Tin phòng vé

Một lý do khiến Kẻ hủy diệt: Vận mệnh đen tối không kết nối được với khán giả phim giả tưởng

06/11/2019

Về lý thuyết, Terminator: Dark Fate có nòi thành công. Chuỗi phim 35 tuổi đã mất sức sống trong những năm gần đây, nhưng nhà sáng tạo của nó James Cameron và ngôi sao Linda Hamilton lần đầu tiên đã trở lại sau nhiều thập kỷ cho phần mới nhất, ra rạp ngày 1/11 (ở Việt Nam với tựa Kẻ hủy diệt: Vận mệnh đen tối).

Nhưng qua kỳ cuối tuần mở màn, bộ phim thành bom xịt phòng vé và chuỗi phim đông cứng. Chuyện gì đã xảy ra? Có thể một phần vấn đề là mối quan hệ của khán giả với công nghệ đã thay đổi đáng kể kể từ lần đầu tiên Cameron giới thiệu với thế giới về khái niệm một sát thủ người máy do trí tuệ nhân tạo (AI) từ tương lai gửi tới.

Phe con người gồm Sarah Connor (Linda Hamilton)

Chuỗi phim Terminator luôn là về ý nghĩa làm người và cái gì khiến chúng ta khác với máy móc. Đó là một câu hỏi lần ngược trở về những huyền thoại đầu tiên của loài người, tìm cách giải thích loài người khác với thế giới động vật như thế nào. Về tôn giáo, thường chung quy là mối liên hệ đặc quyền với các quyền lực cao hơn, một hoặc nhiều vị thần quyền năng. Về triết học, đó là ý thức của chúng ta. Chúng ta tư duy, nên chúng ta đặc biệt.

Rồi máy móc xuất hiện. Dark Fate và các phần trước trong chuỗi phim Terminator xoay quanh trí thông minh nhân tạo gây ra mối đe dọa lớn cho tương lai của loài người, và đâu chỉ có chuỗi phim này. Các nhà văn đã viết về những cỗ máy thông minh, nguy hiểm ít nhất là từ những năm 1870. Nhưng cho dù bạn đang thảo luận về tiểu thuyết Erewhon năm 1872 của Samuel Butler, trong đó máy móc phát triển ý thức, hay Dark Fate, mối đe dọa do AI gây ra không chỉ cụ thể mà còn siêu hình. Khái niệm máy tính sở hữu trí thông minh là đối thủ hoặc vượt qua chính chúng ta đe dọa ý niệm hàng bao nhiêu thế kỷ nay về việc ta sở hữu tư cách con người độc nhất vô nhị, dựa trên trí thông minh. Máy móc đã khiến chúng ta phải hỏi, một lần nữa, câu hỏi, “Điều gì làm cho con người trở nên đặc biệt?” Nhưng câu trả lời truyền thống không còn hiệu quả nữa — ít nhất, không lâu nữa sẽ không còn hiệu quả.

và Dani Ramos (Natalia Reyes)

Thay vào đó, những câu chuyện như Dark Fate nhấn mạnh sự khác biệt sinh lý học giữa con người và máy móc. Con người độc nhất vô nhị so với những sinh vật thông minh nhân tạo bởi vì chúng ta có định mệnh phải chết và suy tàn theo những cách mà máy móc không thế. Máy móc có thể được nâng cấp, khởi động lại, hỏng và sửa chữa tốt như mới. Nhưng con người thì không thể. Chúng ta bị thương có sẹo, chúng ta già, chúng ta quên hết mọi thứ. Chúng ta không ai tránh khỏi cái chết.

Dark Fate thèm muốn sự mong manh đó. Bộ phim bắt đầu với cảnh John Connor vị thành niên bị Kẻ Hủy Diệt bắn chết vài năm sau sự kiện của T2, trước sự tuyệt vọng khôn cùng của mẹ cậu, có mặt ở đó nhưng không cứu được con. Khi Sarah Connor (Hamilton) lớn tuổi hơn về sau nhận xét, mặc dù cô dành phần hết phần còn lại của cuộc đời mình để giết những Kẻ Hủy Diệt, cô đã bắt đầu quên đi khuôn mặt của John, vì cô chưa bao giờ chụp ảnh con để phòng khi. Tiết lộ này mở ra như thế, đóng khung sự không hoàn hảo của con người cô ấy trái ngược với cơ chế không có lỗi của đối tác trò chuyện rôbô của cô.

