Tổng cục báo chí, xuất bản, truyền thanh, điện ảnh và truyền hình Trung
Quốc đã công bố số liệu phòng vé năm 2014 vào ngày 1/1/2015.
Những thay đổi và xu hướng của phòng vé Đại lụcBất chấp
những dấu hiệu cho thấy phòng vé phát triển nhanh chóng của Trung Quốc
có thể chững lại, tổng doanh thu phòng vé năm vừa qua là 29,6 tỉ nhân
dân tệ (4,76 tỉ đôla Mỹ), tăng 36,2% so với 21,8 tỉ nhân dân tệ (3,5 tỉ
đôla Mỹ) doanh thu của năm 2013. Tổng số khán giả vào phòng chiếu là 830
triệu người, tăng 34,5% so với năm trước. Trung Quốc là thị trường điện
ảnh lớn thứ hai thế giới.
Với thị phần 54,5% (giảm nhẹ so với
58,7% vào năm 2013), phim nội địa năm thứ hai liên tiếp đứng đầu thị
trường. Các phim Trung Quốc đa dạng về thể loại chiếm năm trong số 10
phim đạt doanh thu cao nhất năm.
Phim nước ngoài tăng nhẹ so với năm 2013 với thị phần 45,5%, phần lớn nhờ thành công của
Transformers: Age of Extinction.
Tổng cộng 67 phim nước ngoài được phát hành tại Trung Quốc trong năm
2014 – 34 phim trên cơ sở phân chia doanh thu và 33 phim trên cơ sở tỷ
lệ cố định.
Áp phích phim Bố ơi, mình đi đâu thế?
Phá kỷ lục phòng vé nội địa chỉ trong vài ngày,
Transformers 3D
là phim đạt doanh thu cao nhất năm với 1,98 tỉ nhân dân tệ (318 triệu
đôla Mỹ) trong thời gian trình chiếu. Phim hài du ngoạn của Ninh Hạo
Breakup Buddies / Tâm hoa lộ phóng là phim nội địa đạt doanh thu cao nhất với 1,17 tỉ nhân dân tệ (187 triệu đôla Mỹ).
Tổng
cộng 66 phim đạt trên 100 triệu tệ (16,1 triệu đôla Mỹ), con số này
từng là mốc đánh giá một phim bom tấn; trong số đó có 36 phim nội địa.
Trong khi các phim nội địa đạt doanh thu cao nhất bao gồm những phim bom tấn kinh phí lớn như
The Monkey King / Đại náo thiên cung, sự góp mặt của những đại diện như
Breakup Buddies,
Bố ơi, mình đi đâu thế?,
The Breakup Guru / Cao thủ chia tay và
The Continent / Sau này không gặp lại tiếp tục xu thế thay đổi thị hiếu về phía phim kinh phí trung bình và thấp đã được dự đoán trước bởi thành công của
So Young (2013) và
Tiểu thời đại 1 năm 2013.
Tổng
cộng 618 phim với lối kể chuyện xúc động được sản xuất trong năm vừa
qua, giảm so với 638 phim năm 2013. Tuy nhiên, không rõ bao nhiêu phim
trong số đó được ra rạp. Doanh thu nước ngoài của phim Trung Quốc đạt
1,87 tỉ nhân dân tệ (300 triệu đôla Mỹ), tăng 32,2% so với 1,41 tỉ nhân
dân tệ (226 triệu đôla Mỹ) năm 2013.
Áp phích phim Bậc thầy chia tay
5.937 phòng chiếu gia tăng trong năm 2014 với tốc độ trung bình 15 phòng
chiếu mới mỗi ngày. Hiện tại Trung Quốc có tổng cộng 23.600 phòng chiếu
trên toàn quốc.
Trong khi 2014 là năm đỉnh cao mới về mọi mặt
đối với thị trường điện ảnh Trung Quốc, những phim thành công ở phòng vé
nội địa năm nay phản ánh một số thay đổi trong ngành điện ảnh nước này,
bao gồm sở thích của khán giả, những xu hướng phát triển mới và vài
thách thức mới.
Những thay đổi1. Khán giả thích phim hiện thựcNgoại trừ
The Monkey King
là phim giả tưởng dựa trên câu chuyện kinh điển của Trung Quốc, tất cả
các phim còn lại trong tốp 10 phim nội địa đạt doanh thu cao nhất năm
đều là các câu chuyện diễn ra trong xã hội hiện đại. Hoài niệm tuổi xuân
đã qua là xu hướng lớn trong các phim năm vừa qua. Được cổ vũ bởi thành
công lớn của
So Young năm 2013, nhiều phim với chủ đề tương tự ra mắt năm 2014, như
Fleet of Time / Năm tháng vội vã và
My Old Classmate / Bạn cùng lớp.
