trung Quốc đã ra rạp năm 2015 đến nay nhận được.
Tôn Ngộ Không tức Tề Thiên Đại Thánh trong phim
Monkey King: Hero is Back còn trở thành phim hoạt hình Trung Quốc thứ ba đạt 100 triệu nhân dân tệ doanh thu tuần đầu công chiếu, đứng sau loạt phim
Boonie Bears.
Các nhà quan sát đã ước tính chung cuộc phim sẽ kiếm được từ 300-500
triệu tệ (48,33 đến 80,55 triệu đôla), một cột mốc mới trong ngành hoạt
hình Trung Quốc. Phim hoạt hình Trung Quốc có doanh thu dẫn đầu hiện tại
là
Boonie Bears: Mystical Winter, 295 triệu tệ (47,52 triệu đôla).
Không như loạt
Boonie Bears, chủ yếu nhắm vào khán giả nhí,
Monkey King nhắm
vào khán giả mọi lứa tuổi đã lớn lên cùng siêu anh hùng hư cấu này.
Những cảnh phim tinh tế, nhịp điệu khoan thai, cốt truyện đầy cảm hứng
và tuyến truyện tình cảm đã làm xúc động trái tim khán giả trong khi
nhiều nhà phê bình và nhân vật tiếng tăm ca ngợi bộ phim không tiếc lời.
Trong
một phỏng vấn với Mtime.com, đạo diễn Điền Hiểu Bằng nói qua bộ phim
này ông muốn chứng tỏ một điều rằng Trung Quốc đủ khả năng sản xuất phim
hoạt hình hay, sẽ làm thay đổi sự ngộ nhận và thành kiến về phim hoạt
hình Trung Quốc.
Nhân vật Trư Bát Giới
Người hâm mộ sẵn lòng giới thiệu bộ phim cùng khắp trên mạng xã hội
Trung Quốc vì hãng phim không còn tiền chi cho quảng cáo. Có ‘fan’ còn
sáng tác tranh vẽ độc đáo và những video nhạc không chính thức để chân
thành khen ngợi bộ phim, nạp nhiên liệu cho hiện tượng văn hóa này càng
thêm nổi đình nổi đám.
"Đây là phim hoạt hình Trung Quốc hay nhất
suốt hai thập niên qua," một ‘fan’ đã viết trên trang blog cá nhân.
Chất lượng, cảm xúc, sự hoài niệm, và lực lượng ‘fan’ nền rộng lớn ủng
hộ
Monkey King kết hợp lại đã làm nên lịch sử.
Một nhân
tố khác trong sự thành công của bộ phim là khả năng vượt trội trong đám
đông trên thị trường hoạt hình Trung Quốc đã bão hòa những phim hoạt
hình chất lượng kém nhắm vào trẻ em khiến khán giả Trung Quốc ngán
ngẩm. Ngành hoạt hình Trung Quốc đã cố gắng tìm được vượt ra khỏi sự trì
trệ đó, nhưng nỗ lực của nhiều nhà làm phim hoạt hình đều thất bại.
Chẳng hạn, loạt phim hoạt hình
Kuiba kiểu anime Nhật Bản với
cốt truyện người lớn hơn, được ca ngợi là bước ngoặt mới cho ngành hoạt
hình Trung Quốc, nhưng thất bại thê thảm ở phòng vé, và các nhà sản xuất
đã phải cắt giảm kế hoạch phát hành màn ảnh rộng.
Dựng cảnh nền độc đáo bằng cách kết hợp hội họa Trung Quốc với đồ họa vi tính
Hoạt hình Trung Quốc còn nhiễm bệnh dịch sao chép. Ngay khi
Monkey King vừa được phát hành, một phim hoạt hình Trung Quốc khác,
The Autobots, đã bị giới phê bình chỉ trích kịch liệt, lên án bộ phim này sao chép phim thành công đình đám của Hollywood
Cars.
Phim
hoạt hình nước ngoài, đặc biệt là những phim từ Nhật và Mỹ, đã chiếm đóng
thị trường điện ảnh lớn thứ nhì thế giới nhờ kinh nghiệm tiên tiến và
chất lượng trội hơn hẳn.
Stand by Me Doraemon của Nhật kiếm được 527 triệu tệ (84,89 triệu đôla) ở Trung Quốc, còn
Big Hero 6
của Hollywood được 526 triệu tệ (84,73 triệu đôla), cho thấy tiềm năng
thị trường Trung Quốc về phim hoạt hình vẫn còn rất ‘khủng’.
