Sở hữu nhà là giấc mơ đậm bản sắc Trung Quốc.
Theo báo cáo nghiên cứu nguồn cung nhà ở năm 2018 do Công ty Bất động sản Evergrande công bố, hơn 60% người dân thành phố ở Trung Quốc sở hữu một ngôi nhà. Chi khoản tiết kiệm cả đời để mua nhà là bước tất yếu đi vào cuộc sống hôn nhân và bắt đầu một gia đình.
Bộ phim truyền hình 53 tập An gia thiên hạ thu hút hàng tỉ lượt xem
|
Khủng hoảng thị trường nhà đất và hành trình đầy đau khổ để sở hữu một
căn nhà cung cấp chất liệu sáng tạo cho các bộ phim điện ảnh và phim
truyền hình gai góc của Trung Quốc.
Bộ phim truyền hình
Dwelling Narrowness / Oa cư (
Căn hộ nhỏ)
năm 2009 cực kỳ nổi tiếng và được giới phê bình đánh giá cao khi khắc
họa trực quan những khó khăn trong việc mua một ngôi nhà giá cả phải
chăng ở Trung Quốc. Dựa trên cuốn tiểu thuyết cùng tên của Liu Liu, bộ
phim 35 tập không ngần ngại phản ánh bong bóng bất động sản nóng hừng
hực, tham nhũng chính trị và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn ở
Trung Quốc.
Một bộ phim truyền hình khác,
An gia thiên hạ / I Will Find You a Better Home 53 tập, kết thúc phát sóng ở Trung Quốc hồi giữa tháng 3 năm nay, đã ghi kỷ lục người xem tương tự như
Dwelling Narrowness. Bộ phim do Liu Liu chuyển thể sau khi một nhà sản xuất Trung Quốc mua quyền bộ phim truyền hình Nhật Bản
Your Home is My Business! năm 2016.
Tôn Lệ trong một cảnh phim An gia thiên hạ / I Will Find You a Better Home, câu chuyện gai góc về thị trường bất động sản và sở hữu nhà ở Trung Quốc
|
Bộ phim đứng đầu các bảng xếp hạng tỷ suất người xem của Dragon
Television có trụ sở ở Thượng Hải, BTV Bắc Kinh và Tencent Video, chuyên
phát sóng các bộ phim truyền hình. Truyền thông Trung Quốc cho biết bộ
phim đã ghi kỷ lục hơn bốn tỉ lượt xem trực tuyến, với mức cao nhất hàng
ngày trên 300 triệu, trở thành chương trình truyền hình nổi tiếng nhất ở
Trung Quốc trong ba năm qua.
Lấy bối cảnh ở Thượng Hải, phim
miêu tả cuộc sống đô thị đối với các gia đình có giao dịch gắn với một
đại lý bất động sản. Phim mạnh dạn phơi bày nỗi khổ khi mua nhà, và đánh
trúng tâm trạng của những người xem vất vả cả đời để có một mái che
đầu.
Trong phim, sau khi sống khắc khổ và đạm bạc trong nhiều
thập kỷ, một cặp vợ chồng già chăm chỉ bán bánh đã mua nhà cho con trai
cưới vợ, hy vọng được sống trong ngôi nhà mới cùng với cặp vợ chồng trẻ.
Khi ký hợp đồng mua nhà, cặp vợ chồng già đồng ý để tên cô con dâu đang
mang thai làm đồng sở hữu, với hy vọng mang lại triển vọng tốt hơn cho
đứa cháu tương lai của họ.
Cặp vợ chồng già chăm chỉ bán bánh đã mua nhà cho con trai cưới vợ,
hy vọng được sống trong ngôi nhà mới cùng với cặp vợ chồng trẻ
|
Cốt truyện kiểu trao đổi như vậy, trong đó phụ nữ Trung Quốc coi hôn
nhân và mang thai là có quyền sở hữu nhà dễ dàng, đương nhiên. Cặp vợ
chồng già sau đó bị bên thông gia đuổi ra khỏi nhà và trở thành vô gia
cư.
Một bi kịch khác được miêu tả trong phim đã chạm đến thực
tiễn phổ biến của các cặp vợ chồng Trung Quốc khi bước vào hôn nhân giả
để tránh thuế cao khi mua căn nhà thứ hai. Để vợ an tâm về vụ “ly hôn”,
một người đàn ông đồng ý để lại tất cả tài sản của anh ta cho người vợ
“đã ly hôn” trong thỏa thuận ly hôn. Nhưng cuộc ly hôn giả sau đó biến
thành thật khi vợ anh ta ngoại tình với người đàn ông khác.
Bên
cạnh miêu tả hôn nhân và gia đình qua lăng kính mua nhà, bộ phim còn
được các đại lý bất động sản khen ngợi vì đã khám phá ra hoạt động bên
trong của ngành bất động sản. Các đại lý moi-tiền được miêu tả trong
phim là đánh cắp khách hàng từ các đồng nghiệp của họ thông qua các biện
pháp vô đạo đức.
Một sinh viên tốt nghiệp một trường đại học ưu tú, đã bị cuốn hút
vào ngành công nghiệp ngày càng hào nhoáng và được trả lương cao này
|
Trong số những đại lý trong phim có một sinh viên tốt nghiệp một trường
đại học ưu tú, đã bị cuốn hút vào ngành công nghiệp ngày càng hào nhoáng
và được trả lương cao này, một hiện tượng được quan sát thấy trong cuộc
sống thực.
Trong một phỏng vấn với
Jiefang Daily, Liu
Liu cho biết ban đầu cô không muốn viết kịch bản cho bộ phim. “Tôi luôn
không thích làm kịch bản chuyển thể. Nhưng [các nhà sản xuất] nói đã một
thập kỷ kể từ khi [phát hành]
Dwelling Narrowness và đã đến
lúc tôi nên khám phá những thay đổi trong xã hội Trung Quốc 10 năm qua.
Nên tôi đồng ý viết một câu chuyện khác về cách người Trung Quốc mua
nhà.”
Cô đã dành 10 tháng phỏng vấn những người mua nhà. “Trong
vài ngày đầu tiên sau khi bộ phim bắt đầu chiếu, mọi người nói với tôi
rằng ngành đại lý bất động sản coi bộ phim này như một cuốn sách giáo
khoa, học hỏi từ cách làm tiếp thị, bán hàng và cách nắm bắt tâm lý
khách hàng.
Phụ nữ Trung Quốc coi hôn nhân và mang thai là có quyền sở hữu nhà dễ dàng, đương nhiên
|
“Người Trung Quốc đặc biệt cố chấp về việc mua nhà. Họ nghĩ rằng có một
ngôi nhà có nghĩa là có một gia đình. Có rất nhiều câu chuyện trong
[ngành] bất động sản Trung Quốc... Cách hay nhất để [viết kịch bản phim]
là thể hiện thực tế.”
Dịch: © Ngân Mai @Quaivatdienanh.com
Nguồn: South China Morning Post