Áp phích phim Năm tháng vội vã
Trong khi các phim miêu tả những hoàn cảnh thân thuộc với khán giả gặt
hái một năm tuyệt vời, các phim miêu tả những tình thế ít thực tế hơn
không được ưa chuộng bằng. Ví dụ, tác phẩm hành động cổ trang
Brotherhood of Blades / Tú Xuân đao có quãng thời gian tồi tệ ở rạp.
2. Khán giả thích cười trước khóc sauPhim hài lãng mạn là lựa chọn hàng đầu đối với các nhà làm phim năm nay.
Breakup Buddies,
Bậc thầy chia tay và
Tiểu thời đại 3 đều lọt vào tốp 10. Mặc dù những phim như
Women Who Flirt / Con gái nhõng nhẽo thường may mắn và
Meet Miss Anxiety / Bạn gái hồi xuân của tôi
không lọt vào danh sách những phim đạt doanh thu phòng vé cao nhất, đây
là hai phim duy trì sự hiện diện trong các danh sách do khán giả trên
mạng bình chọn vào cuối năm.
Tuy nhiên, cả
The Crossing / Thái Bình luân của Ngô Vũ Sâm, bộ phim miêu tả giai đoạn đau thương trong lịch sử Trung Quốc, lẫn
The Golden Era / Thời đại hoàng kim, tác phẩm khắc họa câu chuyện cuộc đời của nhà văn nổi tiếng Tiêu Hồng, đều đuối sức ở phòng vé.
3. Các đạo diễn mới thắng thế
Hàn Hàn tại buổi khởi chiếu phim The Continent tại Bắc Kinh ngày 21/7/2014
Trong tốp 10 phim, một nửa là của các đạo diễn trẻ. Với Du Bạch Mi và Đặng Siêu (
Bậc thầy chia tay), Hàn Hàn (
The Continent) và Tạ Địch Quỳ (
Bố ơi, mình đi đâu thế?), đây là lần đầu tiên họ đạo diễn một tác phẩm màn ảnh rộng.
4. Kém chất lượngMặc
dù số liệu phòng vé có vẻ khả quan, khó nói ngành điện ảnh Trung Quốc
đang tiến bộ hơn. Không phim nào trong tốp 10 phim thành công về mặt
thương mại được các nhà phê bình khen ngợi. Bảy trong 10 phim bị chấm
điểm dưới 6 trên thang điểm 10 trên trang bình luận truyền thông
douban.com. Ví dụ,
The Monkey King, xếp thứ hai tại phòng vé, chỉ được 4,2 điểm ở Douban, còn siêu bom tấn
Tiểu thời đại 3 chỉ được 4,3 điểm. Làm sao để tạo ra những bộ phim vừa chất lượng, vừa hái ra tiền vẫn là vấn đề lớn.
Các xu hướng trong tương laiNăm
vừa qua, số lượng rạp chiếu và phòng chiếu ở Trung Quốc tăng chóng mặt.
Nhằm thỏa mãn nhu cầu khổng lồ của thị trường điện ảnh Trung Quốc,
không chỉ các công ty nước ngoài tìm cách đưa phim của họ tới đây, các
công ty nội địa cũng cố gắng đem về nhiều phim nước ngoài. Điều này dẫn
tới sự tăng đồng sản xuất với các nước khác, xu hướng này chắc chắn sẽ
tiếp tục trong năm 2015.
Áp phích phim Tôtem sói
Với Brad Pitt đóng chính,
Fury đánh dấu nỗ lực của một công ty
Trung Quốc là Hoa Nghị Huynh Đệ trong việc đầu tư vào phim Hollywood.
Không như các phim khác do Trung Quốc tài trợ, thêm vào phim các yếu tố
Trung Quốc để khiến tác phẩm của họ dễ dàng được khán giả nội địa đón
nhận hơn,
Fury không chứa các yếu tố đó. Thay vì cố can dự ở
mức độ nào đó vào sản phẩm thực tế, kịch bản hay lựa chọn diễn viên, vai
trò duy nhất của Hoa Nghị Huynh Đệ là nhà đầu tư tài chính.