Ngoài
Monkey King, còn nhiều phim hoạt hình Trung Quốc chất lượng cao được chờ đợi đã lâu, như
Big Fish & Chinese Flowering Crabapple và
Little Door Gods, hai phim này đều ra mắt năm 2016.
Một cảnh chiến đấu với màu sắc sinh động, bắt mắt
Bất chấp kinh phí quảng bá thấp và không có sao lớn trong dàn diễn viên lồng tiếng,
Monkey King: Hero is Back
thành công ngoạn mục bằng những điều mà người hâm mộ khao khát đã
lâu: cốt truyện chân thực, chất lượng hiệu ứng thị giác và 3D lộng lẫy.
Phim cũng đã thành công trên thị trường quốc tế khi quyền phát hành bán
trước tại Hội chợ phim Cannes 2015 được 2,1 triệu đôla, cao nhất từ
trước đến nay đối với một bộ phim hoạt hình Trung Quốc.
Một số thông tin về Monkey King: Hero is Back
Chỉ ba ngày sau khi phát hành trên khắp Trung Quốc (10/7), Monkey King: Hero is Back đã gây ‘bão’ trong khán giả và doanh thu vé vượt 100 triệu tệ tức 16,11 triệu đôla Mỹ.
Nhiều nhân vật nổi tiếng trên mạng và ‘fan’ đã nói về bộ phim này trên Weibo, dấy lên những cuộc bàn luận sôi nổi.
Monkey King: Hero is Back dựa theo truyền thuyết Tề Thiên Đại Thánh quen thuộc, nhưng lại kể một câu chuyện không quá quen thuộc.
Tuy
nhiên, đây vẫn là huyền sử kiểu Trung Quốc và là một chuyến phiêu lưu
hào hứng chống yêu quái và các thế lực đen tối trong thời kỳ hỗn mang.
Ba điểm nhấn
• Không phải Tề Thiên Đại Thánh trong tâm trí mọi người
Thay
vì tạo hình Tề Thiên Đại Thánh giống nhân vật cũ, Tế Thiên Đại Thánh
trong phim này là sự pha trộn tính cách con người, Phật và bản chất yêu
trong câu chuyện.
• Hấp dẫn mọi lứa tuổi
Dù có hơi hướm phong cách Hollywood, câu
chuyện sáng tạo và táo bạo với tinh thần của thời đại có thể tạo nên
cộng hưởng xúc cảm với nhiều thế hệ khác nhau. Vì thế phim này khác với
những phim hoạt hình Monkey King truyền thống hầu như chỉ hấp dẫn trẻ em.
• Tạo hình và yếu tố Trung Hoa của bộ phim thật bắt mắt
Điểm sáng của xuất phẩm này là việc áp dụng hội họa Trung Quốc vào tạo hình nhân vật và bối cảnh được kết hợp đồ họa vi tính.
Những tình tiết đáng chú ý khác
• Xuất thân của đạo diễn?
Đạo
diễn phim này là Điền Hiểu Bằng. Và đây là tác phẩm điện ảnh đầu tay
của anh. Anh từng sản xuất loạt phim hoạt hình truyền hình Tây du ký năm 1997.
• Giang Lưu Nhân, nhân vật chính trong phim (ảnh trên), có phải là Đường Tăng?
Trong tác phẩm gốc Tây du ký,
Đường Tăng chỉ gặp Tôn Ngộ Không sau mười lần đầu thai. Giữa các lần
đầu thai, Đường Tăng không nhớ gì về kiếp trước của mình. Vì thế Giang
Lưu Nhân là kiếp trước của Đường Tăng trước khi gặp Tôn Ngộ Không bị đè
dưới Ngũ Hành Sơn.
Tạo hình nhân vật
Tạo hình Tề
Thiên Đại Thánh: được thiết kế có mặt ngựa với nét phương Tây nhưng
trang phục và vũ khí đều theo phong cách đời Đường của Trung Quốc.
Thổ địa đáng yêu: hình ảnh Thổ địa chỉ ăn đào rụng trên đất lấy cảm hứng từ chuột chũi và gấu mèo.
Bình luận của cư dân mạng
Một người dùng Weibo đăng tải: Phim đã đặt ra chuẩn mực mới cho hoạt hình nội địa, khi rời rạp chiếu, tôi đã khóc.
Chỉ
sau ba ngày ra rạp ở Trung Quốc, doanh thu bán vé đã vượt 100 triệu tệ! Cám
ơn tất cả các bạn, các bạn đã cứu Tôn Ngộ Không! Chúng tôi tự hào vì
các bạn. |
Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: China.org.cn