Và điều này không chỉ gây bão trên màn ảnh.
Thuật ngữ #StayWoke đã tồn tại bấy lâu nay — từ bài hát
Master Teacher
của Erykah Badu năm 2008, đến sự tàn bạo của cảnh sát đã khiến Trayvon
Martin năm 2012, và Michael Brown năm 2014, mất mạng. Thuật ngữ này, khi
được sử dụng một cách thích hợp và không mang tính đùa cợt, biểu tượng
cho sự ám ảnh có ích, đặc biệt là đối với các vấn đề liên quan đến sắc
tộc, xã hội và công lý chính trị.
Đề cập đến nhiều bất công xã hội, anime đã trở thành một trong những
hạ tầng truyền thông lớn nhất để nâng cao nhận thức đối với các vấn đề
xã hội
|
Từ đó ý tưởng lưu hành thuật ngữ “thức tỉnh” này đã phát triển để soi
rõ nạn phân biệt chủng tộc và phát triển mạnh mẽ thành tiếng nói cho một
phong trào Dân quyền hiện đại. Theo Urban Dictionary, “being woke” (:
thức tỉnh) có nghĩa là xã hội cần phải “nhận thức rõ hơn về các vấn đề
hiện tại” và trong “môi trường chính trị liên quan đến toàn bộ cơ cấu
dân số và lập trường kinh tế-xã hội”.
Việc thức tỉnh đã thay đổi
quan điểm của thế hệ này về các vấn đề xã hội và đã chạm đến rất nhiều
góc cạnh của xã hội hiện đại. Các chương trình chính thống trên các kênh
lớn, như ABC, CBS hoặc NBC, không phải là chương trình truyền hình duy
nhất để giới thiệu khái niệm “thức tỉnh”. Hoạt hình Nhật Bản cũng đang
bắt đầu phong trào xã hội này và tạo ra các phim xoay quanh những chủ đề
gây tranh cãi đó.
Những người yêu thích hoạt hình Nhật Bản
(anime), trong vài năm qua, đã cùng nhau tham gia các cộng đồng yêu
thích phim hoạt hình và hoạt động vì công bằng xã hội. Các tổ chức phi
lợi nhuận, như Anime For Humanity và Woke Weebs, tổ chức các sự kiện và
thảo luận về các vấn đề khác nhau liên quan đến phân biệt giới tính,
phân biệt chủng tộc, phân biệt người khuyết tật thể chất và tinh thần
thông qua phim hoạt hình.
Lil Slugger, kẻ giết người hàng loạt tính tình trẻ con dùng gậy bóng chày ám ảnh cư dân Tokyo trong Paranoia Agent, là lời nhắc nhở về tội phạm bạo lực vị thành niên ngày càng tăng trong giai đoạn 1999-2000
|
Các nhóm người hâm mộ anime đã “thức tỉnh” này phát triển thành các tổ
chức cộng đồng để giúp người hâm mộ, các nhà lãnh đạo cộng đồng và các
chuyên gia trong ngành gặp gỡ, kết nối và hợp tác.
Được tạo ra
để khiến weebs — viết tắt của từ tiếng lóng “weeaboo” chỉ người không
phải là người Nhật thích văn hóa Nhật Bản — cùng nhau thảo luận về văn
hóa đại chúng và cộng đồng người hâm mộ thông qua một lăng kính giao
thoa và dung hợp làm nổi bật những sáng kiến “thức tỉnh” này.
Anime
For Humanity thừa nhận rằng các nhân vật hoạt hình thường có bệnh tâm
lý, chẳng hạn như chứng ngủ rũ, tự kỷ, rối loạn hậu sang chấn tinh thần,
trầm cảm, lo âu và nhiều dạng bệnh tâm thần khác. Nhưng những nhân vật
này cũng không phải là cừu đen.
Họ thường là nhân vật chính và là
nhân vật đáng yêu nhất đối với người hâm mộ. Điều này tạo ra một môi
trường an toàn cho những ai phải đối phó với những khó khăn như vậy và
khiến họ không cảm thấy khuyết tật của mình là gánh nặng làm họ trống
rỗng, cô đơn và bị tẩy chay.
Durarara là một phim hoạt hình nổi tiếng nói về bất công xã hội và cách giải quyết
|
Anime For Humanity cũng khởi xướng những cuộc trò chuyện, mở ra các kênh
đối thoại và bình thường hóa người bệnh tâm thần trong cộng đồng. Tổ
chức này khao khát “làm được nhiều hơn là chỉ nâng cao nhận thức về sức
khỏe tâm thần.” Tổ chức này cũng cố gắng cho thấy rằng “Phim hoạt hình
cho chúng ta cơ hội để khiến mọi người đi từ im lặng đến trung thực, từ
cô lập đến cộng đồng, từ nỗi đau đến hy vọng và giúp đỡ.”
Hàng loạt phim hoạt hình, như
Death Note, Durarara, Aggretsuko, Paranoia Agent
và nhiều phim khác, có cốt truyện tập trung vào các vấn đề xã hội như
vậy để khơi gợi tranh cãi bằng cách miêu tả những chủ đề nhạy cảm như
thế. Những phim hoạt hình “thức tỉnh” này là để gợi lên những cảm xúc
mạnh mẽ trong mỗi cá nhân từ đó tạo ra quyết tâm chủ động để làm một
việc gì đó thay vì chỉ ngồi yên bên lề.
Death Note tập
trung vào công bằng xã hội thông qua việc sử dụng cuốn sổ tay thần bí.