Theo
21st Century Business Herald, chủ tịch Hoa Nghị Huynh Đệ, Vương Trung Lỗi, nói rằng
Fury
là bộ phim đầu tiên được thực hiện trong khuôn khổ hợp tác chiến lược
giữa Hoa Nghị Huynh Đệ và QED International, và Hoa Nghị Huynh Đệ dự
định tiếp tục đầu tư vào nhiều xuất phẩm Hollywood hơn nữa, những tác
phẩm hấp dẫn cả thế giới.
Một đảm bảo khác về việc phim đồng sản
xuất sẽ tiếp tục là xu thế là thỏa thuận chung được ký kết giữa Trung
Quốc và Hàn Quốc vào tháng 7, cho phép các tác phẩm đồng sản xuất của
các hãng phim từ cả hai nước được coi là phim nội địa ở cả hai thị
trường.
Trong khi đó,
The Nightingale do Philippe Muyl đạo diễn và
Tôtem sói do Jean Jacques Annaud đạo diễn, cho thấy đồng sản xuất giữa Trung Quốc và Pháp cũng đang tăng.
10 phim Trung Quốc đạt doanh thu cao nhất năm 2014
Áp phích phim Breakup Buddies
1. Breakup Buddies (1,17 tỉ nhân dân tệ, tương đương 187 triệu đôla Mỹ) 2. The Monkey King (1,05 tỉ nhân dân tệ, tương đương 169 triệu đôla Mỹ) 3. Bố ơi, mình đi đâu thế? (699 triệu tệ, tương đương 112 triệu đôla Mỹ) 4. Bậc thầy chia tay (667 triệu tệ, tương đương 107 triệu đôla Mỹ) 5. The Continent (632 triệu tệ, tương đương 101 triệu đôla Mỹ) 6. From Vegas to Macau (525 triệu tệ, tương đương 84 triệu đôla Mỹ) 7. Tiểu thời đại 3 (522 triệu tệ, tương đương 84 triệu đôla Mỹ) 8. Năm tháng vội vã (510 triệu tệ, tương đương 82 triệu đôla Mỹ) 9. Bạn cùng lớp (456 triệu tệ, 73 tương đương triệu đôla Mỹ) 10. The House that Never Dies/ Nhà số 81 kinh thành (411 triệu tệ, tương đương 66 triệu đôla Mỹ)
10 phim đạt doanh thu cao nhất tại Trung Quốc năm 2014
1. Transformers: Age of Extinction (1,98 tỉ nhân dân tệ, tương đương 318 triệu đôla Mỹ) 2. Breakup Buddies (1,17 tỉ nhân dân tệ, tương đương 187 triệu đôla Mỹ) 3. The Monkey King (1,05 tỉ nhân dân tệ, tương đương 169 triệu đôla Mỹ) 4. Interstellar (752 triệu tệ, tương đương 121 triệu đôla Mỹ) 5. X-Men: Days of Future Past (724 triệu tệ, tương đương 116 triệu đôla Mỹ) 6. Captain America: The Winter Soldier (721 triệu tệ, tương đương 116 triệu đôla Mỹ) 7. Dawn of the Planet of the Apes (711 triệu tệ, tương đương 114 triệu đôla Mỹ) 8. Bố ơi, mình đi đâu thế? (699 triệu tệ, tương đương 112 triệu đôla Mỹ) 9. Bậc thầy chia tay (667 triệu tệ, 107 tương đương triệu đôla Mỹ) 10. The Continent (632 triệu tệ, 101 tương đương triệu đôla Mỹ) |
Transformers, Kim kê thống trị phòng vé Hồng Kông 2014Phòng vé Hồng Kông vẫn đình trệ trong năm 2014, theo số liệu từ Hiệp hội Điện ảnh Hồng Kông.
Doanh
thu phòng vé cả năm là 1,65 tỉ đôla Hồng Kông (212 triệu đôla Mỹ), chỉ
tăng 1,32% so với 1,62 tỉ đôla Hồng Kông (210 triệu đôla Mỹ) của năm
2013. Số lượng phim phát hành vẫn giữ nguyên là 310 phim, nhưng số lượng
phim nội địa tăng từ 43 phim năm 2013 lên 51 phim năm 2014. Số lượng
phim nước ngoài được phát hành giảm từ 267 phim năm 2013 xuống 258 phim
năm 2014.
