Tin tức

A Barefoot Dream – Giấc mộng Oscar của Hàn Quốc

19/02/2011

Hội đồng phim Hàn Quốc (KOFIC) đã thông báo rằng tác phẩm A Barefoot Dream của Kim Tae Kyun sẽ được đệ trình là ứng viên từ Hàn Quốc cho đề cử hạng mục Phim nước ngoài xuất sắc ở Oscar 2011, dự định diễn ra vào ngày 27/2/2011 tại nhà hát Kodak.

Kim Tae Kuyn cũng đã đạo diễn phim về người tị nạn Bắc Triều tiên năm 2008 Crossing, cũng từng được chọn để tranh giải Oscar.

A Barefoot Dream được chọn từ nhóm sáu phim. Các tác phẩm khác gồm The Housemaid của Im Sang Soo, Poetry của Lee Chang Dong, 71 - Into the Fire của Lee Jae Han, Blades Of Blood của Lee Joon Ik, và Potato Symphony của Jeon Yong Taek.

Hội đồng gồm năm chuyên gia của ngành công nghiệp điện ảnh đã bàn thảo về các phim trên cơ sở mức độ hoàn chỉnh và tiềm năng của các phim được Viện hàn lâm Khoa học và Điện ảnh Mỹ chọn, Blades of BloodPotato Symphony bị loại dựa trên những nền tảng này. Họ đã nghĩ rằng The Housemaid có thể quá sỗ sàng với các thành viên bảo thủ của Viện hàn lâm và 71 – Into The Fire, dù kịch bản Hàn Quốc, có thể quá giống với phong cách các phim của Hollywood.

Poster phim A Barefoot Dream

Hội đồng tranh luận đến phút cuối giữa PoetryA Barefoot Dream. Poetry được cao điểm ở tính xuất sắc, nhưng bị đánh giá là quá tầm thường về mặt quay phim và có thể quá dài không giữ được sự chú ý của khán giả. A Barefoot Dream được xem có tính toàn cầu hơn.

“Khi cân nhắc đến việc phim này sẽ cạnh tranh với 60 phim khác trên toàn cầu, các thành viên hội đồng quyết định rằng tác phẩm của Hàn Quốc phải là phim các thành viên Oscar có thể đề cao mà không cần biết tình hình ở Hàn,” theo thông báo của hội đồng giám khảo. “Các giám khảo đã cẩn thận cân đo giữa BarefootPoetry đến phút cuối, và trong lúc họ đồng ý rằng Poetry là một tác phẩm vượt trội, họ vẫn đi đến kết luận rằng phim này quá dài và có khả năng dễ dàng đánh mất sự tập trung của khán giả.” A Barefoot Dream kể lại câu chuyện có thật về một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp Hàn Quốc mang một đội bóng vô danh ở Đông Timor đến vũ đài thế giới

Trước giờ chưa có phim Hàn Quốc nào được vào vòng cuối ở hạng mục Phim nước ngoài xuất sắc.

Tuy nhiên, bộ phim lại có vẻ không được khán giả quốc tế đón nhận nồng nhiệt.

Theo Variety, đây là một tác phẩm siêu thương mại. Công thức tươi sáng được khuấy lên khó chịu chóng mặt đến mức hầu như chẳng còn gì để thưởng thức trừ diễn xuất ổn định ưa thích đáng tin của ngôi sao Park Hee Soon. Dù được đánh giá tốt trong đợt ra mắt nội địa vào tháng 6/2010, tác phẩm này không thu hút người hâm mộ ngoại quốc dù được danh hiệu ứng viên Oscar của Hàn Quốc cho hạng mục phim nói tiếng nước ngoài.

Thật ra, khá kỳ quặc khi Hàn Quốc lại chọn tác phẩm khiêm tốn này trong một năm đáng chú ý với những thành tựu đáng kể hơn; “Khía cạnh độc đáo duy nhất của Dream là bối cảnh ở Đông Timor, mang đến sự đối chọi nội tại giữa thế giới túc cầu hồn nhiên trẻ trung và tình hình chính trị rối ren hiện nay ở hòn đảo có chuyện này – chủ đề này Kim Tae Kyun có thể miêu tả nhẹ nhàng hết mức có thể trong tác phẩm chính kịch về biên giới Nam-Bắc Triều Crossing.

Sau công việc cầu thủ nhà nghề hứa hẹn nhưng không thành, Kim Won Kwang (Park Hee Soon thủ vai) hướng sang một chuỗi kinh doanh không thành công ở Indonesia và trở thành tay bịp bợm có tiếng. Danh tiếng này rốt cục chẳng vẻ vang gì, nhưng sau một tai nạn trong rừng làm anh không biết đi đâu, anh chọn đến vùng biên giới hoang dã ở Đông Timor.

Cảnh trong A Barefoot Dream

Làm bạn với ông Park phốp pháp (Go Chang Seok, cùng thể loại hài hước đặc trưng của ông), thành viên của đại sứ quán Hàn Quốc, Won Kwang đã nhanh chóng sẵn sàng rời đất nước ẩm thấp mới này đến khi anh để mắt đến một trận cầu nơi các cầu thủ chơi trên chân trần. Mở cửa hàng bóng đá có vẻ là một cơ hội thông minh, nhưng khi việc kinh doanh trở nên ế ẩm, anh đề nghị được trở thành huấn luyện viên cho những đứa trẻ tài năng nhất; đổi lại, chúng trả anh một USD/ngày để dùng giày.

Kịch bản của Kim Gwang Hoon cấu trúc dựa trên nguyên tắc chán ngắt rằng một thử thách hoặc vấn đề mới phải phát triển mỗi 15 phút đồng hồ hay cỡ đó, hệ quả là phim chính kịch hài dài hai tiếng đồng hồ này đi tròng trành không nao núng từ khủng hoảng này đến khủng hoảng khác. Những vấn đề này thường dựa trên những mâu thuẫn giữa người với người khởi nguồn từ ba đứa trẻ đóng vai trò trung tâm: Ramos hay phá nhưng tài năng (Francisco Varela thủ vai) có anh là cái gai bên cạnh Won Kwwang; Motavio (Fernando Pinto) có cơ thể đẫy đà trời ban nhưng có nguy cơ bị mù do thiếu dinh dưỡng; và Tua (Junior Da Costa), chiều cao khiêm tốn khiến em không được vào đội đến khi Won Kwang không thể cưỡng lại nét dễ thương thuần khiết và những tràng nước mắt của cậu bé.

Trận đấu cuối ở Hiroshima với một đội các cầu thủ Nhật Bản được kéo dài như một chuỗi cảnh quay chậm. Âm hưởng ủy mị trên sân và cảm xúc ngoài sân làm tăng thêm bất lợi của phim, vì từng mảnh của câu chuyện đã tự gợi lên dư thừa cảm xúc.

Sự hỗ trợ sản xuất vững vàng mang đến một phim hợp với gia đình có nét nhưng vẫn là một thế giới thực tế của sự nghèo đói cùng cực và những con đường nguy hiểm, dù nhà soạn nhạc Kim Jun Seok đã làm dịu lại tất cả với nhạc nền không mấy phức tạp.

Quay phim (màu): Jung Han Chul
Biên tập: Shin Min Kyung
Âm nhạc: Kim Jun Seok
Thiết kế sản xuất: Kim Hyun Ok
Thiết kế trang phục: Kim Kyung Mi
Âm thanh (nổi): Jeon Sang Joon
Độ dài: 120 phút


Dịch: © Mai Khanh @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Screen Daily, The Hollywood Reporter, Variety