Phe máy hoàn toàn: Kẻ Hủy Diệt mô hình Rev-9 (Gabriel Luna)

So với các phim Terminator trước đây, phần mới do Tim Miller đạo diễn tạo ra một phổ hoàn chỉnh từ người-đến-máy. Về phía con người hoàn toàn là Sarah Connor và Dani Ramos (Natalia Reyes), và về phía máy hoàn toàn là Kẻ Hủy Diệt mô hình Rev-9 (Gabriel Luna), bắt chước loài người đến mức giúp anh ta đạt được mục đích là giết mục tiêu của mình. Và rồi, ở giữa, có siêu chiến binh được nâng cấp Grace (Mackenzie Davis), một con người được tăng cường các bộ phận máy móc, và Carl (Arnold Schwarzenegger), Kẻ Hủy Diệt T-800 già đã dành vài thập kỷ qua tìm hiểu và sao chép loài người. Mặc dù thể hiện thành một phổ, tột cùng bộ phim vạch rõ lằn ranh trên cát ở điểm giữa — nếu bạn ở phía bên này, bạn là một con người thực sự; ngược lại, bạn chỉ là máy.

Carl đã dành đủ thời gian với con người để kết hôn và nuôi dạy con trai riêng của vợ như con trai mình, nhưng khi Sarah Connor hỏi ông có yêu gia đình không, ông nói không có khả năng cảm nhận sâu sắc như vậy, “không như con người.” Ông đánh giá cao loài người và nỗ lực để làm con người, nhưng không thể đạt được hoàn toàn.

Và rồi, ở giữa, có siêu chiến binh được nâng cấp Grace (Mackenzie Davis)

Ngược lại, sau khi giới thiệu mơ hồ về Grace, Dark Fate liên tục đặt cô vào vế con người trong phương trình. Cô sinh ra là con người. Chúng ta thấy cô là một đứa trẻ trong những cảnh hồi tưởng, mà trong chuỗi phim này là con người lớn lên, vì Kẻ Hủy Diệt là những người “sinh ra” đã có hình dạng trưởng thành. Grace có thể có sức mạnh siêu nhân, nhưng cô cũng có điểm yếu. Chỉ đến khi người ta nhìn thấy điểm yếu của cô — cách cô bị sẹo và chảy máu và cần được hỗ trợ y tế do vấn đề trao đổi chất phát sinh từ việc nâng cấp máy móc — thì Sarah và Dani dường như mới chấp nhận hoàn toàn việc Grace khăng khăng nhấn mạnh rằng cô là người chứ không phải máy. Trong thế giới này, bạn có thể là một con người được tăng cường máy móc hoặc một cỗ máy cố gắng mô phỏng tương tự con người, nhưng đến cuối cùng, hoặc bạn là người hoặc bạn là máy thế thôi.

Dark Fate không phải là câu chuyện đầu tiên đưa ra lập luận này về sự đặc biệt của loài người, và chắc chắn sẽ không phải là câu chuyện cuối cùng. Nhưng việc lập luận này vẫn còn tương đối phổ biến không có nghĩa là bạn phải bị nó thuyết phục — và, thực sự, niềm tin vào sự vượt trội của con người đối với máy móc là một điều, đặc biệt trong vài năm qua, không còn lan tỏa trong văn hóa của chúng ta như đã từng. Nhìn vào thành tích phòng vé không ấn tượng của Dark Fate, thật hợp lý để tự hỏi liệu có phải một trong những lý do khiến bộ phim không thể kết nối tốt với khán giả đó là sự khăng khăng duy trì tư duy lưỡng phân nghiêm ngặt con người-máy móc vốn dành đặc quyền làm người cho loài người.

và Carl (Arnold Schwarzenegger), Kẻ Hủy Diệt T-800 già

Mặc dù các bản tin đầy những câu chuyện chất vấn về sự an toàn của AI, nhưng các phương tiện truyền thông hư cấu nói chung không còn bị hội chứng sợ công nghệ hiện đại như trước đây. Với những bộ phim như Ex Machina duy trì lập trường mơ hồ về tư cách làm người của người máy, và những phim khác như Blade Runner 2049Alita: Battle Angel đi theo nhân vật chính là người máy, có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi thế hệ lớn lên với Wall-E đang bước vào tuổi trưởng thành xem rôbô như con người trở thành chuẩn mực trên màn ảnh.

Dark Fate có thể là nỗ lực khởi động lại Kẻ hủy diệt hay nhất trong vài năm qua, nhưng có lẽ khuôn mẫu con người đấu với rôbô của chuỗi phim này đã quá đát hết thuốc chữa.

STT Tựa phim Doanh thu
1 Terminator: Dark Fate 29,0
2 Joker 14,0
3 Maleficent: Mistress of Evil 12,2
4 Harriet 12,0
5 The Addams Family 8,5
6 Zombieland 2: Double Tap 7,4
7 Countdown 5,9
8 Black and Blue 4,1
9 Motherless Brooklyn 3,7
10 Arctic Dogs 3,1

Bảng xếp hạng phòng vé Bắc Mỹ cuối tuần kết thúc ngày 3/11/2019
Đơn vị tính doanh thu: triệu USD


Dịch: © Hải Đăng @Quaivatdienanh.com
Nguồn: The Hollywood Reporter