Tương tự năm 2013, chỉ có hai phim nội địa lọt vào danh sách 10 phim đạt doanh thu cao nhất năm 2014, đó là:
Golden Chickensss / Kim kê với 41,3 triệu đôla Hồng Kông (5,32 triệu đôla Mỹ) ở vị trí thứ sáu và
From Vegas to Macau với 33,6 triệu đôla Hồng Kông (4,33 triệu đôla Mỹ) ở vị trí thứ 10.
Với tổng cộng 98,2 triệu đôla Hồng Kông (12,7 triệu đôla Mỹ),
Transformers: Age of Exctinction
là phim đạt doanh thu cao nhất năm và đạt doanh thu cao thứ tư trong
lịch sử Hồng Kông. Sáu tác phẩm trong tốp 10 phim của năm – bao gồm
Transformers – được phát hành ở dạng 3D.
Tương
đồng với những xu hướng toàn cầu, các phần tiếp theo và phim dựa trên
tư liệu có sẵn tiếp tục ăn khách. Trong tốp 10 phim, chỉ có
Interstellar và
From Vegas to Macau không dựa trên tư liệu có sẵn (
Maleficent là phóng tác của
Người đẹp ngủ trong rừng).
Vào năm 2013,
Iron Man 3,
Monsters University là
Unbeatable / Kịch chiến của Lâm Siêu Hiền là ba phim đạt doanh thu cao nhất năm.
10 phim Hồng Kông đạt doanh thu cao nhất năm 2014
Cảnh trong phim Kim kê
1. Kim kê (41,3 triệu đôla Hồng Kông, tương đương 5,32 triệu đôla Mỹ) 2. From Vegas to Macau (33,6 triệu đôla Hồng Kông, tương đương 4,33 triệu đôla Mỹ) 3. The Monkey King (25,6 triệu đôla Hồng Kông, tương đương 3,31 triệu đôla Mỹ) 4. Thiết thính phong vân 3 (23,9 triệu đôla Hồng Kông, tương đương 3,08 triệu đôla Mỹ) 5. The Midnight After / Chuyến xe nửa đêm (21,3 triệu đôla Hồng Kông, tương đương 2,75 triệu đôla Mỹ) 6. As the Light Goes Out / Biệt đội cứu hỏa (20,4 triệu đôla Hồng Kông, tương đương 2,63 triệu đôla Mỹ) 7. Hello Babies (18,2 triệu đôla Hồng Kông, tương đương 2,34 triệu đôla Mỹ) 8. That Demon Within / Ma cảnh (17,4 triệu đôla Hồng Kông, tương đương 2,24 triệu đôla Mỹ) 9. Temporary Family (16,5 triệu đôla Hồng Kông, tương đương 2,13 triệu đôla Mỹ) 10. 3D Naked Ambition (16,1 triệu đôla Hồng Kông, tương đương 2,07 triệu đôla Mỹ)
10 phim nước ngoài đạt doanh thu cao nhất tại Hồng Kông năm 2014
Sự kiện cho buổi công chiếu Transformers: Age of Extinction ỏ Hồng Kông
1. Transformers: Age of Extinction (98,2 triệu đôla Hồng Kông, tương đương 12,7 triệu đôla Mỹ) 2. Captain America: The Winter Soldier (56,5 triệu đôla Hồng Kông, tương đương 7,29 triệu đôla Mỹ) 3. The Amazing Spider-Man 2 (54,7 triệu đôla Hồng Kông, tương đương 7,05 triệu đôla Mỹ) 4. Interstellar* (51,1 triệu đôla Hồng Kông, tương đương 6,58 triệu đôla Mỹ) 5. X-Men: Days of Future Past (50,8 triệu đôla Hồng Kông, tương đương 6,55 triệu đôla Mỹ) 6. Maleficent (40,8 triệu đôla Hồng Kông, tương đương 5,27 triệu đôla Mỹ) 7. Dawn of the Planet of the Apes (37,0 triệu đôla Hồng Kông, tương đương 4,77 triệu đôla Mỹ) 8. Night at the Museum 3 * (36,5 triệu đôla Hồng Kông, tương đương 4,7 triệu đôla Mỹ) 9. The Maze Runner (32,4 triệu đôla Hồng Kông, tương đương 4,17 triệu đôla Mỹ) 10. The Wolf of Wall Street (2013) (31,1 triệu đôla Hồng Kông, tương đương 4,01 triệu đôla Mỹ)
(Chú thích: * nghĩa là vẫn đang trình chiếu tại Hồng Kông) |
Dịch: © Xuân Hoa @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Global Times, Film Business Asia