Phim hoạt hình này xoay quanh câu chuyện về mục tiêu cải tổ thế giới của
một chàng trai trẻ thông qua danh sách nhân vật bị sát hại được viết
bên trong cuốn sổ tay của anh.
Death Note là một trong những phim hoạt hình Nhật Bản nổi tiếng nhất
tập trung vào việc sửa đổi một thế giới bất công bằng việc tạo ra một
danh sách tiêu diệt những người có tên trong cuốn sổ của Light
|
Cuốn sổ không giống như những thứ thường có trong balô đi học bởi nó cho
phép chàng trai trẻ, Light, giết bất cứ ai có tên trong đó. Vì vậy,
Light quyết định sử dụng cuốn sổ này để chống lại sự bất công và tiêu
diệt tội phạm giết người. Sức mạnh của cậu tự phát triển và Light bắt
đầu tuyên án tử hình đối với những kẻ phạm tội nhẹ hơn.
Ban đầu,
những người ủng hộ Light xem cuốn sổ tay của cậu là một hình thức công
lý báo thù, giống như câu nói “nợ máu phải trả bằng máu” . Công lý có
giới hạn của nó, giống như mọi thứ trong xã hội. Nếu mọi người nhớ đến
“nợ máu phải trả bằng máu”, thì hầu như cũng nhớ đến quan điểm Gandhi:
“Nợ mắt trả bằng mắt khiến cho cả thế giới mù lòa.”
Death Note
muốn cho chúng ta thấy rằng công lý là một công cụ chỉ được sử dụng bởi
chính quyền để giữ trật tự trị an. Điều này chứng tỏ rằng công bằng xã
hội không phải là xóa bỏ hoàn toàn vấn đề mà là thay đổi suy nghĩ của
con người để thay đổi văn hóa của xã hội đó.
Các chủng tộc khác
nhau không xuất hiện nhiều trong anime Nhật Bản này bởi vì Nhật Bản là
một quốc gia thuần chủng quá mức, nhưng một số phim, như
Durarara, rập khuôn về chủng tộc và sắc tộc khác.
Simon Brezhntaij trong phim hoạt hình Durarara
|
Một ví dụ cho việc phim làm biến dạng sắc tộc là sự ra mắt của Samia
“Simon” Brezhnev, một người Nga gốc Mỹ-Phi. Gốc rễ của anh ở Liên Xô, và
không nhiều di sản Phi được phản ánh trong tính cách của anh. Anh là
một người theo chủ nghĩa hòa bình mạnh mẽ và khỏe mạnh.
Simon
dành rất nhiều thời gian cố gắng kéo khách hàng đến nhà hàng mà anh và
đối tác kinh doanh của anh, Denis, sở hữu. Anh đứng phát tờ rơi, nhưng
hầu hết các nhân vật đều thấy đe dọa và sợ hãi vóc dáng cao lớn, lù lù
và giọng nói bùng nổ, cường điệu của anh. Khắc họa một người Mỹ-Phi như
này thể hiện sự biến dạng nặng nề so với thực tế và duy trì sự kỳ thị
đối với các nhóm thiểu số.
Phim của Netflix
Aggretsuko
gần đây tập trung vào một số vấn đề xã hội, như nạn phân biệt giới tính
tại nơi làm việc và việc tìm kiếm vị trí của mình trong xã hội. Phim kể
về cuộc đời của Retsuko, một kế toán viên sợ xã hội, giải tỏa cuộc sống
công việc bằng cách uống bia, hát karaoke những bài hát thể loại death
metal và chê bai sự ngu dốt và giả tạo của đồng nghiệp.
Aggretsuko kể về cuộc đời của Retsuko, một kế toán viên sợ xã hội
|
Retsuko là một con gấu trúc đỏ nhân hóa một con người 25 tuổi, làm việc
trong bộ phận kế toán của một công ty thương mại Nhật Bản. Cuộc sống về
đêm của cô giúp cô trút bỏ nỗi thất vọng triền miên mà cô phải đối mặt
hàng ngày từ cấp trên khó tính và đồng nghiệp khó chịu.
Mặc dù là
một trong những nhân viên siêng năng nhất văn phòng, sự nhút nhát và
khiêm tốn của cô thường khiến cô bị đồng nghiệp lợi dụng. Việc trút giận
chỉ diễn ra trong tâm trí cô, nhưng nó cho cô một lối thoát để chống
lại sự thất vọng của cô đối với một thế giới nơi thứ bậc và diện mạo ngự
trị tối cao.
Người hâm mộ anime lấy đoạn trích của các phim này
để tạo meme (ảnh chế). Những phim hoạt hình đang trở thành meme để soi
sáng khái niệm “thức tỉnh” theo cách hấp dẫn, dễ đọc và dễ tương thích.
Chúng được lưu hành trên khắp các mạng xã hội, đặc biệt là Twitter,
Reddit và Tumblr.
Một ảnh chế từ anime Death Note, đại ý: Chỉ trích anime hả? Ngươi tên gì?
|
#StayWoke là bài học giáo dục mà bạn chắc sẽ không tìm thấy trong sách
giáo khoa. Đó là một phong trào xoay quanh các vấn đề hiện tại cần được
giải quyết và khắc phục. Dành một chút thời gian và rời mắt khỏi màn
hình của bạn và xem sự bất bình đẳng đòi hỏi tiếng nói của bạn cần được
lắng nghe.
Lược dịch: © Chi Nguyễn @Quaivatdienanh.com
Nguồn: Study Breaks